23/05/2018, 15:58

Sâu hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ

Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb) – Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa. – Biện pháp phòng trừ là luân canh với khác. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như Pegasus 500SC ...

Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb)

– Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ và hoa. Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non, ở nụ hoa, đài hoa và hoa.

– Biện pháp phòng trừ là luân canh với khác. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như Pegasus 500SC liều lượng 0,5 – 1 //ha (Pha 7 – 10 ml thuốc trong bình phun 8 l)

Sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius)

– Phá hại nặng trên lá non, nụ hoa và thường đẻ trứng thành ổ ở mặt dưới lá.

– Biện pháp phòng trừ thường dùng biện pháp thủ công cơ giới như ngắt ổ trứng ở vườn ươm và vườn sản xuất trong quá trình chăm sóc hoặc dùng bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng thành. Có thể luân canh với khác. Ngoài ra có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu như Polytrin 440EC liều lượng 0,5 – 1,0 l/ha, Karate 2,5EC (5 – 7 ml thuốc/bình 8 l)…Đặc biệt chế phẩm vi sinh Bt bột thấm nước, với liều lượng 1 kg/ha có hiệu quả cao trong việc phòng chống sâu khoang hại hoa.

Sâu đục lá (Phyiomyza syngenesiae)

Trưởng thành cái đẻ trứng trên bề mặt dưới của lá. Ấu trùng phá vỡ bề mặt lá và xâm nhập vào bên trong lá và sống giữa bề mặt trên và dưới của lá. Trong quá trình ăn mô lá, chúng tạo ra những đường cong ngoằn ngoèo có màu xanh nhạt đến màu nâu. Nếu bị nặng, lá có thể bị khô và rủ xuống dọc theo thân.

Sâu hại hoa cúc

Tiến hành đốn tỉa và tiêu hủy những lá bị bệnh, cần thu gom và tiêu hủy tất cả những lá rụng trên mặt đất. Tiêu hủy những cây còn sót lại trong mùa thu. Nếu bị nặng, cần phun một số loại thuốc trừ sâu nội hấp như Regent 800WG.

Rệp (Macrosiphoniella sanborni)

Trên hoa cúc có 3 loài rệp thường gặp là rệp xanh đen (Pleotrichophorus chrysanthemi Theobald), rệp nâu đen (Macrosiphoniella sanbornici Gillette), rệp xanh lá cây (Coloradoa rufomaculata Wilson). Trong 3 loài rệp trên, loài rệp xanh đen gây hại phổ biến hơn cả.

Rệp hại hoa cúc có màu nâu đến màu đen, một số loài khác lại có màu biến động từ màu xanh đến màu hồng. Rệp lấy thức ăn bằng việc chích vòi hút vào trong mô cây và hút dịch cây. Rệp ưa chích hút trên các bộ phận non của cây như chồi non, mặt dưới của lá, nụ và hoa. Làm cho cây phát triển không bình thường, lùn và có thể gây chết toàn bộ cây. Chúng hút nhựa cây và bài tiết dịch ngọt. Nấm muội đen phát triển trên dịch ngọt, tạo nên lớp nấm màu đen bao phủ trên bề mặt. Ngoài việc trực tiếp gây hại cho cây, rệp còn là môi giới truyền một số bệnh vi rút.

Một số loài thiên địch tự nhiên thường sử dụng nhện làm thức ăn. Do đó, nên duy trì mật độ thiên địch trên đồng ruộng để khống chế quần thể rệp trên đồng ruộng. Do khả năng sinh sản mạnh, nên rất khó có thể phòng trừ rệp bằng thuốc hóa học. Chỉ cần để 1 cá thể rệp sống sót, có thề tạo ra một quần thể rệp mới rất nhanh. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc hóa học sẽ tiêu diệt luôn cả thiên địch có ích. Tuy nhiên, nếu như thiên địch không thể duy trì được mật độ của rệp thì có thề sử dụng dầu khoáng để phun trừ rệp. Có thể sử dụng Confidor, Bulstar để phun phòng trừ.

Để phòng trừ các loại rệp hại, cần kịp thời phát hiện và tiêu diệt rệp trên các bộ phận của cây hoa. Cây bị rệp hại nặng cân tiêu huỷ để giảm số lượng rệp trên vườn và giảm sự lan truyền, di chuyển phá hoại của chúng trên ruộng. Dùng các thuốc trừ rệp như Supracide 40ND với liều lượng 1 – 1,5 l/ha (10 – 15 ml thuốc/bình 8 l), Ofatox 400EC liều lượng 1 – 1,5 l/ha, Karate 2,5 EC (5 – 10 ml/bình 8l).

Nhện (Tetranychus urticae)

Nhện có thể trở nên nguy hiểm hơn trong giai đoạn thời tiết nóng và khô. Đây là loại côn trùng tương đối nhỏ và chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính lúp. Nhện có phần miệng sắc có thể châm thủng mô cây và hút dịch của cây. Nếu bị hại nhẹ, lá thường xuất hiện vết đốm hơi vàng và xuất hiện bụi bẩn. Giai đoạn mới bị hại thường khó quan sát cho tới khi bị nặng. Khi bị hại nặng, triệu chứng bao gồm lá bị biến dạng, héo úa và làm cho hoa mất màu.

Quản lý: Cần xem xét mức độ bị hại của cây và các bộ phận khác của cây, vì nhện là đối tượng khó phòng trừ. Có thể sử dụng nước xà phòng để phun khi ở giai đoạn đầu có thể phòng trừ được nhện. Hoặc sử dụng Komite để phun phòng và trừ nhện.

0