02/06/2017, 13:32

Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng I. Khái niệm văn bản nhật dụng – Các khái niệm: + Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. + Cập nhật có nghĩa là kịp thời đáp ...

Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng I. Khái niệm văn bản nhật dụng – Các khái niệm: + Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi. + Cập nhật có nghĩa là kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật thể hiện rõ nhất ở chức năng và đề tài: đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, ...

I. Khái niệm văn bản nhật dụng

– Các khái niệm:

+ Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.
+ Cập nhật có nghĩa là kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại.
Tính cập nhật thể hiện rõ nhất ở chức năng và đề tài: đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá…những vấn đề, những hiện tượng…gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.
+ Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật dụng , nhưng nó vẫn là yêu cầy quan trọng vì văn có hay thì mới làm người đọc thấm thía.

II. Nội dung của các văn bản nhật dụng đã học.

+ Ở lớp 6 là những bài viết về di tích lịch sử, về danh lam thắng cảnh, về quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
+ Ở lớp 7 đó là các bài viết về giáo dục, vai trò của người phụ nữ, về văn hóa.
+ Ở lớp 8 đó là vấn đề môi trường, tệ nạn ma túy, thuốc lá, dân số và tương lai loài người.
+ Ở lớp 9 là vấn đề về quyền sống của con người, bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

III. Hình thức của văn bản nhật dụng

– Hình thức văn bản đa dạng: tác phẩm văn chương, thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận…
– Phương thức biểu đạt khác nhau:  tự sự và miêu tả, nghị luận và biểu cảm, miêu tả và biểu cảm..

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng

+ Lưu ý đặc biệt đến loại chú thích về các sự kiện
+ Liên hệ vấn đề được đặt ra với cuộc sống bản thân và tình hình đời sống của cộng đồng.
+ Có kiến giải riêng, quan điểm riêng, đề xuất những kiến nghị và giải pháp.
+ Vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng và ngược lại.
+ Phải căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung.

0