02/06/2017, 13:28

Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương

Soan bai Tua trich diem thi tap – Đề bài: Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương I.Kiến thức cơ bản 1. Về tác giả Hoàng Đức Lương _ Hoàng Đức Lương quê ở làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc địa phận của tỉnh Hưng Yên. Sau đó có một thời gian ông chuyển đến sinh ...

Soan bai Tua trich diem thi tap – Đề bài: Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương I.Kiến thức cơ bản 1. Về tác giả Hoàng Đức Lương _ Hoàng Đức Lương quê ở làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc địa phận của tỉnh Hưng Yên. Sau đó có một thời gian ông chuyển đến sinh sống ở làng Ngọ Kiều, Ngọc Lâm, Hà Nội. _ Năm 1478, Hoàng Đức Lương đỗ tiễn sĩ. _ Tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông là “Trích diễm thi tập”. ...

– Đề bài: Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương

I.Kiến thức cơ bản
1. Về tác giả Hoàng Đức Lương

_ Hoàng Đức Lương quê ở làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc địa phận của tỉnh Hưng Yên. Sau đó có một thời gian ông chuyển đến sinh sống ở làng Ngọ Kiều, Ngọc Lâm, Hà Nội.
_ Năm 1478, Hoàng Đức Lương đỗ tiễn sĩ.
_ Tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông là “Trích diễm thi tập”.

2. Về tác phẩm “Trích diễm thi tập”

_ Trích diễm thi tập gồm có 25 bài thơ chữ Hán
_ Hoàng Đức Lương viết lời tựa cho tác phẩm năm 1479
_ Lê Quý Đôn đã sưu tầm và đưa các bài thơ trong Trích diễm thư tập vào cuốn Toàn Việt thi lục.

3. Đặc điểm về thể “tựa”

_ Tựa là phần văn đặt ở đầu các tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội họa, âm nhạc… nhằm giới thiệu cho người đọc về mục đích, nội dung, quá trình hình thành cũng như kết cấu của tác phẩm.
_ Lời tựa thường thể hiện những quan điểm, tư tưởng chủ quan của người viết.
_ Lời văn của thể tựa thường là sự kết hợp giữa nghị luận và tự sự, có tính chất thuyết minh.

II. Rèn luyện kĩ năng
1. Xuất xứ của văn bản.

_ Bài “Tựa Trích diễm thi tập” là lời tựa của tác phẩm “Trích Diễm thi tập” do Hoàng Đức Lương sưu tầm, hoàn thành năm 1497.
_ “Trích diễm thi tập” gồm có 6 quyển, sưu tầm các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả từ đời Trần đến đời nhà Tiền Lê.

soan bai tua trich diem thi tap

2. Phân chia bố cục bài tựa.

Đối với bài tựa này, chúng ta có thể chia ra làm ba phần chính như sau:

+ Phần 1: Lí do Hoàng Đức Lương biên soạn Trích diễm thi tập.
+ Phần 2: Quá trình hoàn thành Trích diễm thi tập.
+ Phần 3: Lạc khoản

3. Phân tích mạch lập luận cho bài tựa.

_ Trong bài tựa này, tác giả Hoàng Đức Lương đã triển khai được mạch lập luận chặt chẽ, sáng rõ cùng với hệ thống luận cứ rõ ràng, mach lạc. Xét về mạch lập luận của bài tựa, ta có thể nhận biết được những luận điểm chính như sau:

+ Những nguyên nhân khiến cho các tác phẩm thơ văn không lưu truyền được.
+ Ý thức giữ gìn, tinh thần trân trọng các di sản văn hóa của dân tộc.
+ Bàn về công việc biên soạn sách.

4. Những phân tích và trình bày lí lẽ được kết hợp với yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào trong việc biểu đạt của tác giả?

-> Những lập luận, phân tích chặt chẽ, có hệ thống ý rõ ràng của tác giả Hoàng Đức Lương đã làm cho bài tựa tăng thêm tính thuyết phục đối với độ giả.

_ Tác giả Hoàng Đức Lương thể hiện thái độ xót xa đối với thực trạng thất truyền của văn chương, qua đó thể hiện tấm lòng trân trọng đối với những giá trị, vẻ đẹp trong các áng thơ văn. Tác giả cũng thể hiện được những mặt trái của xã hội, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất truyền ấy.
_Bộc lộ tinh thần tự trọng cũng như ý thức dân tộc sâu sắc, tác giả bày tỏ sự đau xót trước sự mất mát, hao mòn của các tác phẩm văn chương.

5. Những lời lẽ nào thể hiện thái độ nghiêm túc, thận trọng, khiêm tốn trước công việc biên soạn sách?

-> Lời lẽ thể hiện thái độ nghiêm túc, thận trọng, khiêm tốn của Hoàng Đức Lương đối với công việc biên soạn sách được thể hiện rõ nét trong câu: “Tôi không tự lượng sức mình….chẳng khác gì nay ta chê trạc người xa vậy”.


6. Theo tác giả, có những lí do nào khiến cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời?

-> Theo Hoàng Đức Lương, có 6 nguyên nhân dẫn đến thơ văn không được lưu truyền hết ở đời. Cụ thể như:

+ Chỉ có những thi nhân, những nho sĩ mới có thể thấy hết được cái hay, cảm nhận được cái đẹp của thi ca.
+ Những người có học lại thường ít quan tâm đến thi ca.
+ Những người có sự quan tâm đến thi ca thì năng lực kém, không thể cảm thụ hết những cái hay của nó, nhiều người thì không đủ kiên trì, quyết tâm.
+ Chủ trương, chính sác phát hành và in ấn của nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế.
+ Thời gian làm cho sách mở mai một, cũ rách
+ Khói lửa chiến tranh cũng làm mất đi nhiều tác phẩm thi ca.

7. Động cơ nào thôi thúc tác giả biên soạn “Trích diễm thi tập”?

-> Động cơ khiến tác giả biên soạn “Trích diễm thi tập” là:

+ Niềm đam mê với cái đẹp, với những giá trị của thi ca.
+ Ý thức trách nhiệm với việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị của dân tộc.
+ Xót xa trước thực trạng thất truyền của những tác phẩm thi ca hay, thấm đượm những giá trị, hồn cốt của dân tộc.

0