Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học.
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học. Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học: + Trong văn bản đó trình bày những nội dung sau: + Tác phẩm đã khái quát được văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975. Trong gia đoạn này nó trình bày về ...
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học. Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học: + Trong văn bản đó trình bày những nội dung sau: + Tác phẩm đã khái quát được văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975. Trong gia đoạn này nó trình bày về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử, cũng như văn hóa của văn học mỗi thời kì lại có những thể loại khác nhau, trong đó tiêu biểu gồm những tác phẩm nào. Tiêu biểu ...
Câu 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học:
+ Trong văn bản đó trình bày những nội dung sau:
+ Tác phẩm đã khái quát được văn học Việt Nam từ 1945 đến hết 1975. Trong gia đoạn này nó trình bày về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh lịch sử, cũng như văn hóa của văn học mỗi thời kì lại có những thể loại khác nhau, trong đó tiêu biểu gồm những tác phẩm nào. Tiêu biểu giai đoạn đó có tác giả nào nổi tiếng.
– Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, tác giả đã khái quát được hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội của xã hội thời kì đó. Trong giai đoạn đó nổi bật lên một những tác phẩm văn học nổi tiếng, tiêu biểu cho một thời kì có nhiều thành tựu to lớn, nổi bật.
* Văn học đó thuộc ngành khoa học xã hội, bởi nói về những vấn đề xã hội, đời sống.
* Văn bản này được viết bằng ngôn ngữ khoa học, các đề mục được sắp xếp rõ ràng từ lớn đến bé, từ khái quát đến cụ thể. Trong tác phẩm các thuật ngữ khoa học cũng được sử dụng nhiều ví dụ các danh từ riêng và các thuật ngữ văn học như: Đường lối văn nghệ, truyện ngắn, kí, thơ, đề tài, chủ đề, khuynh hướng sử thi, xu hướng văn học, cảm hứng lãng mạn, tính nhân bản, nhân văn, …)
Câu 2: Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: trong môn hình học.
+ Đối với ngôn ngữ thường các từ như: Điểm, đoạn thẳng, đường thẳng, mặt phẳng, góc, đường tròn, góc vuông:
So sánh ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học:
+ Đoạn thẳng: Ngôn ngữ thông thường là:đoạn đường không có gấp khúc, không có vật cản nào, cứ thẳng tắp tạo nên một đường thẳng- Ngôn ngữ khoa học, đây lại là đoạn ngắn nhất để lối hai điểm lại với nhau.
+ Mặt phẳng: Ngôn ngữ thông thường: Chỉ bề mặt của một vật dụng không có lồi lõm, không có góc cạnh, nó tạo thành một mặt phẳng nằm ngang- Ngôn ngữ khoa học, đây là một mặt phẳng chứa các điểm nằm trên một mặt phẳng.
– Góc: Ngôn ngữ thông thường: chỉ một góc của một vật nào đó, ví dụ như góc nhà hay một khu vực nào đó- Ngôn ngữ khoa học: Đây là mặt phần mặt phẳng giới hạn bởi hai nửa đường thẳng cùng xuất phát từ một điểm.
– Góc vuông: Thông thường là góc cạnh mà người nhìn dễ quan sát nhất VD: góc vuông của căn nhà- Ngôn ngữ khoa học, đây là hình đối xứng với đường thẳng và tạo nên một góc 90 độ
.- Đường tròn: Ngôn ngữ thông thường: Một vật dụng có hình tròn, đường tròn- Ngôn ngữ khoa học đây là hình không có điểm đầu, và không có điểm cuối.
Câu 3: Tìm các ngôn ngữ khoa học xuất hiện trong tác phẩm:
+ Đoạn văn dùng nhiều thuật ngữ khoa học VD: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xương, …Đây đều là ngôn ngữ khoa học thuộc bộ môn lịch sử, đây là những di tích để lại.
+ Câu văn mang tính phán đoán logic: Những phát hiện của nhà khảo cổ … của người vượn. (câu 1)- Từ ngữ được ghép lối tạo nên một khuôn mẫu, tuân theo những chuẩn mực của quy tắc tiếng việt.
+ Các câu liên kết chặt chẽ và mạch lạc: Câu 1: Nêu luận điểm (một phán đoán) Có cả mệnh đề S- P, trong các câu 2 + 3 + 4 mỗi câu lại được tác giả dùng một dẫn chứng cụ thể, làm nổi bật lên vấn đề cần nghị luận.
Các thuật ngữ khoa học được sử dụng phổ biến, mang lại tính thuyết phục cao, để lại tính thuyết phục to lớn cho người đọc.
+ NHững dẫn chứng sử dụng có tính thuyết phục cao, xác thực tạo nên dẫn chứng mang tính thuyết phục cho người đọc.
Câu 4: Viết đoạn văn bản khoa học, phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường:
Môi trường là một trong những lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, bởi tất cả sự sống của chúng ta đều liên quan tới môi trường, chúng ta hít oxi từ môi trường sống, lấy không khí, lấy nước từ không khí, chính vì thế, chúng ta cần phải có ý thức bảo bệ môi trường sống của chúng ta.
Môi trường bao gồm đất nước, không khí, con người và động vật đều sống và dựa vào những thứ từ môi trường, cần phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta, bởi nó thực sự cần thiết, quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với mỗi con người.
Môi trường là sự sống, là lá phổi xanh của chúng ta chính vì thế chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống của chúng ta mỗi ngày.