Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương
Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã hướng ngòi bút của mình đến người phụ nữ đức hạnh nhưng có số phận bi thảm là Vũ Nương. Cuộc đời và số phận của Vũ Nương nhiều ...
Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã hướng ngòi bút của mình đến người phụ nữ đức hạnh nhưng có số phận bi thảm là Vũ Nương. Cuộc đời và số phận của Vũ Nương nhiều bi kịch, đắng cay bất hạnh nhiều nhưng đến cuối cùng vẫn không được hưởng niềm hạnh phúc gia đình sum họp. Người phụ nữ vốn là những người không được coi trọng trong xã ...
Đề bài: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về thân phận người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương
Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã hướng ngòi bút của mình đến người phụ nữ đức hạnh nhưng có số phận bi thảm là Vũ Nương. Cuộc đời và số phận của Vũ Nương nhiều bi kịch, đắng cay bất hạnh nhiều nhưng đến cuối cùng vẫn không được hưởng niềm hạnh phúc gia đình sum họp.
Người phụ nữ vốn là những người không được coi trọng trong xã hội phong kiến xưa, họ bị tư tưởng trọng nam khinh nữ đè nén, những định kiến xã hội bất công bủa vây, qua đó tạo ra bao nhiêu bất hạnh, bi kịch cho cuộc đời họ. Hạnh phúc của những người phụ nữ trong xã hội xưa không phải do họ tự định đoạt mà tất cả phụ thuộc vào những người đàn ông- những người chồng. Trong ca dao xưa cũng có rất nhiều bài ca nói về sự phụ thuộc của những người phụ nữ như sau:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay”
Vũ Nương là nhân vật trung tâm của Chuyện người con gái Nam Xương, câu chuyện về nàng Vũ Thị Thiết vốn bắt nguồn từ câu chuyện cổ dân gian Vợ chàng Trương. Nguyễn Dữ đã sưu tập lại và viết Chuyện người con gái Nam Xương, về cơ bản cốt truyện vẫn được giữ nguyên như trong câu chuyện cổ, điểm sáng tạo của nguyễn Dữ trong tác phẩm này đó chính là yếu tố kì ảo cuối truyện. Vũ Nương không chết như trong Vợ chàng Trương mà được hồi sinh và được giải oan.
Vũ Nương là một người phụ nữ hiền hậu, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng là người biết giữ nề nếp, dung hòa được quan hệ vợ chồng với Trương Sinh, vì vậy mà dù sống với người chồng đa nghi, cứng nhắc như Trương Sinh vợ chồng chưa bao giờ bất hòa. Biến cố chỉ thực sự xảy ra khi Trương Sinh đi lính. Vũ Nương một mình ở nhà nuôi dưỡng con nhỏ, chăm sóc mẹ già, cáng đáng công việc gia đình.
Nàng không ngại những khó khăn, vất vả mà chỉ một lòng mong chồng được bình yên, không mong những chức tước vinh hoa mà chỉo mong người chồng có thể trở về lành lặn để gia đình có thể đoàn tụ “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấm phong hầu, mặc áo gầm về quê, thiếp chỉ mong khi về chàng mang được hai chữ bình yên”.
Nàng là một người con dấu hiếu nghĩa, mẹ chồng vì quá thương nhớ con trai mà đổ bệnh nặng, nàng coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình mà đối đáp,hết lòng chạy chữa thuốc thang, cầu khấn thần phật, nói những lời động viên để mong mẹ mau lành bệnh. Câu nói của người mẹ chồng trước lúc chết cũng đã thể hiện sâu sắc được tấm lòng, sự chu đáo của nàng “xanh kia chẳng phụ con, như con chẳng phụ mẹ”.
Thương con, nàng chỉ vào chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là bố của Đản, nàng muốn con không tủi thân vì không nhận được sự chăm sóc của bố cũng là để cho mình nguôi đi nỗi nhớ nhung chồng. Hành động thể hiện tình thương ấy qua lời nói ngô nghê của con trẻ cùng sự nóng nảy, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh đã biến thành tội thất tiết, không thủy chung.
Vũ Nương đã khóc lóc cầu xin Trương Sinh mà mong Trương Sinh cho mình cơ hội để giải thích nhưng Trương sinh đã phũ phàng gạt đi tất cả mà đánh mắng, nguyền rủa nàng. Tủi phận, đau khổ tuyệt vọng đã khiến cho Vũ Nương không còn cách nào khác ngoài tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân mình.
Nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang nhưng được Linh Phi- vợ của vua Thủy Tề cứu giúp. Nàng không những được hồi sinh mà còn được giải oan cho tấm lòng trong sạch của mình. Như vậy, qua Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
VŨ NƯƠNG
VU NUONG
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
VỢ CHÀNG TRƯƠNG
CHI TIẾT KÌ ẢO