02/06/2017, 13:27

Soạn bài Trả bài viết số 5

Soạn bài Trả bài viết số 5 I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức _ Giúp học sinh làm chủ kiến thức về một nhân vật văn học, mở rộng những kiến thức chuyên sâu về nhân vật văn học ấy. _ Vận dụng những kiến thức, hiểu biết vào làm bài văn thuyết minh về một nhân vật văn học. _ Làm thành thạo đối với ...

Soạn bài Trả bài viết số 5 I. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức _ Giúp học sinh làm chủ kiến thức về một nhân vật văn học, mở rộng những kiến thức chuyên sâu về nhân vật văn học ấy. _ Vận dụng những kiến thức, hiểu biết vào làm bài văn thuyết minh về một nhân vật văn học. _ Làm thành thạo đối với những bài văn thuyết minh. 2. Về kĩ năng _ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết bài văn thuyết minh, vận dụng lí thuyết vào bài tập cụ thể. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu, tổ ...

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức
_ Giúp học sinh làm chủ kiến thức về một nhân vật văn học, mở rộng những kiến thức chuyên sâu về nhân vật văn học ấy.
_ Vận dụng những kiến thức, hiểu biết vào làm bài văn thuyết minh về một nhân vật văn học.
_ Làm thành thạo đối với những bài văn thuyết minh.
2. Về kĩ năng
_ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết bài văn thuyết minh, vận dụng lí thuyết vào bài tập cụ thể. Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu, tổ chức bố cục, kết cấu cho bài viết của mình.
3. Thái độ
_ Học sinh có thái độ nghiêm túc khi làm bài.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên
_Bài văn đã được chấm
_ Nhận xét ưu nhược điểm của bài viết
_ Đưa ra những đáp án

2. Học sinh
_ Ghi chép lại những ưu, nhược điểm của mình để rút kinh nghiệm cho những bài viết sau.

III. Chữa bài tập làm văn số 5

– Đề bài: Thuyết minh về một tác gia văn học trong chương trình mà em đã được học. (Nguyễn Du)

*Xác định đề bài:

+ Đây là kiểu bài thuyết minh
+ Yêu cầu: Trình bày mạch lạc, khách quan, chính xác rõ ý về đối tượng cần thuyết minh.
+ Vận dụng những kĩ năng tổ chức bố cục, kết cấu bài văn thuyết minh vào làm bài.
+ Xác định được đối tượng cần thuyết minh, tìm hiểu bổ sung những kiến thức có liên quan đến đối tượng ấy để có thể viết bài.
+ Trong bài viết có thực hiện kết hợp giữa thuyết minh với tự sự, bình luận để bài viết thêm phong phú, hấp dẫn.

* Gợi ý chi tiết

– Phần mở bài : Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du ( Trích dẫn tiểu sử, quê quán..)

•    Nguyễn Du là một tác gia nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì trung đại
•    Tên tự là Tố Như
•    Quê ở làng Tiên Điền, Hà Tĩnh

– Phần thân bài: Giới thiệu chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của ông.

•    Có cuộc đời “mười năm gió bụi” -> Có ảnh hưởng sâu sắc đến các tác phẩm văn chương của ông.
•    Từng làm quan dưới triều Nguyễn, từng giữ nhiều chức quan quan trọng.

+ Các sáng tác chính:

Thơ chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh, văn tế thập loại chúng sinh, thác lời trai phường nón.
•    Thơ chữ Hán : Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục

+ Nội dung sáng tác:

•    Đề cao tư tưởng nhân đạo
•    Tiếng nói cảm thương cho những con người bất hạnh trong xã hội
•    Tố cáo xã hội phong kiến đen tối chà đạp lên nhân phẩm, cuộc sống của con người.

+ Phong cách nghệ thuật:

•    Am hiểu nhiều thể loại văn học Trung Hoa
•    Thơ chữ Hán uyên thâm, giàu giá trị
•    Đặc biệt xuất sắc trong thể thơ Nôm
•    Nghệ thuật miêu tả tinh tế,mẫu mực
•    Sử dụng thành thạo thể thơ dân tộc – Thơ lục bát

– Phần kết bài:

Khái quát lại vai trò cũng như vị trí của Nguyễn Du trong nền văn học dân tộc: Nguyễn Du là một tác gia văn học lớn của nền văn học trung đại nói riêng, của văn học Việt Nam nói chung, với những đóng góp to lớn của mình cho nền văn học ấy thì Nguyễn Du xứng đáng là một trong những tác gia nổi bật nhất cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.

0