Soạn bài Kiểm tra văn học lớp 10
Soạn bài Kiểm tra văn học lớp 10 I. Đề bài tham khảo Đề 1: Anh (chị) hiểu thế nào là thể truyền kì qua một số tác phẩm đã học? Đề 2: Viết một bài văn ngắn (nhiều nhất là hai trang giấy) phân tích cách lập luận của Nguyễn Trãi về tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm “Đại cáo bình ngô” Đề ...
Soạn bài Kiểm tra văn học lớp 10 I. Đề bài tham khảo Đề 1: Anh (chị) hiểu thế nào là thể truyền kì qua một số tác phẩm đã học? Đề 2: Viết một bài văn ngắn (nhiều nhất là hai trang giấy) phân tích cách lập luận của Nguyễn Trãi về tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm “Đại cáo bình ngô” Đề 3: Anh ( chị ) hiểu thế nào là văn biền ngẫu? Hãy phân tích một ví dụ trong các tác phẩm đã học để làm sáng tỏ. Đề 4: Sau khi học bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, ...
I. Đề bài tham khảo
Đề 1: Anh (chị) hiểu thế nào là thể truyền kì qua một số tác phẩm đã học?
Đề 2: Viết một bài văn ngắn (nhiều nhất là hai trang giấy) phân tích cách lập luận của Nguyễn Trãi về tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm “Đại cáo bình ngô”
Đề 3: Anh ( chị ) hiểu thế nào là văn biền ngẫu? Hãy phân tích một ví dụ trong các tác phẩm đã học để làm sáng tỏ.
Đề 4: Sau khi học bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, anh (chị) có suy nghĩ gì (viết khoảng một trang giấy).
Đề 5: Hãy trình bày vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi (trong một trang giấy)
Đề 6: Viết một đoạn văn ngắn so sánh tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Vũ qua hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung)
Đề 7: Từ bài tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương,anh (chị) hiểu thế nào là một bài tựa.
Đề 8: Tư thế và trách nhiệm của nhà bình sử Lê Văn Hưu được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích Phẩm bình nhân vật lịch sử.
II. Hướng dẫn làm bài
_ Để giải quyết tốt những đề bài nêu trên cần đảm bảo các thao tác, yêu cầu sau:
+ Xác định rõ yêu cầu của đề bài
+ Huy động kiến thức có liên quan đến đối tượng cần nghị luận
+ Định hướng các thao tác lập luận cho phù hợp với bài văn.
+ Lưu ý sử dụng kết hợp các thao tác lập luận để bài viết thêm sinh động, giàu sức hấp dẫn.
+ Trình bày các luận điểm mạch lạc, sáng rõ, phục vụ cho chủ đề của bài viết.
+ Khi viết bài chú ý thực hiện theo bố cục bài văn ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Hướng dẫn lập dàn bài.
_ Đề 1: Anh (chị) hiểu thế nào là thể truyền kì qua một số tác phẩm đã học
+ Mở bài: Giới thiệu về thể truyền kì (có thể giới thiệu trực tiếp hoặc giới thiệu qua một tác phẩm truyền kì đã học)
+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết
• Khái niệm về thể truyền kì: Là những câu chuyện li kì trong dân gian, có những yếu tố kì ảo. Đây là thể loại bắt nguồn từ Trung Quốc.
• Nói về sự du nhập của thể truyền kì vào Việt Nam: Du nhập và phát triển mạnh mẽ trong thời kì văn học Trung đại.
• Đặc điểm của thể truyền kì: Tác giả thường lấy một cốt truyện có sẵn trong dân gian để dựng lên một truyện mới.
• Đặc điểm truyền kì ở Việt Nam: Mang đậm yếu tố hiện thực và giá trị nhân văn.
• Thể truyền kì có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố kì và yếu tố ảo
• Một số tác phẩm truyền kì nổi tiếng ở Việt Nam như:
+Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
+ Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh
+ Kết bài: Khái quát lại vấn đề vừa trình bày một cách ngắn gọn, mạch lạc, cô đúc nhất.
_Đề 2: Viết một bài văn ngắn phân tích cách lập luận của Nguyễn Trãi về tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình ngô.
+ Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm đại cáo bình ngô và tư tưởng nhân nghĩa nổi bật trong tác phẩm đó.
+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết
• Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
• Tư tưởng nhân nghĩa là một trong những tư tưởng cốt lõi nhất mà Nguyễn Trãi đề cập đến trong bài cáo.
• Các lập luận được Nguyễn Trãi xây dựng chặt chẽ, có sự tương trợ, bổ sung cho nhau:
• Khẳng định nhân nghĩa là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
• Xác định phương châm hành động, chiến đấu từ bạo ngược cho nhân dân.
• Nhân nghĩa thể hiện ở chủ trương nhân đạo, khoan hồng đối với quân giặc
+ Kết bài: Khẳng định giá trị nhân nghĩa đối với nội dung của toàn bài, đánh giá về tư tưởng này của Nguyễn Trãi.
Trình bày tương tự đối với các đề bài khác, cần xác định rõ đối tượng, phương pháp lập luận của bài nghị luận, đặc biệt cần có những tri thức, hiểu biết để bài viết có tính khách quan, chính xác, đáp ứng đúng yêu cầu của một bài văn nghị luận.