02/06/2017, 13:31

Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của thủ tướng Vũ Khoan

Soan bai Chuan bi hanh trang vao the ki moi – Đề bài: Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của thủ tướng Vũ Khoan. 1. Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được phó thủ tướng Vũ Khoan viết vào năm 2001, là năm mở đầu của thế kỉ XXI và thiên niên kỉ thứ ba. Bài viết ...

Soan bai Chuan bi hanh trang vao the ki moi – Đề bài: Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của thủ tướng Vũ Khoan. 1. Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được phó thủ tướng Vũ Khoan viết vào năm 2001, là năm mở đầu của thế kỉ XXI và thiên niên kỉ thứ ba. Bài viết đã chỉ ra được những vấn đề cấp thiết đối với con người Việt Nam trong thời đại mới, đặc biệt là vai trò của thế hệ trẻ trong việc quyết định sự thành công của công cuộc xây ...

– Đề bài: .

1. Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” được phó thủ tướng Vũ Khoan viết vào năm 2001, là năm mở đầu của thế kỉ XXI và thiên niên kỉ thứ ba. Bài viết đã chỉ ra được những vấn đề cấp thiết đối với con người Việt Nam trong thời đại mới, đặc biệt là vai trò của thế hệ trẻ trong việc quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.

– Bài viết này được đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in vài tập “Một góc nhìn của trí thức”.

2. Bài viết đã được triển khai qua ba luận điểm chính, mỗi luận điểm phó thủ tướng Vũ Khoan lại chứng minh, phân tích bằng một loạt những luận cứ chặt chẽ, sinh động. Cụ thể như sau:

+ Để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì nhân tố quan trọng hàng đầu chính là con người.
+ Chỉ ra bối cảnh thực tại của thế giới, những yêu cầu, đòi hỏi cũng như những thách thức đặt ra trong thời kì mới và đặt ra nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

3. Trong bài viết này, tác giả cho rằng: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là điều quan trọng nhất”. Điều đó hoàn toàn đúng đắn. Bởi:

+Con người chính là nguồn nhân lực cốt yếu, là nguồn động lực lớn lao để phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước.
+ Trong thời kì hiện đại hóa hiện nay, con người càng đóng vai trò chủ đạo, bởi con người chính là chủ nhân của mọi hoạt động lao động sản xuất.
+ Con người chính là nhân tố chủ quan của quá trình phát triển đất nước, người làm chủ mọi sự phát triển.

soan bai chuan bi hanh trang vao the ki moi


4. Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách của con người Việt Nam. Điều đặc biệt ở đây chính là tác giả không nêu ra riêng rẽ những ưu điểm, nhược điểm mà để cho chúng sánh đôi, cứ mỗi ưu điểm lại đi kèm với một nhược điểm nhất định.

+ Con người Việt Nam thông minh, nhạy bén dễ nắm bắt cái mới nhưng lại thiếu đi những kiến thức cơ bản cũng như hạn chế về khả năng thực hành.
+ Cần cù, sáng tạo nhưng lại thiếu đi sự tỉ mỉ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương của thời đại mới.
+ Có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, công việc nhưng vẫn còn một bộ phận người đố kị, ganh ghét nhau trong công việc.
+ Thích ứng nhanh nhưng vẫn chưa thoát khỏi thói quen, nếp nghĩ của thời kì bao cấp, khôn vặt, ít giữ chữ tín, làm việc cảm tính.

5. Giống như những tác phẩm văn học và những bài học lịch sử khác về phẩm chất truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, tác giả Vũ Khoan đã chỉ ra được những điểm mạnh của con người Việt Nam, những vũ khí hữu ích trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Nhưng điểm đặc biệt ở đây là tác giả không chỉ đơn thuần nêu ra những điểm tốt, ca ngợi tuyệt đối tính cách của con người Việt Nam mà lại đặt trong quan hệ đối lập với những hạn chế, thiếu xót của những tính cách ấy. Cách nhận xét của tác giả khách quan và phản ánh đúng thực tế của con người, từ đó hướng người đọc đến những nhận thức đúng đắn, toàn diện hơn.

6. Trong văn bản, tác giả đã sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Cụ thể như:

+ Nước đến chân mới nhảy
+ Trâu buộc ghét trâu ăn
+ Liệu cơm gắp mắm
+ Bóc ngắn cắn dài.
Việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ này góp phần làm cho bài văn thêm sinh động, cụ thể, giàu ý nghĩa, kích thích liên tưởng của người đọc.

0