18/06/2018, 11:26

Rắc rối ở phía trước và rắc rối ở phía sau

Nền kinh tế Mỹ không chỉ có những sức mạnh nền tảng mà còn có cả các khó khăn căn bản. Cục Tình báo Liên bang Hoa Kỳ đã tóm tắt về các điều kiện kinh tế của gần 200 quốc gia. Sau đây là những gì mà Báo cáo Thực tế Thế giới năm 2007 đã nhận định về nền kinh tế của chính nước Mỹ: “Các khó ...

Nền kinh tế Mỹ không chỉ có những sức mạnh nền tảng mà còn có cả các khó khăn căn bản.

Cục Tình báo Liên bang Hoa Kỳ đã tóm tắt về các điều kiện kinh tế của gần 200 quốc gia. Sau đây là những gì mà Báo cáo Thực tế Thế giới năm 2007 đã nhận định về nền kinh tế của chính nước Mỹ: “Các khó khăn trong dài hạn bao gồm việc đầu tư không thích hợp vào cơ sở hạ tầng, việc tăng lên nhanh chóng của các chi phí y tế và trợ cấp cho một dân số già, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, khoảng cách giàu nghèo lớn giữa các hộ gia đình có thu nhập cao và các hộ gia đình có thu nhập thấp trong nền kinh tế”.

Tuy nhiên, cũng giống như sức mạnh kinh tế của nước Mỹ, các khó khăn kinh tế này cũng sẽ được giải quyết theo thời gian.

 

GDP bình quân đầu người năm 2006 (đô-la Mỹ ngang bằng sức mua)
Trong khi Mỹ là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các nền kinh tế lớn, thì sự phân phối thu nhập tại Mỹ cũng có mức độ bất bình đẳng cao nhất trong số các nền kinh tế này

Ví dụ như vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập. Nước Mỹ đứng thứ 10 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người mỗi năm (có điều chỉnh để phản ánh ngang giá sức mua ở các nước khác) - khoảng 43.500 đô-la trong năm 2006, đứng sau Bermuda, Luxembourg, Jersey, Guinea Xích đạo, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Na Uy, Guernsey, Cayman Islands, và Ailen; nhưng đứng cao hơn tất cả các nền kinh tế lớn khác.

Tuy nhiên, sự phân phối thu nhập tại Mỹ cũng mang tính bất bình đẳng nhất trong số tất cả các nền kinh tế lớn. Thậm chí nó còn đang trở nên nghiêm trọng hơn qua nhiều thập kỷ. Vào năm 2004, theo Cơ quan Ngân sách của Quốc hội, thu nhập của nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất của nước Mỹ đã chiếm tới 53,5% tổng thu nhập của người dân Mỹ, trong khi đó, thu nhập của nhóm hộ gia đình nghèo nhất chỉ chiếm có 4,1%. Riêng nhóm 1% đứng đầu đã có thu nhập chiếm 16,3% tổng thu nhập toàn quốc, tăng gấp 3 lần so với tỷ lệ này vào những năm 1960-1970.

Trong khi thu nhập tăng lên đối với tất cả các hộ gia đình Mỹ thì phần lớn lại thuộc về nhóm có thu nhập cao nhất.

Theo Hội đồng Cạnh tranh, nhóm 60% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất chỉ có được ít hơn 10% lượng tăng thu nhập thực tế trong giai đoạn từ 1986 đến 2005, trong khi thu nhập của nhóm đứng đầu đã tăng lên 32,5% và tăng lên 49% đối với nhóm 5% có thu nhập cao nhất.

Đâu là lý do giải thích cho 2/3 thị trường lao động này? Quan điểm phổ biến nhất là lực lượng lao động thuộc nhóm dưới có trình độ giáo dục và kỹ năng thấp hơn nhóm đứng đầu. Đồng thời, những thay đổi công nghệ và sức ép cạnh tranh do lực lượng lao động trả công thấp trong nền kinh tế toàn cầu khiến cho người lao động thuộc nhóm này tại Mỹ phải chịu nhận thu nhập và phúc lợi thấp.

Các con số thống kê này ẩn giấu những đổi thay nhanh chóng trong thu nhập của người dân Mỹ. Thu nhập của nhiều người Mỹ đã tăng và giảm theo thời gian. Ví dụ như, từ năm 1989 đến năm 1998, 47% hộ gia đình thuộc nhóm dưới đã có thu nhập giảm đi. Trong tổng số tất cả các hộ gia đình, khoảng 60% được chuyển lên các nhóm cao hơn hoặc chuyển xuống các nhóm thấp hơn trong giai đoạn này.

Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã ghi nhận mối nguy hiểm tiềm tàng đối với nền kinh tế Mỹ do mức thu nhập đình trệ của nhóm người có thu nhập thấp nhất gây ra.

Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke đã nói trong bài phát biểu năm 2007 của mình rằng: “Nếu chúng ta không đặt ra giới hạn về những nguy cơ suy giảm thu nhập của những người phải chịu ảnh hưởng của các thay đổi kinh tế thì có thể phần lớn dân chúng sẽ không còn sẵn lòng chấp nhận những thay đổi năng động nữa, mà chính sự năng động này lại là lực đẩy cho các tiến bộ kinh tế”.

Người Mỹ lâu nay vẫn có cảm giác hòa trộn về sự giàu có và nổi tiếng. Những doanh nhân năng nổ nhất lúc thì được coi như những thủ lĩnh của ngành công nghiệp, lúc lại bị nguyền rủa như những tên trùm kẻ cướp. Ngày nay, những người giàu có nhất trong những người giàu có đều là những nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí và thể thao. Họ được tung hô bởi dân chúng – là những người sẵn sàng trả tiền để nâng cao vị thế cho các thần tượng ngôi sao của mình.

Và trong tất cả những điều này, vấn đề năng lượng được nước Mỹ giải quyết như thế nào?

0