Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi.
Soan bai Thu du Vuong Thong lan nua – Đề bài: Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi lớp 9. 1. Trong cuộc khởi binh của nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi đứng đầu, Nguyễn Trãi đã gia nhập nghĩa quân và dốc sức phò tá Lê Lợi chống lại quân Minh. Nguyễn Trãi với tư cách là một ...
Soan bai Thu du Vuong Thong lan nua – Đề bài: Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi lớp 9. 1. Trong cuộc khởi binh của nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi đứng đầu, Nguyễn Trãi đã gia nhập nghĩa quân và dốc sức phò tá Lê Lợi chống lại quân Minh. Nguyễn Trãi với tư cách là một vị quân sư lỗi lạc, tài ba của nghĩa quân Lam Sơn, ông không chỉ bày binh bố trận, đưa ra những chiến lược, sách lược đúng đắn đề cùng Lê Lợi chiến thắng giặc Minh, mà Nguyễn ...
– Đề bài: Soạn bài Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi lớp 9.
1. Trong cuộc khởi binh của nghĩa quân Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi đứng đầu, Nguyễn Trãi đã gia nhập nghĩa quân và dốc sức phò tá Lê Lợi chống lại quân Minh. Nguyễn Trãi với tư cách là một vị quân sư lỗi lạc, tài ba của nghĩa quân Lam Sơn, ông không chỉ bày binh bố trận, đưa ra những chiến lược, sách lược đúng đắn đề cùng Lê Lợi chiến thắng giặc Minh, mà Nguyễn Trãi còn thấu hiểu được tâm lí của quân địch, dùng phương thức đánh “tâm công” để thu phục giặc. Trong cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã đảm nhận nhiệm vụ soạn thảo thư từ cho quân tướng nhà Minh, vận dụng chiến thuật công tâm hết sức hiệu quả.
“Tái dụ Vương Thông thư” ( hay Thư dụ Vương Thông lần nữa) là bức thư số ba mươi lăm, một trong những bức thư mà Nguyễn Trãi viết cho Vương Thông. Thời điểm Nguyễn Trãi viết thư là khi nghĩa quân Lam Sơn đã hoàn thành vây hãm quân nhà Minh ở thành Đông Quan, quân địch bị dồn vào thế nguy khốn, hoang mang, rối loạn. Bức thư đã khuyên Vương Thông ra hàng và chỉ ra được những nguyên nhân quân Minh không thể dành chiến thắng.
2. Bức thư này được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2/ 1427, mục đích viết thư của Nguyễn Trãi là khuyên Vương Thông ra hàng và rút quân về nước. Để tăng sức thuyết phục cho bức thư, Nguyễn Trãi đã dùng những lập luận chặt chẽ, cụ thể như: “Các ông là những người xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời thế, vậy nên chém đầu Phương Chính, Mã Kì đem đến cửa quân dâng nộp. Như vậy, trong thành sẽ tránh được nạn cá thịt, trong nước sẽ khỏi vạ đau thương,hòa hiếu lại thông, can qua xếp bỏ”.
3. Dựa vào những hệ thống luận điểm, luận cứ của văn bản bản “Tái dụ Vương Thông thư”, ta có thể chia bài viết thành bố cục ba phần như sau:
+ Phần 1: Từ đầu đến “Sao đủ để cùng nói việc binh được?”: Nguyễn Trãi khuyên Vương Thông rằng người dụng binh phải hiểu và nắm bắt được thời thế.
+ Phần 2: Tiếp đến “bại vong đó là sáu”: Nguyễn Trãi đã dùng những lập luận để chỉ ra những nguyên nhân thất bại của Vương Thông ở thành Đông Quan.
+ Phần 3: Còn lại: Là lời khuyên của Nguyễn Trãi dành cho Vương Thông cũng như quân đội nhà Minh, ra hàng và lời đảm bảo dành cho quân Minh cấp ngựa, cấp thuyền cho về nước.
4. Có thể thấy trong văn bản này, Nguyễn Trãi đã dùng những lập luận vô cùng chặt chẽ, sát đáng cùng với một trật tự bố cục hợp lí, mạch lạc, làm nổi bật lên được mục đích khuyên hàng. Trước hết, Nguyễn Trãi đã dùng những lí lẽ để chỉ ra việc dụng binh của một người tướng, biết thời thế, biến tiến biết lui, qua đó chỉ ra thực trạng hỗn loạn, rối ren của quân Minh khi bị nghĩa quân Lam Sơn vây hãm ở thành Đông Quan, để tăng thêm tính thuyết phục, Nguyễn Trãi đã chi tiết kể ra những nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân Minh.Từ đó kêu gọi quân Minh ra hàng, rút quân về nước, kết thúc chiến tranh.
5. Trong phần mở đầu của văn bản “Dụ Vương Thông thư”, tác giả Nguyễn Trãi đã bàn về vấn đề thời thế đối với người dụng binh, đó là nguyên tắc căn bản phải có ở những người làm tướng như Vương Thông, thời thế là thứ quan trọng trong quyết định thắng bại nên phàm là tướng thì ai cũng có thể hiểu được chân lí đó. Nguyễn Trãi đã chỉ ra được thực trạng tù túng, bị vây hãm của quân đội Nhà Minh, từ đó đưa lời khuyên dụ Vương Thông đầu hàng. Không chỉ là lời khuyên dụ mà trong phần mở đầu này, Nguyễn Trãi còn vạch trần bản chất sảo trá, giả dối của Vương Thông, đó là không biết thời thế, che đậy nguy cơ thảm bại của mình. Phần mở đầu đã nêu lên chủ đề, mở ra cách thức lập luận cho cả văn bản.
6. Trong văn bản này, chúng ta có thể thấy tác giả Nguyễn Trãi đã có sự vận dụng linh hoạt các giọng điệu, tùy đối tượng mà tác giả có thái độ, giọng điệu khác nhau:
+ Đối với những con người gian ác như Mã Kì, Phương Chính, Nguyễn Trãi không ngần ngại thể hiện sự coi thường, buông lời sỉ mắng.
+ Với tướng của giặc Minh là Vương Thông và Sơn Thọ thì giọng điệu lúc nhu lúc cương, chủ yếu là khuyên dụ địch ra đầu hàng, rút quân về nước.
+ Giọng điệu cuối văn bản còn thể hiện rõ sự khích tướng, hứa hẹn lại vừa sỉ mắng tính sảo trá của Vương Thông.
Sự linh hoạt trong giọng điệu, cách thức tiếp cận với đối tượng đã thể hiện được một tầm nhìn chiến lược của Nguyễn Trãi, ông biết lúc nào nên nhu, nên cương, nắm bắt được tâm lí của giặc từ đó vạch trần, đến khuyên nhủ dụ hàng.
7. Trong văn bản này, tác giả cũng chỉ ra được thế của quân Minh không chỉ ở thành Đông Quan mà còn ở chính đất nước của mình:
+Ở Trung Hoa: Quân Ngô không mạnh bằng quân Tần, lại quá hà khắc ắt hẳn sẽ bại vong. Phía Bắc có giặc Nguyên, trong nước lại có bạo loạn ở Tầm Châu.
+ Ở thành Đông Quan: Quân Minh rơi vào thế bị vây hãm, bị đe dọa đủ đường, quân đội rệu rã, hoang mang.
+ Sự thất bại của quân Minh cũng được Nguyễn Trãi chỉ ra trong sáu nguyên nhân lớn.