“Sự hủy diệt sáng tạo”
Với một diện tích đất đai rộng lớn, các nguồn tài nguyên, một chính phủ ổn định và một lực lượng lao động có trình độ cao, kinh tế Mỹ có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều quan trọng là nước Mỹ luôn sẵn sàng đón nhận, thậm chí luôn mong chờ những đổi thay. Hệ thống kinh tế ...
Với một diện tích đất đai rộng lớn, các nguồn tài nguyên, một chính phủ ổn định và một lực lượng lao động có trình độ cao, kinh tế Mỹ có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều quan trọng là nước Mỹ luôn sẵn sàng đón nhận, thậm chí luôn mong chờ những đổi thay.
Hệ thống kinh tế Mỹ phản ánh những gì mà nhà kinh tế học người Úc trong thế kỷ 20 Joseph Schumpeter đã mô tả: “sự hủy diệt để sáng tạo” của một thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Việc làm, các công ty và toàn bộ các ngành công nghiệp đều như vậy.
Ngay cả các thành phố và các vùng quê cũng luôn biến đổi trong quá trình phát triển, và nếu có một số vùng đất nào đó chưa đổi thay – ví dụ như một số thành phố công nghiệp ở khu vực “Vành đai sắt” ở Đông Bắc và Cận Tây, và một vài bang nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Lớn - thì cũng đều đã đánh mất rất nhiều lao động cho các thành phố và vùng quê khác trong nhiều thập kỷ qua.
Thặng dư và thâm hụt thương mại năm 2006 (tỷ đô-la Mỹ). |
Trên thị trường tự do, quyết định về việc sản xuất cái gì và ở mức giá nào được đưa ra thông qua hoạt động mua bán tự do và những người mua, người bán hoàn toàn độc lập – có lúc chỉ do một số ít người, có lúc do hàng triệu người - chứ không phải do chính phủ hay do lợi ích cá nhân của những người cầm quyền. Giá cả được định ra bằng cách này phản ánh tốt nhất giá trị của hàng hóa và dịch vụ; đồng thời, là chỉ dẫn tốt nhất để các nhà sản xuất ra những sản phẩm đang có nhu cầu cao nhất trên thị trường.
Người Mỹ cũng coi thị trường tự do là một cách để khích lệ tự do cá nhân, chủ nghĩa đa quyền chính trị và chống lại sự tập trung quyền lực. Chính phủ Liên bang Mỹ cũng thay đổi những cam kết của mình đối với các lực lượng thị trường từ những năm 1970 bằng cách dỡ bỏ tất cả các điều luật ưu tiên bảo hộ từ nhiều thập kỷ nay cho một vài ngành công nghiệp trước sự cạnh tranh của thị trường. Các ngành công nghiệp đó là vận tải, hàng không và viễn thông.
Sự cạnh tranh khốc liệt và hệ thống điều tiết này đã khích lệ những tiến bộ công nghệ, làm cho nền kinh tế Mỹ đạt được năng suất cao, mang lại thu nhập tương đối cao cho các hộ gia đình Mỹ. Năng suất của Mỹ đã tăng rất nhanh trong những năm 1990, đạt đỉnh cao 4,1% vào năm 2002. Tốc độ tăng trưởng này đã vượt qua Liên minh châu Âu và Nhật Bản, chủ yếu là do việc áp dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn. Từ sau năm 2002, sản lượng công nghiệp của nước Mỹ đã giảm và chỉ còn 1,6% trong năm 2006.
Một nền kinh tế năng động dẫn đến việc ai cũng có quyền tự do thất bại. Tại nước Mỹ, thất bại trong kinh doanh không dẫn tới vết nhơ xã hội như tại một vài quốc gia khác trên thế giới. Trên thực tế, thất bại đôi khi còn được coi là một bài học kinh nghiệm quý giá đối với chủ công ty - người có thể gặt hái được những thành công sau đó.
Vào năm 2005, Chính phủ Mỹ đã ghi nhận một số lượng các công ty mới mở khổng lồ 671.800 công ty và có khoảng 544.800 công ty khác được chuyển nhượng. Nhiều công ty nhỏ, ít được biết đến cũng khởi nghiệp hàng năm, một số thì thành công một số thì thất bại.
Mười nghìn công ty phá sản mỗi năm và một vài công ty trong số đó phải ngưng hoạt động vĩnh viễn. Trong năm 2005, hơn 39.000 công ty thông báo phá sản.
Tại Mỹ, ngay cả các công ty lớn có danh tiếng cũng có thể thất bại. Trans World Airlines, United Air Lines, Delta Air Lines, Northwest Airlines, US Airways, Continental Airlines, Eastern Airlines, và Pan Am chỉ là một số đường bay thương mại lớn đã bị phá sản từ khi bãi bỏ quy định du lịch hàng không vào năm 1979 dẫn đến một sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường. Một vài công ty đã hồi phục, một số khác mất đi mãi mãi, tài sản của họ bị các đối thủ cạnh tranh còn lại vơ vét bằng hết.
Một thước đo nữa về mức độ năng động của nền kinh tế Mỹ: trong số 12 công ty do Dow Jones niêm yết trong năm 1896 – khi nó đã tạo ra chỉ số chứng khoán nổi tiếng đại diện cho lĩnh vực công nghiệp, thì đến nay, chỉ còn một công ty - General Electric - vẫn nằm trong danh sách chỉ số Dow Jones. Các công ty khác đã biến mất do bị thôn tính bởi các đối thủ cạnh tranh, bị đẩy xuống hàng các công ty nhỏ hơn và trở thành những người chơi có vai trò kém quan trọng hơn trong nền kinh tế. Hoặc đơn giản là đã bị giải thể. Một vài công ty khác đã thay thế vị trí đứng đầu. Khi mới khởi nghiệp, những công ty này chỉ là những công ty nhỏ.
Vậy có phải chính lực lượng đông đảo các công ty nhỏ này đã giúp giải thích về tính năng động của nền kinh tế Mỹ hay không?