Soạn bài Nhà nho vui cảnh nghèo của Nguyễn Công Chứ
Soan bai Nha nho vu canh ngheo – Đề bài: Soạn bài Nhà nho vui cảnh nghèo của Nguyễn Công Chứ. 1. Đoạn trích “Nhà nho vui cảnh nghèo” của Nguyễn Công Trứ đã sử dụng các vế sóng đôi, đối nhau, cùng với những hành được nhà thơ cường điệu, phóng đại cực tả cái nghèo, thể hiện được các ...
Soan bai Nha nho vu canh ngheo – Đề bài: Soạn bài Nhà nho vui cảnh nghèo của Nguyễn Công Chứ. 1. Đoạn trích “Nhà nho vui cảnh nghèo” của Nguyễn Công Trứ đã sử dụng các vế sóng đôi, đối nhau, cùng với những hành được nhà thơ cường điệu, phóng đại cực tả cái nghèo, thể hiện được các nhìn đầy hóm hỉnh, trào phúng của nhà thơ với cuộc sống của chính mình. 2. Là một nhà Nho nhưng Nguyễn Công Trứ đã không sử dụng những ngôn ngữ bác học của nhà Nho mà mượn ...
– Đề bài: .
1. Đoạn trích “Nhà nho vui cảnh nghèo” của Nguyễn Công Trứ đã sử dụng các vế sóng đôi, đối nhau, cùng với những hành được nhà thơ cường điệu, phóng đại cực tả cái nghèo, thể hiện được các nhìn đầy hóm hỉnh, trào phúng của nhà thơ với cuộc sống của chính mình.
2. Là một nhà Nho nhưng Nguyễn Công Trứ đã không sử dụng những ngôn ngữ bác học của nhà Nho mà mượn ngôn ngữ thông tục của đời sống để thể hiện chân thực cuộc sống của chính mình. Điều đáng nói là những ngôn từ thông tục này không phải xuất hiện ở một vài câu mà nó xuất hiện dày đặc, được nhà văn sử dụng như chất liệu chính để xây dựng lên ý thơ, phương tiện để bộc lộ đời sống tinh thần, tình cảm của mình. Một số từ ngữ dân dã, thông tục ta có thể bắt gặp trong đoạn trích này như: chém cha,nó, thằng bé tri hô, rọi trứng gà bên vách, vỗ bụng rau bình bịch, áo vải thô nặng trịch, khăn lau giắt đỏ lòm….
3. Tác giả đã đặt vấn đề gì ở bốn vế đầu của đoạn trích?
Ở bốn vế đầu của đoạn trích, nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã nói đến cái nghèo của bản thân như để vạch trần, vừa như chữa tội đầy hài hước, có phần trào lộng, châm biếm. Dám thể hiện cảnh nghèo của bản thân không chỉ thể hiện một cái “tôi” cá tính của Nguyễn Công Trứ mà còn thể hiện được một con người đầy ý thức, sống bản lĩnh và dám thừa nhận, chấp nhận cái nghèo khó. Thái độ trước cuộc sống nghèo khó này của nhà thơ được thể hiện rõ nét hơn ở những câu thơ sau.
4. Nhận xét về cái nhìn của tác giả đối với cảnh nghèo.
Đoạn trích cũng thể hiện được rõ nét cái nhìn của nhà văn Nguyễn Công Trứ đối với cuộc sông nghèo khổ của chính mình. Đó là cái nhìn vừa mang chán ngán, than phiền về cảnh nghèo của bản thân, vừa như châm biếm, trào lộng lại vừa như những lời bông đùa đầy hóm hỉnh, chấp nhận sống với cái khổ, cái nghèo để tìm những điều thú vị trong cuộc sống. Cái nhìn của Nguyễn Công Trứ trong đoạn trích này vừa có cái thực tế, thể hiện cái tôi đầy ý thức, cá tính, lại vừa ẩn nhẫn những xót xa của cảnh nghèo hèn, lại vừa thể hiện được cái tôi ngạo nghễ, ngông nghênh. Sống trong cái nghèo, nhận thức được cái nghèo nhưng nhà thơ chỉ có những than thở, bông đùa nhưng vẫn là một con người đầy bản lĩnh khi vượt lên cuộc sống nghèo hèn ấy, tìm những niềm vui, những lẽ tự tại cho riêng mình.
5. Cụm từ “ai kia” nhằm vào đối tượng nào? Cách nói đó có dụng ý gì không?
Cụm từ “ai kia” được Nguyễn Công Trứ sử dụng như một từ ngữ phiếm chỉ chính bản thân mình cũng như những nhà Nho nghèo khác.
Việc sử dụng “ai kia” cho chính mình thể hiện được tiếu ý trào phúng, mỉa mai bản thân, vừa thể hiện được niềm vui thú lại như sự xót xa thầm kín của Nguyễn Công Trứ đối với cảnh nghèo không chỉ của mình mà còn là hoàn cảnh chung của rất nhiều nhà Nho đương thời.
6. Cảnh nhà Nho nghèo được tác giả tả trên ba phương diện: nhà cửa, đồ ăn và thức mặc.
Hãy cho biết cảnh sống của hàn nho như thế nào?
Cảnh nhà Nho nghèo được Nguyễn Công Trứ tả trên cả ba phương diện: nhà cửa, đồ ăn và thức mặc. Bằng những từ ngữ hàm ý tác giả đã thể hiện cuộc sống khó khăn, cơ cực của hàn nho:
+ Trong tác phẩm tuyệt nhiên Nguyễn Công Trứ không hề sử dụng đến từ nghèo nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tác giả đang nói đến cái nghèo. Cụ thể như sau, miêu tả nhà cửa, tá giả sử dụng các từ như:
• “bên ngoài thì tường mo, nhà cỏ” thể hiện một căn nhà tàn tạ, thiếu vững chắc.
• “kèo mọt, nhện giăng”, đó là những cột nhà bị mọt tàn phá, sân thì tơ nhện giăng.
• “giường tre mối dũi”: những vật dụng trong nhà cũng đơn sơ, tồi tàn đến đáng thương.
• “giun đùn, nắng roi, mưa xoi”: căn nhà của tác giả là nhà bằng đất, mái nhà dột nát vốn chẳng thể che nắng, chắn mưa.
+ Tuy nhiên, đối lập với cái thiếu thốn, khó khăn của cuộc sống là con người đầy lạc quan, bản lĩnh của nhà Nho:
• “Ngày ba bữa chẳng cầu no”: dù nghèo khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất, cốt cách cao đẹp.
• “đêm..bỏ ngỏ: dù có khó khăn nhưng vẫn lạc quan, vui thú với cái nghèo.
• “Ấm trà chua chua” : trà là thú vui tao nhã của nhà Nho, kể cả khi trà đã mất đi hương vị thơm ngon mà có vị chua chua thì cũng không làm cho nhà Nho đánh mất thú vui đầy thanh tao đó.
• “Áo bấy nhiêu” sống thiếu thốn nhưng không bất mãn mà hài lòng với sự đạm bạc ấy.