23/05/2018, 15:50

Đặc tính thực vật của cây sứ Thái Lan

Cây Sứ Thái Lan có thân thảo, mặc dầu trong phần lõi của cây cỏ mô gỗ tương đối cứng. Thân mọng nước (mủ), bề ngoài trỏng yếu ớt, nhưng cây lại có sức sống dẻo dai. Những được ba bốn mươi năm tuổi, thân to cao đến vài thước, bề ngoài da xám xịt ra dáng cổ thụ, nhưng vẫn lắm cành, sai hoa, không ...

Cây Sứ Thái Lan có thân thảo, mặc dầu trong phần lõi của cây cỏ mô gỗ tương đối cứng. Thân mọng nước (mủ), bề ngoài trỏng yếu ớt, nhưng cây lại có sức sống dẻo dai. Những được ba bốn mươi năm tuổi, thân to cao đến vài thước, bề ngoài da xám xịt ra dáng cổ thụ, nhưng vẫn lắm cành, sai hoa, không lộ ra dấu hiệu gì suy kiệt.

Nhờ vào đâu mà Sứ Thái Lan có đời sống lâu năm như vậy ? Nhờ vào bộ rễ tốt ? Hay nhờ vào sự dự trữ sức sống tiềm ẩn bên trong phần rễ củ của nó

1/ Thân cây sứ thái lan

Thân cây Sứ Thái Lan thường thấp và căng mập, dưới có củ rễ thật to chẳng khác gì một cái bướu và trên thân mang nhiều cành lá. Trong thân lúc nào cũng mọng nước, đó là thứ mủ trắng đục. Lớp vỏ mỏng bên ngoài cúa cây già có màu xám mốc, còn ở thân cây tơ hay đoạn đầu cành thì vỏ có màu xanh lợt. Trong vỏ có chứa nhựa dẻo, vị rất đắng. Mủ Sứ rất độc, có hại cho mắt nếu lở để văng vào.

Trên thân mang nhiều cành, mỗi cành thường phân nhánh ra hai hoặc ba chi nhỏ nữa. Cành thường suôn đuột, trơ trụi, vì khi lá già rụng đi chỉ để lại trơ cành. Chỉ có đầu cành là lá mọc dày đặc, nêu không được cắt tỉa thì cành sứ mọc dài ra, trông yếu ớt.

Để có cây Sứ tán lá đẹp, cành nhánh cân đối với thân lùn mập, cứ sau mỗi đợt hoa tàn, ta nên cắt bới nhánh để chúng nẩy ra nhiều cành mới, ra nhiều hoa hơn.su thai lan

2/ Rễ cây Sứ

Tuy là cây cùng có xuất xứ từ sa mạc, nhưng cây Sứ Thái Lan có bộ rễ mạnh hơn bộ rễ của cây Xương rồng. Nhờ có bộ rễ như vậy nên cây Sứ Thái Lan mới không ngã đổ khi gặp mưa to gió lớn, và cây lúc nào cũng mập mạnh, sung sức do được cung cấp đầy đu chất dinh dưỡng cùng như muối khoáng lấy từ đất trồng.

Bộ rễ của Sứ Thái Lan có đủ rễ Cái và rỗ con. Rễ Cái còn gọi là rễ cọc, là rễ chính mọc tiếp nối từ thân ra, vừa to vừa dài, cũng mọng nước mập tròn như thân cây Sứ vậy. Rễ cái của Sứ Thái Lan không đủ sức mọc thẳng xuống tận tầng đất sâu như nhiều giống cây khác, mà lại bò ngoằn ngoèo ở tầng đất mặt.

Rễ con thì nhiều, đó là những rễ nhỏ màu trắng dầu có phủ lông mịn nằm ở đầu rễ lớn, có nhiệm vụ len lỏi trong đất để hút chất bổ dưỡng nuôi cây.

Khi trồng trong chậu, rễ Cái lâu ngày cũng phình to ra, rồi do ngoại cảnh tác động nên biến dạng tạo nên những hình thù quái di, lắm khi ngộ nghĩnh không ngờ.

Thường thì mỗi lần sang chậu đổ thay đất trong chậu, những nghệ nhân có tay nghề cao coi đây là cơ hội tốt để uốn sửa bộ rễ cái theo đúng ý mình rồi đôn dần lên mặt chậu cho rỗ mọc lộ thiên. Nhờ vào bàn tay khéo léo, cộng với óc sáng tạo tuyệt vời, trong đó có sự kiên tâm trì chí, nhiều nghệ nhần hoa kiểng đã tạo nên được những “tác phẩm sống” mang tính nghệ thuật này. Cây Sứ trồng bằng cách giâm cành hay chiết cành đều có bộ rễ Cái này.

Trồng trong chậu rẽ con cùng phát triển mạnh, để lâu ngày cũng phát triển thành một “mùi” lớn choán gần hết dung tích của chậu trồng, khiến đất trồng bị ít đi, không đủ chất đinh dưỡng để nuôi cây. Đã thế, khi rễ con đã mọc quá nhiều thì nó sẽ bít chặt các lỗ thoát nước trổ dưới đáy chậu, khiến nước tưới bị ứ đọng, làm thúi rễ, chết cây. Vì như quí vị đã biết Sứ Thái Lan không chịu đất trồng bị trương nước.

Mỗi lần thay chậu ta nên tỉa bỏ bớt những phần rễ con mọc quá dài ; ngay những chiếc rễ xét ra thừa thải cũng bị cắt bỏ để giúp bộ rễ được gọn nhẹ hơn. Nhờ đó mà lượng đất cho vô chậu được nhiều hơn. Những vết cắt xén ở rễ sẽ chóng thành sẹo, nếu dùng sơn bôi kín.

3/ Củ rễ

Cây Sứ Thái Lan nếu trồng từ hột giống sẽ có một phần lồi ra ở đoạn cổ rễ (vị trí nằm giữa thân và rễ Cái) gọi là Củ. Chỉ có những cây Sứ mọc lên từ hột mới có Củ này. Còn bằng cành, dù trồng lâu năm cũng không ra Củ được.

Củ chẳng khác gì một cái “bướu” của cây Sứ, lồi hẳn ra ở cổ rễ và trồi hẳn lên mặt đất. Cây to thì củ càng lớn, và đây là cái kho dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cây khi nguồn thức ăn có trong đất bị cạn kiệt. Bằng chứng cho thấy nếu đất trống trong chậu quá lâu ngày không còn chất dinh dưỡng nữa, hoặc cây bị sống trong mỏi trường khô hạn quá lâu do không được thường xuyên chăm sóc tưới bón, thì cây sẽ sống tự tức bằng nguồn thức ăn dự trữ sẵn ở Củ, do đó Củ sẽ hị xọp lại, nhăn da chứ không còn căng phồng như trước. Thế nhưng, nếu đất trong chậu được tưới bón bổ sung đầy đủ bổ dưỡng chẳng bao lâu Củ sẽ phình to trở lại, lớp da bên ngoài không còn nhăn nheo thảm hại nữa. Do đó, chỉ cần nhìn vào thể trạng của Củ căng phồng hay nhăn nheo là ta dễ dàng đoán được môi trường sống của cây Sứ đó tốt xấu ra sao …

Củ của Sứ Thái Lan thường rất to, thường choán hết hai phần ba diện tích mặt chậu. Bên trong Củ chứa mô giữ nước và nhựa đục gọi là mủ, do trương nước nên trông lúc nào cũng căng phồng.

Từ lúc còn là cây con một vài tháng tuổi, củ đã hình thành, đoạn gốc phình to ra như cái chai, hoặc mang hình dáng của trái bầu nậm trông rất dễ thương.

về mặt thẩm mỹ, Củ đã tạo nên vẻ đẹp và lạ cho cây, vì Củ tự nó tạo nên nhiều hình thù tự nhiên rất độc đáo: có Củ hình người, có củ hình thú vật, hoặc giống một phần nào đó của cơ thể, đôi khi rõ ràng, đôi khi phải mường tượng mới hiểu nổi. Sứ Thái LanSứ Thái Lan

Cây Sứ Thái Lan có Củ càng đẹp, nếu ở Củ gợi hình rõ nét càng có giá trị cao. Vì vậy, nhìn vào cây Sứ, hình ảnh gợi nhìn dập vào mắt ta trước tiên thường là phần Cú này, sau đó mới đến hoa và các bộ phận khác. Nếu tính về thang điểm, chắc chắn Củ Sứ sẽ được xếp với thứ bậc cao, ít ra cũng ngang ngửa với hoa, kế đó là tán lá …

Trong trường hợp bi thương tật do vết dao, hay cú va giập nào đó chạm sâu vào tạo thành vết thương lớn, nếu trồng tiếp, vết thương đó sẽ thúi dần và dẫn đến cái chết cho cây. Cách cứu chữa hữu hiệu là phải bứng ngay cây Sứ đó ra khỏi chậu, rủ bỏ hết phần đất dính vào bộ rễ, rồi lấy chút vôi ăn trầu bôi kín vết thương. Việc sau cùng là treo ngược cây Sứ lên vào nơi im mát trong nhà khoảng một tháng.

Thời gian này ta nên “quên” bẵng nó đi, không chăm sóc cũng không tưới nước, tự nhiên vết thương đó sẽ lành, tự nó “kéo da non” và đầy đặn lại như cũ (cách làm này cũng thực hiện đối với rễ Cái bị thương tật).

Khi đem trồng lại, ta đã có cây Sứ kiểng tươi tốt và có giá trị như củ.

Trồng Sứ Thái Lan ta nên giữ gìn phần Củ này cẩn thận, tránh để trẻ nhỏ lại gần nghịch phá làm trầy xước. Ngay phần rễ Cái được đôn cơi lên mặt chậu cũng phải giữ gìn cẩn thận như vậy. Khổ nổi đây là bộ phận của cây dễ bị va chạm, mỗi khi đến gần chăn sóc như tưới nước vun phân …

4/ Lá Sứ Thái Lan

Sứ Thái Lan trông cành trơ trụi, nhưng cũng có nhiều lá. Lá tập trung mọc ở đầu cành. Lá Sứ mọng nước nên dày, cứng mình chứ không mềm dịu như lá của nhiều giống cây khác.

Lá Sứ Thái Lan thuôn dài, phiến lá tương đối rộng, giữa có bộ gân lá hình lông chim, gồm có gân chính nổi cộm nằm ở giữa kết hợp với nhiều gân phụ tạo thành bộ xương lá.

Màu sắc của hai mặt lá hơi khác nhau, cùng là màu xanh, nhưng mặt trên có màu xanh bóng, còn mặt dưới màu xanh lợt. Cũng tùy loài mà có giống lá bóng láng, có loài lá phủ lông tơ rất mịn. Cuống lá hình tam giác. Khi già lá trở nên màu vàng, cuống lá như bở ra, rời khỏi thân một cách nhẹ nhàng.

Đầu cành là đọt non. Lá ở đọt tùy giống mà có màu sắc khác nhau. Có cây ra đọt màu trắng sáng, có cây ra đọt màu xanh, hay màu đỏ, màu tím … Có điều thú vị là có sự tương quan giữa màu sắc lá non ở đọt và màu hoa của cây Sứ đó. Ví dụ: cây có đọt màu nâu đỏ sẽ trổ hoa màu đỏ ; cây có đọt màu tím sẽ ra hoa tím ; cây có đọt màu xanh sẽ ra hoa màu hồng; đọt lá màu trắng sáng, thế nào cũng trổ hoa màu trắng …

Sứ Thái Lan giống mớiSứ Thái Lan giống mới

Chúng ta có thể nhìn vào sắc lá của đọt Sứ để chọn cây có màu hoa mà mình thích để mua về trồng.

Ngày nay, nhiều giống Sứ mới lai tạo có nhiều kiểu dáng và màu sắc lá khác lạ, như Sứ mới của Nhật có lá nhỏ, phiến đẹp, còn Sứ mới của Arizona (Mỹ) phiến lá lại to …

Về màu sắc thì thay vì lá màu Xanh, thì nay đã có giống mới lá màu đỏ, gân lá cũng đỏ tươi, phiến lá màu tím ;có giống lá vẫn mang màu xanh bình thường, nhưng quanh rìa lại viền trắng trông rất lạ … Thông thường thứ gì lạ và hiếm đều được nhiều người ưa chuộng dù giá có phần đắt hơn.

Việc tạo cho hoa hay lá có nhiều màu sắc khác lạ phần lớn đều nhờ vào thủ thuật thụ phấn nhân tạo. Còn việc muốn tạo cho cảy Sứ có hoa nhiều màu thì nhờ vào kỹ thuật tháp ghép.

5/ Hoa

Hoa Sứ Thái Lan nở quanh năm với màu sắc tươi tắn, sặc sở và đây chính là mục tiêu bắt mắt nhất đối với người xem.

Một cây Sứ Thái Lan nếu được cắt tỉa để tạo tán lá sum suê thì hoa sẽ nở đỏ rực cả ngày, ai trồng cũng thích. Vì càng nhiều cành thì chùm hoa càng nhiều mà mỗi chùm đâu phải là ít hoa ?

Sứ Thái Lan nếu trồng bằng hột, phải mất một thời gian khá dài gần một năm mới ra hoa. Nhưng, khi đã chịu ra hoa “bói” rồi thì cây sẽ ra hoa liên tục, và hình như cây càng … cao tuổi càng có nhiều khả năng ra hoa nhiều thì phải (?) . Với cây chiết hay giâm bằng cành thời gian trổ hoa rút ngắn hơn: có khi chỉ vài tháng.

Hoa Sứ mọc thành chùm (giữa chùm lá ở cành ra một chùm hoa) mỗi chùm hoa mang đến 5 đến đến mười hoa. Ở những cây yếu sức, thiếu tưới bón, hoặc những cành nhò sò hoa mỗi chùm thường có số lượng ít hơn: độ vài ba cái mà thôi.Cây Sứ Thái

Trong một chùm hoa không phải mọi cái đều đưa nhau nở rộ với nhau một lần, mà có cái nở trước, cái nở sau. Cái nở trước là hoa trưởng thành trước, và hoa nở sau là hoa nhỏ “tuổi” hơn. Hoa Sứ Thái Lan rất lâu tàn, có thể khoe sắc từ một tuần đến mười ngày. Như vậy một chùm hoa, cái trước cái sau nở cả tháng mới hết! Đó là điều thú vị đối với người trồng. Khi hoa tàn, nếu siêng năng cắt cành sẽ nẩy ra nhiều nhánh mới, và tương lai sẽ có nhiều chùm hoa mời … Những cành mới cắt ra, nếu đúng qui cách, có thể đem giâm xuống đất lại có thêm một cây Sứ mới …

Sứ Thái Lan, như phần trên đã trình bày, chỉ trổ hoa nhiều trong mùa nắng, và mùa mưa hoa ít hơn. Nắng càng gắt gao hoa càng tươi sắc. Trong mùa nắng mà trồng hoa trong bóng râm, hoặc nơi có cường độ ánh sáng khoảng 50 %, cây cũng gần như không ra hoa. Trong ngày, ánh nắng sáng và chiều đều tốt với giống kiểng này cả.

Hoa Sứ Thái Lan có cuống ngắn, có dạng hình phễu nhỏ như hoa Bìm bìm (Ipomoea Gairicali), mép hoa có 5 thùy, đó là 5 cánh hoa loe ra như loa kèn, cánh hoa sẫm màu hơn, và ống phễu tuy cùng màu nhưng hơn lợt.

Ngày nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều giống Sứ mới được lai tạo với sắc hoa đa dạng hấp dẫn lạ thường. Nước ta cùng nhập về nhiều giống mới, được giới nghệ nhân hoa kiểng hài lòng, và đang trồng thử nghiệm.

Hoa của giống mới, tùy giống mà có màu sắc khác nhau, như màu đỏ tươi, màu tím, màu trắng, hoặc trắng sọc đỏ… Có giống hoa ra hai tầng, có giống hoa cánh dún, có giống mỗi cánh chẻ làm hai, và cũng có giống ra đột biến mỗi hoa có đến 6, 7 cánh …

6/ Trái

Hoa Sứ Thái Lan có đủ nhụy đực và nhụy cái (Noãn) . Mỗi hoa có 5 nhụy đực và một nhụy cái. Tùy từng giống mà nhụy đực có thể ngắn hoặc dài. Nhụy ngắn thì nằm lưng chừng ống phễu, còn nhụy dài ló ra ngoài ống phễu. Có điều ống phễu của hoa thường nhỏ không đủ chỗ cho các loại côn trùng chui vào làm việc thự phấn, khiến việc thụ phấn gặp nhiều khó khăn, khiến kết quả đậu trái chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Chúng ta thấy trên cây rất sai hoa, nhưng số trái đậu trên cây không đáng là bao, khoảng một phần trăm là cùng.

Trái của cây Sứ Thái Lan thường có từng cặp một. Cách ra trái này chúng ta đã gặp ở cây Mai Chiếu Thủy (Wrightia religiosa), cùng ra từng cặp hai trái, ít khi thấy một trái lẻ. Trái cây Sứ chỉ nhỏ bằng một phần tư trái Mai Chiêu Thủy mà thôi, thế nhưng bên trong lại chứa rất nhiều hột, số hột lớn gấp mười hoặc năn sáu mươi lần số hột trong trái của cây Mai Chiếu Thủy !

Tùy từng giống mà thời gian đậu trái cho đến ngày trái chín có khác nhau. Giống nào chín sớm nhất là từ tháng rưỡi đến hai tháng và giống có trái chín trễ nhất là ba tháng.

Về màu sắc trái, thường thi trái non có vỏ màu xanh lợt, khi già vỏ trở thành màu đen mốc. Nhưng cũng có giống trái có màu tím, hoặc nâu lợt,nâu đỏ …

Thường thì cây hoa đỏ ra trái màu đỏ. Cây hoa trắng ra trái màu xanh … Nhưng điều này không đúng đến cả trăm phần trăm đâu.

Với những giống Sứ mới được lai tạo, sắc hoa đa dạng nên màu trái cũng đa dạng, mỗi giống mỗi khác.

Ngày nay, người ta đã có cách thụ phấn nhân tạo cho hoa Sứ, để cây sai trái hơn trước. Cách làm này cũng rất đơn giản. Như quí vị đã biết, mỗi hoa có một nhụy cái và 5 nhụy đực. Nhụy đực bao quanh nhụy cái, nhưng giữa chúng có một màng mỏng ngăn cách. Khi nhụy cái đến độ chín muồi thì chỉ cần một tác động nhẹ nào đó (do côn trùng hay do con người ) làm rách phấn hoa đực rơi vào núm noãn đổ làm việc thụ phấn.

Nếu là thụ phấn nhân tạo thì chỉ cần dùng một cái cọ lông mềm rất nhò làm rách màng bọc ra, rồi ngay sau dó cũng dùng cái cọ lông đó phết lên nhụy đực để phấn hoa dính vào, rồi bôi lên đầu noãn. Cách thụ phấn này kết quả rất mỹ mãn.

Ta cũng có thể cho hoa thụ phấn chéo, bằng cách nhẹ tay cắt bỏ hết 5 nhụy đực của hoa A rồi cũng dừng cọ lông lấy nhụy đực của hoa B, để phết lên noãn hoa A, tất nhiên thụ phấn chéo là dùng trong trường hợp lai tạo ra giống hoa mới, vì hoa A và hoa B vốn có màu hoa khác nhau, hay thuộc hai giống khác nhau.

7/ Hột

Nếu chỉ nhờ vào côn trùng thụ phấn thì cây Sứ Thái Lan rất ít trái. Nhưng, trái lại có nhiều hột. Số hột trong trái ít nhiều còn Tùy theo giống. Giống ít hột nhất, mỗi trái chỉ có chừng vài mươi hột. Còn với giống nhiều hột, mỗi trái có thể chứa đến 150 đến vài trăm hột.

Trong trái có hai dãy hột, các hột xếp sát vào nhau có lớp lang rất khéo. Khi tách rời ra, ta thấy hột rất nhỏ, hai đầu có hai túm lông mịn và dài. Chính nhờ vào chùm lông nhẹ này mới mang hột theo gió mà vương vãi khắp nơi.

Trái đã quá ít, mà thu được hột để trồng cũng không phải là việc dễ. Vì rằng khi trái chín vỏ trái tự tách ra và bắn hết hột ra ngoài. Nếu gặp gió, hột sẽ nương theo gió mà bay đi xa …

Do đó, muốn có hột để trồng, ta chỉ còn cách chờ lúc trái già ( vỏ trái đổi sang màu đen) là bắt đầu lo bảo quản, bằng cách dùng dây quấn chặt trái lại để khi chín, nó không thể tách vỏ ra … Còn cách khác là chờ lúc trái già, dùng bao ni lông khổ nhỏ trùm kín trái lại, rồi cột chặt miệng bao. Theo cách này thì dù vỏ trái có tách ra, hột bên trong cũng không thất thoát di đâu được.

0