Soạn bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Soan bai Chiec luoc nga – Đề bài: Soạn bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng văn lớp 9. 1. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” kể về cuộc gặp mặt sau nhiều năm xa cách của hai bố con là ông Sáu và bé Thu. Trong một lần về nghỉ phép, ông Sáu về nhà với tâm trạng nôn nao, bồi hồi vì sắp ...
Soan bai Chiec luoc nga – Đề bài: Soạn bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng văn lớp 9. 1. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” kể về cuộc gặp mặt sau nhiều năm xa cách của hai bố con là ông Sáu và bé Thu. Trong một lần về nghỉ phép, ông Sáu về nhà với tâm trạng nôn nao, bồi hồi vì sắp được gặp bé Thu, con gái của ông. Vì ông Sáu đi lính từ khi bé Thu còn rất nhỏ nên bé chưa hề biết mặt ba. Chính vì vậy trong lần gặp mặt đầu tiên, sự hồ hởi, xúc động của ...
– Đề bài: văn lớp 9.
1. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” kể về cuộc gặp mặt sau nhiều năm xa cách của hai bố con là ông Sáu và bé Thu. Trong một lần về nghỉ phép, ông Sáu về nhà với tâm trạng nôn nao, bồi hồi vì sắp được gặp bé Thu, con gái của ông. Vì ông Sáu đi lính từ khi bé Thu còn rất nhỏ nên bé chưa hề biết mặt ba. Chính vì vậy trong lần gặp mặt đầu tiên, sự hồ hởi, xúc động của ông Sáu đã khiến cho bé Thu sợ hãi. Vết sẹo lớn trên mặt của ông Sáu là nguyên nhân khiến cho bé Thu kiên quyết không chịu nhận ông Sáu là bố, vì ông Sáu không hề giống như trong bức ảnh của ba mà bé Thu đã nhìn thấy. Không chịu nhận cha, bé Thu đối xử rất lạnh lùng, có phần hỗn hào với ông Sáu. Trong một lần tức giận vì thái độ ngang bướng của bé Thu, ông Sáu đã đánh con, khi kết thúc kì nghỉ phép, ông Sáu buồn bã lên đường nhưng vào phút cuối cùng thì bé Thu đã chạy đến và nhận ông Sáu là ba. Ông Sáu đã hứa với bé Thu khi trở về sẽ mang cho bé một cây lược. Hi sinh trong chiến trận, ông Sáu đã nhờ người đồng đội của mình là ông Ba chuyển lại cây lược cho bé Thu.
Tình huống bộc lộ tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu chính là khoảnh khắc bé Thu nhận ba.
2. Diễn biến tâm lí và hành động của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng, khi ông Sáu được về phép:
+ Ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba của bé. Vết sẹo dài trên mặt ông Sáu vì xúc động mà đỏ ứng, giật giật khiến cho bé Thu sợ hãi, khóc và chạy về nhà.
+ Quyết không chịu nhận cha, vì ông Sáu không phải người cha trong bức ảnh. Bé Thu cự tuyệt mọi sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình, ăn nói chổng với ba. Đỉnh điểm của hành động ngang bướng, kiên quyết không chịu nhận ba của bé Thu là trong bữa ăn gia đình, bé Thu đã hất cái trứng mà ông Sáu gắp vào bát mình.
+Khi được bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra mọi việc và chịu nhận ông Sáu là ba. Hình ảnh bé Thu chạy lại nhận ba vào giây phút ông Sáu lên đường là chi tiết cảm động nhất của truyện ngắn này.
Qua những hành động của bé Thu, có lẽ nhiều người cho rằng bé Thu là một đứa bé ngang bướng, không biết lí lẽ, đến giây phút cuối cùng mới chịu nhận ba. Nhưng xem xét những hành động của bé Thu cũng như những diễn biến tâm lí của bé thì ta không thấy vậy. Bé Thu không chịu nhận ba bởi vì rất yêu ba, người ba trong tiềm thức của bé Thu không hề giống với người ba thực tại. Vì vậy hành động chống đối chính là sự bảo vệ hình ảnh người cha trong trái tim mình.
3. Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu với con gái được thể hiện qua các chi tiết:
+ Về nghỉ phép với tâm trạng nôn nao, hồi hộp vì biết sắp được gặp con
+ Thấy đứa trẻ chơi gần đó thì nhận ra ngay đó chính là bé Thu, con mình.
+ Ông chạy đến ôm bé Thu vào lòng và nói “Thu, con”. Cái ôm chất chứa bao nhiêu tình yêu, nỗi nhớ của người cha
+ Dù bé Thu không chịu nhận mình nhưng ông Sáu vẫn luôn quan tâm, tìm cách để được gần gũi với con
+ Ông Sáu đã vô cùng hối hận khi đánh con
+ Khi vào chiến trường, ông vẫn giữ lời hứa tặng con chiếc lược. Ông luôn mang chiếc lược bên mình.
+ Khi hi sinh, lời trăn trối cuối cùng là nhờ ông Ba mang cây lược về cho bé Thu.
4. Truyện theo lời trần thuật của ông Ba- người đồng đội của ông Sáu, cũng là người ông Sáu nhờ mang cây lược ngà về cho bé Thu. Cách chọn vai kể như vậy góp phần xây dựng lên một câu chuyện chân thực, sinh động, phản ánh được khái quát tâm trạng, hành động không chỉ của riêng một nhân vật nào mà có sức khát quát được toàn bộ nhân vật chính.