02/06/2017, 13:29

Soạn bài Luận điểm trong bài văn nghị luận

Soạn bài Luận điểm trong bài văn nghị luận 1. Đọc các câu thơ dưới đây trong Truyện Kiều và rút ra một luận điểm về vai trò của đồng tiền đối với cuộc sống con người trong xã hội phong kiến. _ Trong tay sẵn có đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì _ Định ngày nạp thái vu quy Tiền lưng đã có ...

Soạn bài Luận điểm trong bài văn nghị luận 1. Đọc các câu thơ dưới đây trong Truyện Kiều và rút ra một luận điểm về vai trò của đồng tiền đối với cuộc sống con người trong xã hội phong kiến. _ Trong tay sẵn có đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì _ Định ngày nạp thái vu quy Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong _ Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền _ Có thể rút ra từ những câu thơ trên luận điểm như sau: + Xã hội phong kiến trong truyện ...

1. Đọc các câu thơ dưới đây trong Truyện Kiều và rút ra một luận điểm về vai trò của đồng tiền đối với cuộc sống con người trong xã hội phong kiến.

_ Trong tay sẵn có đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì
_ Định ngày nạp thái vu quy
Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong
_ Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền

_ Có thể rút ra từ những câu thơ trên luận điểm như sau:
+ Xã hội phong kiến trong truyện Kiều là xã hội của đồng tiền, trong xã hội ấy chỉ cần có tiền có thể đổi trắng thay đen, bất chấp luân lí, đạo đức.
+ Vu quy là công việc lớn nhất của đời người nhưng sự xuất hiện của đồng tiền làm mất hết những ý nghĩa đẹp đẽ của nó.
+ Bọn sai nha vì tiền mà hoành hành tác quái, vì tiền chúng không ngại đổ oan cho người lành.

2. Nối kết nghĩa của hai câu tục ngữ sau đây để đưa ra một luận điểm.

_ Không thầy đố mày làm nên
_ Học thầy không tày học bạn

Ở trong hai câu tục ngữ này có ý nghĩa trái ngược nhau bởi mỗi câu lại nhấn mạnh đến một khía cạnh của việc học:
+ Câu 1: Vai trò của người thầy
+ Câu 2: Vai trò của việc học bạn
Tuy có những bất đồng nhưng ta vẫn có thể kết nối chúng lại với nhau thành một luận điểm như sau:
+ Việc học không thể thiếu đi những người thầy nhưng bên cạnh đó phải đề cao việc học tập từ những người bạn.
+ Học tập từ những người bạn là một cách học tập hiệu quả, tuy nhiên  cũng cần phải có một người thầy để định hướng cho ta những đường đi đúng đắn nhất.

3. Từ các câu danh ngôn dưới đây, hãy rút ra những luận điểm đúng đắn về việc đọc sách:

( 1) Đọc sách là cách học tốt nhất, theo dõi từng tư tưởng vĩ đại của vĩ nhân, là cách học thú vị nhất.
                                                                                                  ( A.Puskin)
(2) Người nào chỉ đọc đôi chút cũng đã có trình độ cao hơn nhiều so với người không đọc gì cả.
                                                                                            ( V. Bi- ê-lin-xki)
(3) Đọc sách mà không suy nghĩ khác nào ăn mà không tiêu.
( E. Bur- ke)
(4) Đọc cuốn sách hay cũng như được trò chuyện với người bạn thông minh
( L.Tôn- xtôi)
(5) Không có quyển sách nào hay đối với người dốt, không có tác phẩm nào dở với người thông minh.
( Đi- Đơ- rô)
(6) Nền văn hóa ở một nước cao hay thấp không phải chỉ ở các nhà văn mà chính là ở độc giả.
( Nhất Linh)

Có thể rút ra các luận điểm từ những ý kiến trên như:
+ Đọc sách là cách tiếp thu tri thức hiệu quả nhất, nhanh nhất.
+ Đọc sách dù ít hay nhiều cũng có thêm những tri thức mới.
+ Đọc sách phải suy ngẫm mới có hiệu quả
+ Cuốn sách như một người bạn thông minh.
+ Cái hay cái dở không phải do cuốn sách mà do tầm nhận thức của người đọc nó.
+ Nhà văn là người sáng tạo nhưng độc giả mới chính là những người phản ánh trình độ văn hóa của từng nước.

5. Đọc lại truyện ngụ ngôn Việt Nam “Thầy bói xem voi” và tự rút ra một số luận điểm về cách suy nghĩ, đánh giá và việc tiếp thu ý kiến của người khác.

Trong câu chuyện Thầy bói xem voi có thể rút ra những luận điểm như sau:
+ Muốn đánh giá một sự vật hiện tượng nào đó cần có sự đánh giá toàn diện, tránh cái nhìn hạn hẹp, phiến diện, không đầy đủ.
+ Cần lắng nghe ý kiến của người khác để hoàn thiện hiểu biết của bản thân, dù ý kiến ấy đúng hay sai thì ta cũng tự rút được những bài học cho riêng mình.
+ Tự tin vào bản thân là tốt nhưng không nên lấy những hiểu biết của mình làm chuẩn mực, thước đo đánh giá, nhận xét, thậm chí là phê phán về người khác, bởi những thứ ta biết chưa chắc đã đúng hoàn toàn mà những thứ người khác biết chưa hẳn đã sai.

6. Có thể rút ra những luận điểm từ mẩu truyện là:

+ Nghệ thuật phải được cảm nhận từ nông đến sâu, từ cơ bản đến phức tạp.
+ Thưởng thức nghệ thuật phụ thuộc nhiều vào yếu tố đối tượng thưởng thức.
+ Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật không phải do người sáng tạo định đoạt mà do người thưởng thức đánh giá.

0