23/05/2018, 15:50

Sâu xám hại hoa lily, hoa loa kèn

Trong nước có ở khắp các vùng trồng hoa Lily, hoa Loa kèn từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Đây là loài sâu đa thực điển hình, nó có thể phá hại hàng trăm loại và cây dại khác nhau thuộc nhiều họ thực vật khác nhau. ở nước ta nó phá hại nhiều trên các cây: lương thực, thực phẩm, cây hoa, ...

Trong nước có ở khắp các vùng trồng hoa Lily, hoa Loa kèn từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Đây là loài sâu đa thực điển hình, nó có thể phá hại hàng trăm loại và cây dại khác nhau thuộc nhiều họ thực vật khác nhau. ở nước ta nó phá hại nhiều trên các cây: lương thực, thực phẩm, cây hoa, …

Mức độ và triệu chứng gây hại

Sâu xám là loại sâu hại nguy hiểm đối với cây hoa Lily, hoa Loa kèn và các cây hoa màu gieo trồng trong vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta. Các pha phát triển của sâu xámCác pha phát triển của sâu xám

 

Sâu non tuổi nhỏ thường ăn nhu mô lá và cắn thủng lá,

Sâu non tuổi lớn thường cắn đứt gốc cây con khi cây hoa Lily hoa Loa kèn có 5 – 6 lá và kéo về nơi trú ẩn ở dưới đất để ăn,

Khi cây hoa đã lớn sâu có thể cắn đứt đỉnh sinh trưởng.

– Đặc điểm hình thái

+ Ngài (trưởng thành ): Dài 16 – 23 mm, thân màu nâu tối. Râu đầu con cái dạng sợi chỉ, con đực dạng răng lược kép. Cánh trước có các vân hình quả thận, vân hình tròn và vân hình gậy và viền xung quanh của các vân này đều có màu đen. Mép trước cánh trước màu nâu đen trên đó có 6 chấm nhỏ màu trắng tro. Cánh sau có màu trắng tro.

+ Trứng: Có hình bán cầu có đường kính 0,5 x 0,6 mm, trên đỉnh quả trứng có núm lồi lên, xung quanh núm này có các đường sống nổi toả suống dưới. Trứng mới đẻ có màu trắng sữa sau chuyển thành màu hồng sau đó lại chuyển sang màu tím thẫm.

+ Sâu non: sâu non đẫy sức dài 37 – 47 mm, cơ thể có màu xám đất hay đen bóng còn phía dưới bụng có màu nhạt hơn. Đầu màu nâu xẫm, trên lưng có các vạch lưng rõ rệt, trên da phân bố đầy nốt đen. Mảnh mông cuối bụng có 2 đường đai dọc màu nâu đậm.

+ Nhộng: Dài 18 – 24 mm, có màu cánh gián. Cuối bụng có một đốt gai ngắn.

Quy luật phát sinh, phát triển và gây hại

Ngài vũ hoá trưởng thành vào lúc chập tối, trưởng thành hoạt động về ban đêm nhưng hoạt động mạnh nhất là từ 19 – 23 giờ, còn ban ngày thì ẩn nấp trong các kẽ đất.

Sau khi vũ hoá được 3 -5 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, trứng được đẻ rải rác hoặc thành từng ổ 1 – 3 quả trên bề mặt lá gần mặt đất hoặc trong các kẽ nứt của đất hoặc trên cỏ dại. Ngài đẻ trứng không có tính chọn lọc ký chủ vì sâu non là loài đa thực.

Trung bình một trưởng thành cái đẻ được khoảng 1000 quả, tuy nhiên sức sinh sản của ngài nhiều hay ít hơn là phục thuộc vào điều kiện thức ăn của sâu non và sự ăn thêm của trưởng thành.

Trưởng thành gần như không có xu tính với ánh sáng đèn bình thường nhưng với ánh sáng cực tím thì có thể thu bắt được trưởng thành, trưởng thành có tính ăn thêm, có xu tính với mùi vị chua ngọt.

Sâu non có 5 tuổi, một số ít có 7- 8 tuổi. Sâu non mới nở đầu tiên ăn vỏ trứng đến tuổi 1 và tuổi 2 thì bò lên cây ăn nhu mô lá, gặm thủng lá hoặc khuyết lá đến tuổi 3 khi mà miệng đã cứng cáp chúng bắt đầu gặm quanh thân, còn từ tuổi 4 trở đi sâu non chui suống đất sinh sống và cứ đến chiều tối hay là vào sáng sớm thì bò lên cắn đứt ngang thân cây hoa Lily hoa Loa kèn non kéo thụt xuống đất nơi nó sinh sống để ăn.

Sâu non tuổi 6 gây hại mạnh nhất mỗi đêm có thể cắn đứt 3 – 4 cây hoa Lily hoa Loa kèn non. Sâu xám gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây Lily, hoa Loa kèn còn non.   Sâu non có tập tính giả chết khi bị động, nó cuộn tròn lại một lúc sau mới bò đi nơi khác.

Sâu non có tính hiếu chiến, chúng ăn thịt lẫn nhau khi nuôi chung và trong điều kiện thiếu thức ăn. sâu non chịu đói tốt (tuổi 1 có thể nhịn ăn 3 ngày, sâu non tuổi 5 có thể nhịn đói 6 – 10 ngày) nhưng chịu nước kém (với sâu non tuổi 4 và tuổi 5 nếu bị ngâm nước trong 32 giờ thì sẽ bị chết).

Sâu non đẫy sức chui xuống đất hoá nhộng ở độ sâu 2 – 5 cm, trước khi hoá nhộng nó tạo một kén bằng đất rồi chui vào đó hoá nhộng.

Quá trình phát triển cá thể của sâu xám trên đồng ruộng trải qua 4 giai đoạn, thời gian phát dục các giai đoạn có liên quan chặt chẽ với điều kiện sinh sống, nhưng nhìn chung thời gian phát dục các giai đoạn của sâu như sau: trưởng thành 9 – 15 ngày, trứng trong vụ đông xuân 5 – 11 ngày (phụ thuộc vào nhiệt độ), sâu non trong vụ vụ đông xuân 22 – 63 ngày (phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn), nhộng trong vụ đông xuân (7 – 13 ngày) (phụ thuộc vào nhiệt độ).

Vòng đời trung bình của sâu xám hại trên đồng ruộng là 40 – 60 ngày.

Quy luật phát sinh gây hại của sâu xám hại hoa trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với điều kiện sinh sống trong đó có:

Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm không khí: nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của sâu là 21 – 25C, độ ẩm thích hợp là 75%.

Nếu nhiệt độ > 30C hay nhiệt độ < 21C thì sức sinh sống của ngài giảm, nếu nhiệt độ > 30C thì nhộng bị chết còn nếu ở 2 – 3C thì nhộng cũng bị chết. Nếu độ ẩm < 60 – 65 % thì sâu non tuổi 1 có thể bị chết hàng loạt.

Với yêu cầu về điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như vây nên sâu xám hại hoa phát sinh gây hại nặng cho hoa Lily hoa Loa kèn vụ vụ đông xuân, gây hại nặng trong tháng 1 – 2 và giảm dần cho đến tháng 4).

Độ ẩm đất: Đất quá ẩm hay quá khô đều không thích hợp cho sự phát dục của sâu. Đất qua khô làm trứng không nở được, sâu non bị chế hàng loạt, nhộng không vũ hoá được hoặc có thì không bay được; còn ngược lại nếu đất quá ẩm (bị ngập nước) thì sâu non bị chết, nhộng cũng không vũ hoá được.

[AdSense-B]

 Tính chất của đất: Đất thịt nhẹ, cát pha, đất tơi xốp, đất dễ thoát nước là điều kiện thích hợp cho sâu xám hại hoa phát sinh gây hại.

Thiên địch: Tập đoàn thiên địch của sâu xám hại hoa Lily, hoa Loa kèn rất phong phú và đa dạng, nó bao gồm:

Ký sinh: Ong đen kén trắng – Bracon sp. và ruồi họ – Tachinidae …

Bắt mồi ăn thịt: Bọ đuôi kìm, chim….

Vi sinh vật gây bệnh: Các loài nấm trong bộ – Entomophthorales thường gặp trong các tháng của mùa xuân, sâu bị chết trên cây quanh mình sẽ có một lớp phấn trắng.

Hàng năm sâu xám hại hoa phát sinh 3 lứa:

Lứa 1: phát sinh vào tháng 10 – tháng 11

Lứa 2: phát sinh vào tháng 12 – tháng 3 năm sau đây là lứa gây hại nặng và quan trọng nhất.

Lứa 3: phát sinh vào tháng 4 – tháng 5.

Biện pháp phòng chống

– Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu dọn tàn dư và cỏ dại nhất là rau muối để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu xám hại hoa lyli – hoa loa kèn trên đồng ruộng khi cây trồng chính đã thu hoạch (vì đây là loài sâu đa thực).

– Vào sáng sớm và chiều mát có thể đi thăm ruộng để thu bắt sâu non (vì đó là thời điểm sâu non bắt đầu chui ra khỏi chỗ ẩn nấp để gây hại).

– Gieo trồng đúng thời vụ, gieo tập trung, bón phân đúng quy trình kỹ thuật để tránh thời kỳ xung yếu của cây trùng vào thời kỳ sâu non ra rộ

-Sử dụng bả chua ngọt để thu bắt trưởng thành trước khi nó đẻ trứng bằng cách vào đầu vụ hoa Lily, hoa Loa kèn (đầu tháng 10 – đầu tháng 11) thì đặt bẫy thăm dò nếu thấy 3 đêm liền mỗi đêm bắt được 3 con trưởng thành  thì cần tiến hành đặt bẫy đồng loạt.

Công thức bả độc: 4 phần giấm (đường đen) + 4 phần giấm + 1 phần nước lã + 1% thuốc trừ sâu.

Đối với con sâu xám hại hoa việc dùng thuốc hoá học là không cho hiệu quả cao vì sâu non ẩn nấp ở trong đất hay ở những nơi kín đáo nên khi phun thuốc thì thuốc trừ sâu sẽ không đến được với sâu, tuy nhiên đối với những vùng mà có tiền sử bị sâu xám hại hoa phá hại thì ta có thể rắc thuốc vào trong đất trước khi trồng như thuốc: Vibaba 10 H, Vicarp 4 H…

0