Phân tích hồi mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
Đề bài: Phân tích văn bản Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận Bỏ thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài Hồi mười bốn Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận, Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài là một trong những hồi hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí. Trong hồi mười bốn này, tác giả Ngô ...
Đề bài: Phân tích văn bản Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận Bỏ thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài Hồi mười bốn Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận, Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài là một trong những hồi hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí. Trong hồi mười bốn này, tác giả Ngô Gia Văn Phái đã dựng lên được bầu không khí sục sôi hào hùng của dân tộc dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, đại thắng hai mươi vạn quân Thanh cũng đã trở ...
Đề bài: Phân tích văn bản Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận Bỏ thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài
Hồi mười bốn Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận, Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài là một trong những hồi hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí. Trong hồi mười bốn này, tác giả Ngô Gia Văn Phái đã dựng lên được bầu không khí sục sôi hào hùng của dân tộc dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, đại thắng hai mươi vạn quân Thanh cũng đã trở thành sự kiện vô cùng lừng lẫy trong lịch sử của nước nhà.
Mở đầu đoạn trích, các tác giả Ngô Gia Văn Phái đã nói về tình hình chính sự đầy căng thẳng khi quân Thanh ồ ạt kéo vào nước ta theo lời cầu cứu của vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống “…Ngô Văn Sở sau khi đem các đạo quân rút lui, tức tốc sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm Nam cáo cấp.Một mặt, chặn ngang đất Trường Yên làm giới hạn, đóng thủy quân ở hải phận Biện Sơn, quân bộ thì chia giữ ở vùng núi Tam Điệp, hai mặt thủy bộ liên lạc với nhau, ngăn hẳn miền Nam với miền Bắc. Vì thế, việc ở bốn trấn Đàng Ngoài không hề thấu đến hai xứ Thanh Nghệ”.
Trước cuộc tấn công ồ ạt của quân Thanh vào miền Bắc, Nguyễn Huệ đã nhận thức được tình hình nguy khốn của chính sự, không hề do dự mà ngay lập tức tế trời đất, lên ngôi Hoàng đếm đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung.
Nguyễn Huệ đã trực tiếp đốc thúc đại quân thủy và bộ, chuẩn bị cho cuộc hành quân ra Bắc đánh dẹp quân Thanh. Là người văn võ toàn tài, có tài mưu lược, cầm quân nhưng trước những quyết định có ý nghĩa tồn vong của đất nước, Nguyễn Huệ đã cho mời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vào triều để xin ý kiến. Qua hàn động này ta có thể thấy Quang Trung Nguyễn Huệ là một vị minh quân sáng suốt, biết trọng dụng nhân tài và biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết.
Trước lời tán thành cùng lời khẳng định đại quân tất sẽ thắng lợi của Nguyễn Thiếp đã thể hiện được con người mưu lược, sáng suốt của Nguyễn huệ khi quyết định mang quân đánh dẹp quân Thanh: “Bây giờ trong nước trống không, lòng người tann rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân thanh sẽ bị dẹp tan”
Tài năng lãnh đạo hơn người của Quang Trung Nguyễn Huệ còn thể hiện ở việc điều quân, khiển tướng. Trước hết, để tăng thêm sức mạnh cho đội quân Nguyễn Huệ đã tổ chức chiêu binh “kén lính ở xứ Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người”, nhờ vậy mà chưa mấy lúc đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Không chỉ chú trọng vào số lượng mà Nguyễn Huệ còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng binh sĩ. Bởi vậy ông tổ chức các cuộc duyệt binh, huấn luyện, bố trí các cánh quan một cách quy củ, hợp lí nhằm phát huy được toàn bộ sức mạnh của đại quân.
Trước lúc lên đường, để vực dậy tinh thần căm thù quân giặc của toàn quân, Quang Trung Nguyễn Huệ đã trực tiếp đốc voi đưa ra lời dụ, ông đã nhắc lại dã tâm xâm chiếm thâm độc cùng thủ đoạn bóc lột bạo tàn của quân Trung Hoa từ xưa đến nay, nhắc đến những tấm gương anh hùng như Trưng Trắc, Trưng Nhị và Hưng Đạo Vương trong các cuộc đánh đuổi kẻ xâm lược. Từ đó Nguyễn Huệ đề cao những tinh thần đánh giặc cứu nước và sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ hai lòng : “…Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi…Các người đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như ta phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo ta không nói trước”.
Không chỉ nói về hình tượng anh hùng đầy lẫm liệt của vua Quang Trung Nguyễn Huệ mà các tác giả Ngô Gia Văn Phái còn đi miêu tả về thái độ cũng như hành động của quân tướng nhà Thanh mà đứng đầu là Tôn Sĩ Nghị cũng như vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước cầu vinh để làm bật lên vẻ nhếch nhác, thảm hại, nhục nhã ê chề khi thất bại trước quân đội của Nguyễn Huệ.
Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng Bắc mà chạy. Khi kéo quân vào nước ta thì phô trương, oai vệ là vậy mà cuối cùng lại phải cố chạy thoát thân trong sự cay đắng, nhục nhã.
Về vua tôi Lê Chiêu Thống, nghe tin quân Thanh thất bại trước quân đội của Nguyễn Huệ thì sợ hãi cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài. Quân của Tôn Sĩ Nghị đã đi trước và mang rút cầu phao, không còn cách nào khác Lê Chiêu Thống đành chạy trốn trên một chiếc thuyền đánh cá để lánh nạn. Qua đó ta thấy được sự nhục nhã, ê chè- một kết quả tất yếu của kẻ bán nước cầu vinh Lê Chiêu Thống.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
HOANG LE NHAT THONG CHI
NGÔ GIA VĂN PHÁI
LÊ CHIÊU THỐNG