02/06/2017, 13:33

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích Truyện Kiều)

Soan bai Kieu o lau Ngung Bich – Đề bài: Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). 1. Sáu câu thơ đầu miêu tả khung cảnh của lầu Ngưng Bích về cả không gian và thời gian, cùng với đó là tâm trạng u uẩn, bế tắc của nàng Kiều. + Không gian được gợi mở là một không gian ...

Soan bai Kieu o lau Ngung Bich – Đề bài: Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). 1. Sáu câu thơ đầu miêu tả khung cảnh của lầu Ngưng Bích về cả không gian và thời gian, cùng với đó là tâm trạng u uẩn, bế tắc của nàng Kiều. + Không gian được gợi mở là một không gian mênh mông, rộng lớn: “Bốn bề bát ngát xa trông” gợi lên cảm giác rợn ngợp, trống vắng. Từ lầu cao ngước ra chỉ trông thấy những dãy núi xa mờ bụi cây, cồn cát. ...

– Đề bài: Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích ( Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).

1. Sáu câu thơ đầu miêu tả khung cảnh của lầu Ngưng Bích về cả không gian và thời gian, cùng với đó là tâm trạng u uẩn, bế tắc của nàng Kiều.

+ Không gian được gợi mở là một không gian mênh mông, rộng lớn: “Bốn bề bát ngát xa trông” gợi lên cảm giác rợn ngợp, trống vắng.

Từ lầu cao ngước ra chỉ trông thấy những dãy núi xa mờ bụi cây, cồn cát. Lầu Ngưng Bích như lạc lõng giữa không gian đất trời đầy rợn ngợp, mênh mông. Trăng non với xa gần đó không phải là một khoảng cách vật lí thông thường mà nó là khoảng cách trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình, bởi dẫu có gần, có xa thì những khung cảnh cũng thấm đượm tâm trạng, tình cảm của con người. Mà ở đây chính là tâm trạng cô đơn, sự lạc lõng của Thúy Kiều trong không gian rộng lớn của đất trời.

Nếu cảnh vật là mênh mông thì thời gian lại được nhà thơ Nguyễn Du gợi ra vô cùng vô tận.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

Đó là thời gian tuần hoàn khép kín, là vòng sinh hoạt luẩn quẩn đầy bế tắc của nàng Kiều. Cùng với đó là nỗi đau không có điểm dừng, Thúy Kiều đơn độc nơi lầu Ngưng Bích xa vắng, nàng làm bạn với “mây sớm”, “đèn khuya”, là những dấu hiệu của thời gian tuyến tính, nó gợi ra cái trống vắng của không gian, lại cho thấy nhịp điệu cuộc sống của nhân vật vô vị, đắng cay.

soan bai kieu o lau ngung bich


2. Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi lòng cô đơn của Thúy Kiều:

– Trong cảnh ngộ đầy éo le, đau khổ của thực tại, Thúy Kiều đã nhớ đến Kim Trọng:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”

Thúy Kiều nhớ đến lời hẹn ước dưới trăng cùng chàng Kim, cùng với nỗi nhớ là sự xót xa, tiếc nuối tình yêu đầu đời đẹp đẽ, cùng lời nguyện ước trăm năm. Thương xót cho mình bao nhiêu thì Thúy Kiều càng đau khổ bấy nhiêu khi nghĩ về chàng Kim cũng đang hướng về mình với sự mất mát, đau khổ.

– Thúy Kiều nhớ đến cha mẹ:

“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

Dù Thúy Kiều đã bán mình để cứu cha, cứu cả gia đình, nghĩa là phần nào thực hiện bổn phận của người con, đáp đền được chữ “hiếu”. Nhưng Thúy Kiều trong cuộc sống đọa đày đau khổ nhất thì vẫn ôm nỗi xót xa, tự trách vì không thể ở bên phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi về già, mà còn làm cho cha mẹ lo lắng, tựa cửa chờ con mỗi ngày.

2.    a. Cảnh vật ở tám câu thơ cuối có thể là cảnh tả thực, khung cảnh lầu Ngưng Bích mà Kiều thu nhận vào tầm mắt, nhưng cũng có thể là hình ảnh biểu tượng, là những giả tưởng, những nỗi bất an của Thúy Kiều về cuộc sống đầy trắc trở trong tương lai của mình.

b. Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng điệp ngữ “buồn trông” như gợi ra nỗi buồn trùng điệp, chất chồng trong tâm hồn của người con gái đang bộn bề những suy tư, đau khổ về chính cuộc sống và số phận của mình.

Những điệp ngữ được đặt ở đầu câu gợi ra cảm giác nỗi buồn như sóng cuộn, đổ dồn về phía bờ khiến cho tâm trạng của con người bế tắc, suy tư triền miên không lối thoát.

0