23/05/2018, 15:50

Các loại bệnh hại cây sứ Thái Lan

Cây Sứ Thái Lan tuy không vướng nhiều bệnh hại nhưng khi đã vướng bệnh thì nhiều trường hợp cây bị bệnh nặng, và có thể bị chết. Bệnh hại cây sứ Thái Lan thường tập trung vào đọt, vào lá, có khi cả hoa và bộ rễ. Tuy ít bệnh hại, nhưng ngoài sâu rầy cũng có nấm và vi khuẩn tác hại. Sứ Thái Lan ...

Cây Sứ Thái Lan tuy không vướng nhiều bệnh hại nhưng khi đã vướng bệnh thì nhiều trường hợp cây bị bệnh nặng, và có thể bị chết.

Bệnh hại cây sứ Thái Lan thường tập trung vào đọt, vào lá, có khi cả hoa và bộ rễ. Tuy ít bệnh hại, nhưng ngoài sâu rầy cũng có nấm và vi khuẩn tác hại.

Sứ Thái Lan cũng vướng vào một số bệnh như các giống Xương rồng và Xương rồng Bát Tiên, đó là các loại Rầy bông và bệnh thối nhũn ở thân, rễ do vi khuẩn gây ra. Rầy bòng thì sử dụng thuốc trừ rầy để phòng ngừa và tiêu diệt, nhưng bệnh thối nhũn thì chưa có thuốc đặc trị.

Bệnh tấn công vào đọt làm thui chột đọt khiến cây Sữ Thái Lan mất sức,mất cả đợt ra hoa, làm trụi lá được coi là thứ bệnh tai hại. Thủ phạm của bệnh nảy là do một loại bướm đêm gây ra.

Bướm đến đẻ trứng lên đọt non, cứ mỗi đọt chúng “gởi” đôi ba cái trứng, có chất nhựa dính chặt vào lá non. Trứng nhỏ bằng hột cát, tròn vo và trắng ngà. Khoảng vài ngày sau trứng nở thành một loại sâu nhỏ màu trắng. Sâu ăn các đọt non, lá non, và do phàm ăn nên lớn rất nhanh. Khi lớn sâu có màu xanh, nên có tên là sâu xanh.

Loại sâu xanh này rất sợ ánh sáng, ban ngày chúng ẩn mình dưới mặt lá, ban đêm mới ra sức phá hại theo kiểu “tằm ăn lên” nên các đợt non của cây mới bị thui chột hết.

Khi phun thuốc trừ giống sâu này ta nên phun kỹ cả hai mặt lá. Và phun thuốc theo đúng định kỳ.

Nếu trồng với số lượng cây ít có thể theo dõi sức khỏe của cây hằng ngày, khi phát giác có hiện tượng bất thường nào thì kịp thời chữa trị. Với loại sâu xanh vừa nói, ta có thể tiêu diệt chúng từ lúc còn là trứng. Tốt hơn là nên phun thuốc phòng ngừa. Nếu trồng đại trà, không ai công sức đâu mà theo dõi bệnh trạng từng cây, chỉ còn cách phun thuốc phòng ngừa các loại bệnh hại theo đúng định kỳ là yên tâm nhất.cu su thai lan

Chăm sóc sứ Thái Lan

Trồng Sứ Thái Lan công chăm sóc không nhiều và cũng nhẹ nhàng. Có việc phải lo cập nhật, nhung có việc thỉnh thoảng mới làm một lần, có khi làm theo định kỳ hằng tháng, hằng quí …Với người trồng năn bảy cây làm cảnh, do thương yêu cây kiểng quí nên cả ngày họ bận rộn với việc chăm sóc, còn người trồng đại trà thì mọi việc thường được sắp xếp có tính khoa học: giờ nào có việc nấy, lại có máy móc phụ trợ như máy tưới, bình xịt thuốc sát trùng … nên công việc tuy nhiều nhưng cũng không vất vả lắm…

-Tưới nước: Tưới nước là một trong những công việc chăm sóc cho cây Sứ. Đây là công việc phải làm hằng ngày, nhất là trong suốt mùa nắng hạn, Thật ra cây Sư Thái Lan không cần lượng nước tưới nhiều, nhưng hằng ngày nêntưới để đất trồng đủ ẩm cho cây sống. Sứ không được tưới cả tuần cũng không chết, vì thân nó đã có sẵn nguồn nước dự trữ, nhưng thân tóp teo, lá vàng rụng chút ít. Song cái hại là tưới nước nhiều đất bị trương nước, khiến cây chết vì thối nhủn bộ rễ.

Vì vậy công việc tưới nước nên phối hợp với việc xem chừng các lỗ thoát nước trổ dưới đáy chậu có bị bít nghẽn không. Nếu có thì phải dùng que nhỏ khai thông ngay. Khi rễ bên dưới bị hư thối thì hiện tượng xảy ra báo cho ta biết là lá đang xanh tự nhiên trở màu vàng và rụng.

Nước dùng tưới cho Sứ Thái Lan là nước ngọt: nước máy, nuớc giếng, hoặc nước ao hồ sông suối không ô nhiễm. Nước nhiễm phèn và nhiễm mặn không được tưới.

Bón thúc: Đất có được cung cấp đủ dưỡng chất cây Sứ mới mạnh vả trổ nhiều hoa. Muốn có một cây Sứ đẹp ta phải năng bón phân theo định kỳ chứ không nên phó mặc sự sống của nó cho trời đất. Tốt nhất là nên bón thúc một tháng một lần với liều lương đã được chỉ dẫn trong toa.

Phân dùng đề bón thúc là phân vô cơ, vì có sức hiệu nghiệm nhanh hơn. Loại phân thường được các nhà vườn bón cho cây Sứ Thái Lan là N.P.K. Tùy theo thời kỳ sinh trưởng của cây Sứ mà ta bón đúng loại phân cho thích hợp, như vậy mới có lợi.

Nên nhớ là lượng phân bón vào đất không phải dành nuôi hết cho cây vì một phần không nhỏ đã hòa tan trong nước tưới trôi ra ngoài.

-Diệt cỏ dại: Đất đai phì nhiêu, lúc nào cũng giữ được độ ẩm tốt tại nơi trồng Sứ Thái Lan là môi trường sống tốt của nhiều thứ cỏ dại. Cỏ dại không những tranh ăn chất bổ dưỡng với mà còn là thứ môi giới cho các loài bệnh hại bên ngoài đến phá hại cây kiểng quí của ta nữa.

Cỏ dại được coi là kè thủ “không đội trời chung” của , cho nên ta phải thẳng bài trừ mỗi khi bắt gặp sự xuất hiện của chúng.

Nếu siêng làm và lúc nào cũng đề cao cảnh giác với cỏ dại thì việc bài trừ cũng không có gì khó khăn. Còn nếu chúng ta cứ để mặc cho cỏ dại mặc tình sinh sôi nẩy nở, ngày càng nhiều, ngày càng vao vượt thì việc tiêu trừ sẽ tốn nhiều công sức hơn, tốn kém hơn.

-Làm đẹp cho cây: Nếu để phát triển tự nhiên, không có sự can thiệp của người trồng thì cây Sứ vẫn đẹp nhưng, cái đẹp đó là cái đẹp man dại. Còn muốn có cây Sứ đẹp theo đúng quan niệm thẩm mỹ của người đời cần có bàn tay uốn nắn khéo léo và công phu tỉ mỉ của nghệ nhân, của người trồng kiểng.

Đây là công việc không thể thực hiện trong một sáng một chiều hay trong ngày một ngày hai, mà là việc dài ngày, khởi đầu từ lúc cây Sứ Thái Lan còn non cho đến lúc già cỗi!

Cắt cành: cắt cành là cách tạo tán cho cây, tạo vẻ đẹp gọn gàng cho cây, dù việc cắt cành xuất phát từ nhiều nguyên do.

Quí vị chắc cũng đồng ý với chúng tôi là không phải cây sứ nào tự nó cũng sinh ra tán đẹp. Có cây cành mọc … ngang bướng, có cây cành dài ngoằng, thân cao lêu khêu … Những cành mọc phá cách đó nếu không uốn được thì chỉ còn cách cắt. Có trường hợp mà chúng ta thường làm là cắt cành sau mỗi đợt hết hoa. Một trường hợp nữa là cắt hết cành để cây ra hoa nhiều để chưng trong dịp Tết …

Sau khi cành bị cắt, nơi đó sẽ nẩy ra nhiều chồi mới. Nhờ những cành mới này mà tán cây gọn đẹp ra, dù xum xuê cũng gọn, và ra hoa nhiều hơn trước.

Cắt cành xong, phải bôi vôi ăn trầu lên vết cắt để khử trùng và đừng tưới nước một thời gian lên chỗ cắt để tránh bị thối nhũn. Những cành cắt ra nếu là cây giống tốt nên giâm xuống đất để tạo thêm những cây Sứ mới …

Đôn rễ: Cây Sứ Thái Lan đẹp nhất nhờ hoa, nhưng giá trị của nó còn ở phần củ và rễ.

Củ của cây Sứ chỉ có ở những cây được trồng bằng hột. Củ đã sinh ra từ lúc cây còn nhỏ, vị trí của nó nằm ở phần cổ rề, giữa thân và bộ rễ bên dưới. Củ Sứ Thái Lan phình to, to gấp mấy lần gốc của thân, vốn mập mạp, Hình dáng của Cu rất đa dạng. Có củ hình người trong thế nằm, ngồi, hoặc giống một bộ phận nào đó của người. Có củ hình thú vật, hoặc không mang một hình thù nào cả.

Những Củ mang một hình thù rõ nét nào đó, dù Là giống người hay giống vật, đều được nhiều người ưa chuộng, quí và tất nhiên có giá cao.

Thông thường Củ Sứ thường trồi hẳn lên trên mặt đất chậu, nhưng cũng có ít trường hợp Củ bị lớp đất mặt phủ kín lên, do cây lúc nhỏ trồng quá sâu.

Củ Sứ đẹp còn nhờ vào sự kết hợp của bộ rễ bên dưới được đôn lên, để tùy trường hợp mà uốn sửa để tạo được hình dáng mà mình mong muốn. Nói cách khác, tùy vào hình dáng sẵn có của Củ mà ta uốn sửa rỗ cho phù hợp để may ra có được một “tác phẩm” có ấn tượng.

Đôn rễ là việc làm có tính toán, có kết hợp của khối óc, và bàn tay khéo léo của nghệ nhân. Người ta chí đôn rễ trong những dịp sang chậu, thay đất vào chậu.

Khi cây Sứ được năm sáu tháng tuổi, ta đã bắt đầu tính đến chuyện đôn rễ từ từ. Mỗi lần thay đất cũ bằng đất mới, hoặc sang chậu nhỏ qua chậu lớn là tiến hành luôn việc đôn rễ. Lần đầu đôn lên một chút, lần sau đôn lên cho cao thêm … cứ nhích dần cho bộ rễ trồi dần lên khôi mặt đất. Tất nhiên phần rễ còn lại bên dưới sau khi đôn xong vẫn còn đủ độ dài để bám chắc vào đất, vừa giúp cây đứng vững, vừa đủ sức thực hiện được chức năng của nó là hút chất dinh dưỡng trong đất để nuôi cây.

Giữa hai lần đôn rễ ít ra phải vài ba tháng, vì còn có đủ thời gian cần thiết cho đoạn rễ trồi lên trên đủ sức cứng cáp, mới đôn tiếp lên được. Việc này mà làm gấp gáp quá kết quả sẽ không tốt. Người ta bảo “dục tốc bất đạt” là vậy.

Một lần đôn rễ lên là một lần uốn sửa rễ cho đúng “thế” mà mình mong muốn. Cái khó là ở điểm này. Thí dụ: nếu dáng Củ tự nhiên đã có hình con chó hay con lân, thì nên sửa bộ rễ sao cho có chân, có đuôi … Nếu Củ hình đầu rồng thì rễ sẽ là râu rồng, chân rồng mới quí.

Thế nhưng, kết quả còn Tùy vào sự cấu tạo của rễ ra sao nữa. Nếu những rễ con bên dưới mà đóng chuệch choạc, không đúng vào các vị trí để uốn thành chân, thành đuôi thì dù nghệ nhân có tài cách mấy cũng đành bó tay thúc thủ !

Tạo được hình dáng có ý nghĩa về mặt nghệ thuật và mỹ thuật cho Củ và rễ là việc khó khăn, và đòi hỏi nhiều thời gian. Nhưng, giữ gìn cho “tác phẩm” đó khôi bị hư hại, như bị thương tật trầy xước cũng là chuyện khó. Vì khi Củ đã bị thương tật, nếu không biết cách xử lý kịp thời thì công khó của ta sẽ là công đã tràng, vì Củ có thể bị thối nhũn !

Muốn tránh chuyện đáng buồn này, chỉ còn cách bài trừ cỏ dại triệt để, như vậy côn trùng và các mầm mống bệnh hại khác bớt lui tới, đồng thời phải cẩn thận tối đa mỗi khi gần gũi cây Sứ đó để tưới bón hay làm những việc chăm sóc khác.

Với người trồng Sứ để kinh doanh cũng vậy, những cây Sứ quí này bao giờ cũng được tập trung vào một khu vực riêng, và có … chế độ chăm sóc riêng, vì đây là mặt hàng vô giá …

Bứng Sứ: Thân cũng như rễ cây Sứ Thái Lan lúc nào cũng căng cứng, nhưng là thứ … “mập búng” va chạm mạnh là trầy trụa, là bị móp lúng sâu vào. Phải bôi vôi ăn trầu để ngăn ngừa nấm và vi khuẩn tấn công, còn nặng thì nhổ cây lên, rửa sạch đất cát rồi treo vào nơi mát mẻ trong nhà một thời gian cho vết thương lành hẳn mới đem ra trồng trở lại. Nếu không can thiệp bằng một trong hai cách đó thì trước sau gì cây Sứ đó cũng bị chứng thối nhũn dẫn đến chết.

Vì thế, bứng cây Sứ phải cẩn thận để tránh va giập. Song việc bứng Sứ không phải là việc không làm mà được! Mỗi lần thay đất vào chậu, hay sang chậu lại là một lần phải bứng cây.

Đây là việc phải làm cẩn thận và từ từ, nóng vội sẽ hư việc. Phải dùng cái bay nhỏ, có khi sử dụng cái que để moi móc cho hết lớp đất đóng sát thành chậu ra ngoài, sau đó việc bứng cây mới dễ dàng.

Trong trường hợp lớp đất này quá cứng, cạy không được, có lẽ ta phải đì đến quyết định cuối cùng là nên chọn cây Sứ quí hay là chọn cái chậu đây ! Nếu đúng là cây Sứ quí hơn thì chỉ còn cách … đập bể chậu mới cứu được cả bầu rễ an toàn !

Tóm lại, việc chăn sóc cho cây Sứ Thái Lan không mất nhiều công sức và thì giờ, nhưng đòi hỏi ở người trồng sự khéo tay và tính nhẫn nại. Sự hấp tấp và nóng vội nhiều khi hỏng việc …

0