28/05/2017, 19:48

Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng lớp 12.

Soan bai Tay Tien – Đề bài: Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng lớp 12. Câu 1: Bố cục bài thơ Bài thơ chia làm 4 đoạn sau: + Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): Sự vất vả của người chiến sĩ cách mạng, họ phải chịu đựng biết bao nhiêu khó khăn, vất vả trên con đường chiến đấu. + Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp ...

Soan bai Tay Tien – Đề bài: Soạn bài Tây Tiến của Quang Dũng lớp 12. Câu 1: Bố cục bài thơ Bài thơ chia làm 4 đoạn sau: + Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): Sự vất vả của người chiến sĩ cách mạng, họ phải chịu đựng biết bao nhiêu khó khăn, vất vả trên con đường chiến đấu. + Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo): Nói về kỉ niệm của người chiến sĩ cách mạng, trong thời gian chiến đấu trên núi rừng. + Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành): Đoạn văn này diễn tả nỗi nhớ da diết của ...

– Đề bài:


Câu 1: Bố cục bài thơ
Bài thơ chia làm 4 đoạn sau:
+ Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): Sự vất vả của người chiến sĩ cách mạng, họ phải chịu đựng biết bao nhiêu khó khăn, vất vả trên con đường chiến đấu.
+ Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo): Nói về kỉ niệm của người chiến sĩ cách mạng, trong thời gian chiến đấu trên núi rừng.
+ Đoạn 3 (Tiếp đến khúc độc hành): Đoạn văn này diễn tả nỗi nhớ da diết của người chiến sĩ.
+ Đoạn 4: Còn lại, những người chiến sĩ để lại lời thề gắn bó với Tây tiến.
Mạch nỗi nhớ của bài thơ đó là cung bậc nỗi nhớ, xuyên suốt bài thơ là kỉ niệm và nỗi nhớ đối với núi rừng và đoàn quân Tây Tiến.


Câu 2: Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
+ Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên sâu sắc, nổi bật trong bài thơ, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn.
+ Địa danh nổi tiếng được nhắc đến trong tác phẩm đó là Sài Khao, Mường Lát.
+ Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hình ảnh người lính xuất hiện trong đoạn thơ thể hiện người lính kiên cường, anh dũng, chiến đầu vì cách mạng, luôn sẵn sàng hy sinh, cố gắng chiến đấu vì cách mạng.


+ Thông qua thiên nhiên rộng lớn đó, hình ảnh người lính càng trở nên bi tráng, hào hùng, anh dũng được thể hiện qua nhiều câu thơ, bỏ quên súng mũ, trải qua biết bao nhiêu khó khăn của cuộc sống, không ngại hiểm nguy, dốc lên thăm thẳm, dốc khúc khuỷu… tất cả đều nói về thiên nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nhưng người chiến sĩ vẫn cố gắng, vượt qua mọi địa hình để chiến đấu, không ngại hy sinh vất vả.

soan bai tay tien cua quang dung


Câu 3: Bức tranh thiên nhiên ở đoạn 2 khác với đoạn 1:
+ Nếu vẻ đẹp ở đoạn 1 rộng lớn, hoang dã, thì sang đến đoạn văn hai, hình ảnh Tây Tiến mang vẻ kiều diễm, duyên dáng hơn, ở đây hình ảnh thiên nhiên đẹp hiện lên sâu sắc, mỗi hình ảnh đều thể hiện một khung cảnh rộng lớn, lãng mạn, hào hao của người chiến sĩ.
+ Ở đây có hình ảnh của con người, vẻ đẹp đó hiện lên với khung cảnh thiên nhiên rộng mênh mông, cùng bức tranh với những đường nét uyển chuyển.
+ Một khung cảnh song nước đẹp, mơ mộng, đong đưa, làm tâm hồn của người chiến si có chút lưu luyến, trước những hình ảnh đẹp, tuyệt mỹ đó.


Câu 4: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thơ thứ ba như thế nào?
+ Hình ảnh người lính kiên cường bất khuất, đối trọi với bao khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên, hình ảnh người chiến sĩ không mọc tóc, ở đây được hiểu là thời gian khốc liệt, khó khăn, vất vả của những người chiến sĩ cách mạng.
+ Màu lá xanh: biểu hiện nói về da mặt của người chiến sĩ.
+ Tuy nhiên hình ảnh “ dữ oai hùm” , thể hiện sức mạnh của những người chiến sĩ cách mạng, luôn hết mình vì sự nghiệp của đất nước.


Câu 5: Nỗi nhớ Tây Tiến  được thể hiện qua đoạn thơ số 4:
+ Sông Mã là nơi để lại nhiều kỉ niệm cho người chiến sĩ, khi ra đi họ nhớ về rừng núi thăm thẳm, nhớ bát cơm chia sẻ ngọt bùi, nhớ con đường đi… Nhớ con người nơi đây, họ đã gắn bó cuộc đời của họ ở vùng đất này, khi ra đi để lại cho họ nhiều nhung nhớ về vùng núi rừng Tây Bắc.

 

0