Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Soan bai Thuy Kieu bao van bao oan – Đề bài: Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 1. Cảnh Thúy Kiều báo ân: _ Đối tượng báo ân: Đó chính là Thúc Sinh: Thúc Sinh từng cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, dành cho Thúy Kiều những tình cảm chân thành, ấm áp. _Kiều đã nói ...
Soan bai Thuy Kieu bao van bao oan – Đề bài: Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 1. Cảnh Thúy Kiều báo ân: _ Đối tượng báo ân: Đó chính là Thúc Sinh: Thúc Sinh từng cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, dành cho Thúy Kiều những tình cảm chân thành, ấm áp. _Kiều đã nói với Thúc Sinh về mối ân tình của hai người, rằng tình nghĩa nặng tựa núi non, Thúc Sinh đã có ơn đối với Thúy Kiều thì nàng cũng không dám phụ lòng của cố nhân. _ Thúy Kiều đã ...
– Đề bài:
1. Cảnh Thúy Kiều báo ân:
_ Đối tượng báo ân: Đó chính là Thúc Sinh: Thúc Sinh từng cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, dành cho Thúy Kiều những tình cảm chân thành, ấm áp.
_Kiều đã nói với Thúc Sinh về mối ân tình của hai người, rằng tình nghĩa nặng tựa núi non, Thúc Sinh đã có ơn đối với Thúy Kiều thì nàng cũng không dám phụ lòng của cố nhân.
_ Thúy Kiều đã báo ơn cho Thúc Sinh: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân
Qua lời Thúy Kiều nói với Thúc Sinh, ta có thể thấy nàng là một người trọng ân nghĩa, những người từng có ân cứu giúp thì nàng luôn ghi tạc trong lòng, khi có điều kiện đáp đền thì báo đáp một cách xứng đáng.
* Khi trả ơn Thúc Sinh, Thúy Kiều không chỉ nói về mối ân tình giữa mình và Thúc Sinh mà còn nhắc đến Hoạn Thư. Bởi:
+ Hoạn Thư là vợ của Thúc Sinh, giữa Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư từng tồn tại mối tình duyên đầy oan trái.
+ Hoạn Thư là một người ghen tuông mù quáng, nhẫn tâm độc ác, từng dày vò, chà đạp Thúy Kiều cả về thể chất cũng như tinh thần.
+ Thúc Sinh với tư cách là một người chồng đã chứng kiến tất cả. Thúy Kiều mời Thúc Sinh đến không chỉ để báo ân mà còn với tư cách của một nhân chứng, một người chứng kiến tất cả sự bạo tàn, nhẫn tâm của Hoạn Thư với Thúy Kiều.
2. Cảnh Thúy Kiều báo oán
_ Khi gặp Hoạn Thư, Thúy Kiều đã có ý chào đầy cung kính nhưng lơi chào ấy lại hàm chứa ý vị mỉa mai, châm biếm.
_ Thúy Kiều nhắc lại: đời xưa, đời này, mấy mặt, mấy gan… như nhấn mạnh vào tính nhân quả của sự việc. Hoạn Thư từng gây ra những việc ác thì giờ đây phải chịu sự trừng phạt là hợp đạo lí ở đời. Thúy Kiều cũng muốn nói đến sự đổi thay của thời thế, hôm nay ta có thể là người có tất cả nhưng không thể biết rằng ngày mai lại là kẻ trắng tay, phải luồn cúi dưới chân người mà mình từng ra sức chà đạp, xúc xiểm.
_ Kiều đã nói với Hoạn Thư bằng những lời lẽ đầy quyết liệt, đanh thép, đó là lời tố cáo của Thúy Kiều với những tội ác mà Hoạn Thư đã gây ra cho mình, cũng là lời cảnh cáo về những hậu quả mà Hoạn Thư sẽ phải trả trong ngày hôm nay.
3. Trước những lời cáo buộc của Thúy Kiều, Hoạn Thư không thể chối cái, cũng biết rằng mình khó có thể toàn mạng mà trở về sau bao nhiêu tội ác một tay mình gây ra ấy. Nhưng Hoạn Thư không phải một người đàn bà bình thường, không nhu nhược như chồng mình là Thúc Sinh mà tỏ ra vô cùng khéo léo, bản lĩnh bằng cách đưa ra những lí lẽ mà Thúy Kiều không thể phủ nhận.
+ Trước hết, Hoạn Thư nói đến phận đàn bà như tìm mối đồng cảm của Thúy Kiều, đã là phận đàn bà thì ghen tuông là lẽ thường tình.
+ Kể nể về việc mình từng cho Thúy Kiều ra quan âm các viết kinh, khi Thúy Kiều chạy trốn cũng dứt tình không cho người đuổi theo.
+ Nói về tình cảm ngưỡng mộ, kính yêu dành cho Thúy Kiều. Nhưng cảnh chung chồng đã tạo ra những hành động mù quáng
+ Trót gây ra nghiệt nên mong được tha thứ.
Trình tự Hoạn Thư nói đầy thuyết phục, Hoạn Thư không hề phủ nhận tội ác mình gây ra mà tìm những lí lẽ khiến cho Thúy Kiều đồng cảm với mình, thậm chí còn kể ra những ân nghĩa mình dành cho Thúy Kiều và cuối cùng nhận sai và xin giảm án. Qua đó ta có thể thấy Hoạn Thư là một người vô cùng khôn khéo, biết lựa chọn những lí lẽ có lợi để tự cứu lấy mình, dù là nhân vật phản diện nhưng ta không thể phủ nhận được trí tuệ cũng như bản lĩnh ở người đàn bà này.
4. Thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư bởi những lời lẽ của Hoạn Thư vô cùng chặt chẽ lại có lí khiến cho Thúy Kiều muốn cũng không thể phủ nhận được. Hơn nữa, những lí lẽ ấy không hề có những lời xiểm nịnh hay cầu xin mà chỉ xin Thúy Kiều suy xét, giảm án. Chính sự khéo này đã khiến cho Thúy Kiều đang sục sôi báo thù cũng có lời khen ngợi sự khéo léo của Hoạn Thư mà tha bổng cho ả.
_ Mặt khác, việc tha bổng này xuất phát từ chính tấm lòng giàu yêu thương của Thúy Kiều, là người trọng tình trọng nghĩa của nàng. Những lời cuối Kiều nói với Hoạn Thư thể hiện nàng là một con người độ lượng, nhân hậu, dùng lí lẽ để hành xử chứ không ỷ lại vào quyền thế để báo thù một cách mù quáng.
5. Qua đoạn trích ta có thể thấy Thúy Kiều là con người trọng ân nghĩa, yêu ghét rạch ròi. Đồng thời cũng là một con người vị tha, nhân hậu, biết lắng nghe, đồng cảm.
_ Hoạn Thư lại thể hiện được sự khôn khéo, sành sỏi khi hiểu rõ tâm lí của Thúy Kiều, trong việc lựa chọn những lí lẽ cứu sống chính mình. Là một con người có bản lĩnh.