Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận nội dung và nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi của các tác giả Ngô Gia Văn Phái, các tác giả đã ghi chép lại những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của của ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX ...
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận nội dung và nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi của các tác giả Ngô Gia Văn Phái, các tác giả đã ghi chép lại những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của của ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX của xã hội Việt Nam- một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam đương tời. Cuốn tiểu thuyết gồm mười bảy hồi, tác phẩm không chỉ có giá trị lịch sử ...
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận nội dung và nghệ thuật của Hoàng Lê nhất thống chí
Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi của các tác giả Ngô Gia Văn Phái, các tác giả đã ghi chép lại những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của của ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX của xã hội Việt Nam- một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam đương tời. Cuốn tiểu thuyết gồm mười bảy hồi, tác phẩm không chỉ có giá trị lịch sử sâu sắc mà còn có giá trị văn học cao.
Về nội dung: Hoàng Lê nhất thống chí đã xây dựng thành công hình tượng của người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ, đó là một con người thức thời, mưu trí, một vị vua anh minh, sáng suốt. Phẩm chất của bậc anh hùng, bậc quân vương này được thể hiện thông qua việc nắm bắt tình hình chính sự, nhanh chóng đưa ra những quyết định rứt khoát: lên ngôi hoàng đế và quyết định đưa quân ra bắc đánh quân thanh, Nguyễn Huệ trực tiếp đốc thúc quân lính, cả thủy lẫn bộ cùng đi.
Tuy là một người mưu trí hơn người nhưng Nguyễn Huệ còn là người biết trọng dụng hiền tài, biết đặt đại cục lên trên hết. Người đã cho mời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vào triều để hỏi ý kiến về việc đưa quân ra Bắc dẹp Thanh. Lời khẳng định của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp càng khẳng định được tài trí của Nguyễn Huệ: Bây giờ trong nước trống không, lòng người tann rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân thanh sẽ bị dẹp tan”.
Không chỉ là người mưu trí mà Nguyễn Huệ còn là nhà cầm quân, nhà chính trị vô cùng xuất sắc, điều này thể hiện qua các cuộc tuyển binh, huấn luyện binh lính và đặc biệt là cuộc tiến công thần tốc ra Bắc khiến cho quân Thanh vô cùng hoang mang, sợ hãi.
Ngoài ra, tác phẩm này còn nói về sự thất bại đầy cay đắng, nhục nhã của quân tướng nhà Thanh và vua tôi bán nước Lê Chiêu Thống. trước sức mạnh của quân ta, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, vội vàng đem theo binh lính trở về nước. Vua Lê Chiêu Thống sau khi nghe tin quân nhà Thanh thất bại cũng vội vàng thoát chạy về phía bắc bằng một chiếc tàu đánh cá.
Về nghệ thuật: Hoàng Lê nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi, các sự kiện lịch sử được tái hiện một cách chân thực và rõ nét. Thông qua việc xây dựng các cuộc đối thoại còn góp phần khắc họa lên tính cách của các nhân vật lịch sử trong tác phẩm.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
HOANG LE NHAT THONG CHI
NGÔ GIA VĂN PHÁI
LÊ CHIÊU THỐNG