02/06/2017, 13:30

Soạn bài Những đứa trẻ ( Trích Thời thơ ấu của Mác-xim Gor-ki)

Soan bai nhung dua tre – Đề bài: Soạn bài Những đứa trẻ ( Trích Thời thơ ấu của Mác-xim Gor-ki) 1. Có thể chia bố cục bài thơ làm 3 phần: + Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”, đoạn văn nói về sự gắn bó của những đứa trẻ + Phần 2: Tiếp đến “không được đến nhà tao”, ...

Soan bai nhung dua tre – Đề bài: Soạn bài Những đứa trẻ ( Trích Thời thơ ấu của Mác-xim Gor-ki) 1. Có thể chia bố cục bài thơ làm 3 phần: + Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”, đoạn văn nói về sự gắn bó của những đứa trẻ + Phần 2: Tiếp đến “không được đến nhà tao”, sự ngăn cấm kết bạn của người lớn. + Phần 3: Còn lại: Sự bền chặt của tình bạn giữa những đứa trẻ – Trong truyện có những chi tiết được lặp đi lặp lại ở phần đầu cũng ...

– Đề bài:

1. Có thể chia bố cục bài thơ làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”, đoạn văn nói về sự gắn bó của những đứa trẻ
+ Phần 2: Tiếp đến “không được đến nhà tao”, sự ngăn cấm kết bạn của người lớn.
+ Phần 3: Còn lại: Sự bền chặt của tình bạn giữa những đứa trẻ

– Trong truyện có những chi tiết được lặp đi lặp lại ở phần đầu cũng như phần cuối của tác phẩm như: những đứa trẻ, những con chim, những câu chuyện cổ tích người dì ghẻ, người bà hiền hậu. Chính sự lặp lại này đã tạo ra sự kết nối chặt chẽ cho cả trích đoạn.

2. Giữa A-li- ô-sa và những đứa trẻ có sự tương đồng về hoàn cảnh cũng như  lứa tuổi. Vì vậy mà chúng nhanh chóng trở nên thân thiết và cùng tạo dựng lên một tình bạn bền chặt đến vậy:

+ Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và những đứa trẻ có sự tương đồng, chúng đều là những đứa trẻ mồ côi, sống thiếu thốn tình thương. A-li-ô-sa mồ côi cha, những đứa trẻ lại mất mẹ, sống cùng với dì ghẻ. Chính sự thiếu thốn về tình cảm đã tạo nên ở những đứa trẻ nỗi đồng cảm là khát cầu tình thương, do đó chúng nhanh chóng trở nên thân thiết, gắn bó.
+Hoàn cảnh của gia đình A-li-ô-sa và những đứa trẻ: Ông đại tá, tức là cha của những đứa trẻ là người thuộc tầng lớp thượng lưu, còn ông bà của A-li-ô-sa chỉ là một gia đình ở tầng lớp dưới, họ vốn không thể hòa hợp, thân thiết, việc cấm cản những đứa trẻ chơi với nhau là điều có thể hiểu được. Nhưng xưa nay những thứ gì càng bị cấm cản càng khiến cho chúng tò mò, muốn phá vỡ những rào cản ấy.

3. Hình ảnh của ba đứa trẻ:

+ “Và cả ba đứa có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại….Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con….Hai em nó im lặng, thằng bé nhất mím chặt môi và phồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó,ấn em nó cúi xuống”
+ “…Thằng lớn thường thở dài buồn bã…dường như nó sống trên trái đất này một trăm năm chứ không phải mười một năm…”

Ý nghĩa:

+Thể hiện được sự ngây thơ, trong sáng của những đứa trẻ, chúng đều là những đứa trẻ ngoan, được giáo dục tử tế.
+ Thể hiện được sự thấu hiểu, đồng cảm của cậu bé A-li-ô-sa với những đứa trẻ.

4. Nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm này chính là có sự đan lồng vào nhau giữa những câu chuyện thường ngày và những câu chuyện cổ tích, không chỉ tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện mà còn tạo ra sự hài hòa, hồn nhiên trong câu chuyện của những đứa trẻ, để từ câu chuyện về những mụ dì ghẻ trong cổ tích liên hệ đến người dì ghẻ của những đứa trẻ, từ hình ảnh người bà trong cổ tích để ca ngợi người bà đôn hậu của thực tại.

0