02/06/2017, 13:30

Soạn bài Đồng chí của Chính Hữu lớp 9

Soa bai Dong Chi – Đề bài: Soạn bài Đồng chí của Chính Hữu lớp 9 1. Câu thơ “Đồng chí” vang lên như lời tuyên bố, lời khẳng định mối quan hệ giữa những người lính vốn chẳng hề quen biết trước đó, đây là sự xác lập quan hệ bằng hữu đồng đội, đồng chí thân thiết. Câu thơ phá vỡ cấu ...

Soa bai Dong Chi – Đề bài: Soạn bài Đồng chí của Chính Hữu lớp 9 1. Câu thơ “Đồng chí” vang lên như lời tuyên bố, lời khẳng định mối quan hệ giữa những người lính vốn chẳng hề quen biết trước đó, đây là sự xác lập quan hệ bằng hữu đồng đội, đồng chí thân thiết. Câu thơ phá vỡ cấu trúc thơ bảy chữ của bài thơ, nhưng chính sự đột phá này lại tạo ra một kết cấu ấn tượng, tạo điểm nhấn cho bài thơ, thể hiện được đề tài chủ đạo của bài thơ, đó là tình đồng ...

– Đề bài:

1. Câu thơ “Đồng chí” vang lên như lời tuyên bố, lời khẳng định mối quan hệ giữa những người lính vốn chẳng hề quen biết trước đó, đây là sự xác lập quan hệ bằng hữu đồng đội, đồng chí thân thiết. Câu thơ phá vỡ cấu trúc thơ bảy chữ của bài thơ, nhưng chính sự đột phá này lại tạo ra một kết cấu ấn tượng, tạo điểm nhấn cho bài thơ, thể hiện được đề tài chủ đạo của bài thơ, đó là tình đồng chí.

Mạch cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ sau câu thơ “Đồng chí” cũng có sự thay đổi hoàn toàn:

+ Nếu như trước câu thơ “Đồng chí”, những người lính chỉ là những người hoàn toàn xa lạ, chẳng hề quen biết, họ gặp nhau cùng nhau chiến đấu là do có chung lí tưởng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Thì sau đó khi đã trở thành những người đồng chí thì họ trở nên khăng khít hơn, chia sẻ cùng nhau không chỉ những khó khăn của cuộc sống khắc nghiệt nơi chiến trường mà còn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.

2. Sáu câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã nêu ra những cơ sở của tình đồng chí, đó là sự tương đồng trong hoàn cảnh sống cũng như lí tưởng xả thân đầy cao đẹp cho Tổ quốc, quê hương:

+ Hoàn cảnh sống: Họ đều là những người nông dân nghèo đến từ khắp các vùng miền của tổ quốc, họ đều là những người nông dân sống bằng canh tác nông nghiệp, cùng trải qua những khó  khăn, khắc nghiệt của hoàn cảnh sống “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
+ Lí tưởng xả thân: Ở những người lính ấy đều có tình yêu quê hương, đất nước đầy mãnh liệt, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, họ sẵn sàng xả thân, cống hiến sức mình của công cuộc giải phóng đất nước, bảo vệ  quê hương cũng như bảo vệ cuộc sống của chính những người lao động nghèo như họ.

soan bai dong chi cua chinh huu

3. Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội của những người lính, những cơ sở để làm nên sức mạnh tinh thần:

+ Sẵn sàng hi sinh vì độc lập của đất nước, ở ý thức mạnh mẽ của người lính, họ nhờ nhau chăm sóc ruộng vườn, gia đình của nhau.
+ Chia sẻ với nhau những điều kiện sinh hoạt đầy thiếu thốn nơi chiến trường khắc nghiệt: “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “miệng cười buốt giá”, “chân không giày”.
+ Cùng nhau chiến đấu: không gian đầy khắc nghiệt “rừng hoang sương muối”, nhưng họ vẫn kề vai sát cánh đứng bên nhau chờ giặc tới, thực hiện hành động bảo vệ tổ quốc, hiện thực hóa lí tưởng hòa bình.

4. “Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
_ Câu thơ thể hiện được điều kiện chiến đấu đầy khắc nghiệt, nơi rừng núi hoang vu hiểm trở, những trận sương muối lạnh buốt người. Trong không gian, điều kiện khó khăn ấy, những người lính vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
_Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp, những khó khăn không làm những người lính nản chí, họ cùng nhau chiến đấu.
_ Hình ảnh vầng trăng treo trên ngọn súng gợi ra ánh sáng của hòa bình, của tự do.

5. Tác giả đặt tên bài thơ là “Đồng chí” bởi:

+ Đây chính là nội dung chủ đạo của bài thơ, nói về tình đồng đội, đồng chí của những người lính trong chiến tranh.
+ Lí giải cơ sở sức mạnh của  dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đó chính là sức mạnh của tình đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người.

6. Hình ảnh những người lính thời kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp. Đó là những con người sẵn sàng xả thân vì quê hương, vì độc lập tự do của Tổ quốc, họ sẵn sàng dâng hiến cả tuổi xan cho sông núi quê hương. Đẹp hơn nữa chính là thế giới tâm hồn, là tình cảm gắn bó của những người lính, trong không gian đầy khắc nghiệt, thiếu thốn họ luôn có ý thức gắn bó, sống đùm bọc, tương trợ nhau không chỉ trong cuộc sống mà cả trong chiến đấu.

0