02/06/2017, 13:31

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn 1. Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn như: +Văn bản thuyết minh Trọng tâm của phần tập làm văn này chính là việc học sinh có thể kết hợp thuyết minh với các phương thức khác như thuyết minh kết hợp với lập luận giải thích, thuyết minh kế ...

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn 1. Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn như: +Văn bản thuyết minh Trọng tâm của phần tập làm văn này chính là việc học sinh có thể kết hợp thuyết minh với các phương thức khác như thuyết minh kết hợp với lập luận giải thích, thuyết minh kế hợp với miêu tả. + Văn bản tự sự Trọng tâm: Sử dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt khác trong cùng một bài văn tự sự như: tự sự kết hợp với biểu cảm và nghị luận, tự ...

1. Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn như:

+Văn bản thuyết minh
Trọng tâm của phần tập làm văn này chính là việc học sinh có thể kết hợp thuyết minh với các phương thức khác như thuyết minh kết hợp với lập luận giải thích, thuyết minh kế hợp với miêu tả.
+ Văn bản tự sự
Trọng tâm: Sử dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt khác trong cùng một bài văn tự sự như: tự sự kết hợp với biểu cảm và nghị luận, tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm, tự sự kết hợp với lập luận.

2. Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh là:

+ Làm tăng tính chân thực cho bài văn. Từ đó người đọc có thể dễ dàng hình dung, tưởng tượng về đối tượng được miêu tả
+ Giải thích được rõ sự vật cần giải thích, làm sáng tỏ các thuật ngữ thuộc về chuyên ngành…
+ Đưa sự vật, hiện tượng gần hơn với người đọc.
Ví dụ: Thuyết minh về cái bút
+ Miêu tả về đặc điểm cấu tạo về ruột bút, vỏ bút, lò xo…để người đọc hiểu được nguyên lí cấu tạo cũng như nguyên lí hoạt động của chiếc bút ấy.
+ Những biện pháp nghệ thuật sử dụng: ví dụ như đầu của bút nhỏ và tròn như đầu một cây tăm. Vừa làm tăng tính sắc thái cho cây bút vừa khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc.


3. Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn bản miêu tả, tự sự:

+ Giống nhau: Sự kết hợp các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh giống với văn bản miêu tả, tự sự ở chỗ đều nhằm làm cho người đọc hiểu rõ hơn về đối tượng đang nói đến.
+ Khác nhau:
* Thuyết minh: Bám sát vào những đặc tính cụ thể của đối tượng, dù có kết hợp các yếu tố khác nhưng vẫn phải đảm bảo tính khách quan.
* Miêu tả: Không nhất thiết phải giống với những đối tượng thực ở ngoài cuộc sống, những đối tượng được nói đến thường được miêu tả qua lăng kính chủ quan của người viết.
* Tự sự: Đơn thuần là kể lại sự việc, hiện tượng bằng cảm nhận chủ quan nhưng  không có sự bộc lộ cảm xúc.

4. Nội dung chính của văn bản tự sự trong sách ngữ văn 9, tập một là:

+ Kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm
+ Kết hợp giữa tự sự và lập luận
+ Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự


* Vai trò, vị trí cảu các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận trong văn tự sự là:

+ Miêu tả nội tâm cho phép nhân vật bộc lộ tư tưởng, tình cảm cũng như những tư tưởng, quan niệm.
+ Lập luận trong văn bản tự sự có vai trò làm tăng tính thuyết phục đối với người đọc thông qua những hệ thống luận điểm chặt chẽ.

5. Khái niệm đối thoại, độc thoại nội tâm.

+ Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người,
+ Độc thoại là lời nói của một người nào đó không nhắm vào ai hoặc nói với chính mình.
+ Độc thoại nội tâm là hình thức độc thoại không phát ra thành lời.

6. Đoạn văn tự sự kể theo ngôi thứ ba: “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ.

Đoạn văn tự sự kể theo ngôi thứ nhất: “Thời thơ ấu” của Nguyên Hồng

0