18/06/2018, 11:26

Doanh nghiệp nhỏ trong lịch sử Hoa Kỳ

Christopher Conte Vốn từ lâu người Mỹ đã đề cao các doanh nghiệp nhỏ không chỉ vì đây là lực lượng xây dựng nền kinh tế mà còn thúc đẩy dân chủ. Hơn một thế kỷ qua, Hoa Kỳ đã thực thi nhiều đạo luật nhằm ngăn chặn doanh nghiệp lớn cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp nhỏ. ...

Christopher Conte

Vốn từ lâu người Mỹ đã đề cao các doanh nghiệp nhỏ không chỉ vì đây là lực lượng xây dựng nền kinh tế mà còn thúc đẩy dân chủ. Hơn một thế kỷ qua, Hoa Kỳ đã thực thi nhiều đạo luật nhằm ngăn chặn doanh nghiệp lớn cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp nhỏ. Cho dù doanh nghiệp nhỏ có tạo ra số công ăn việc làm không tương xứng hay không vẫn còn là điều chưa rõ, song rõ ràng họ đã có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp lớn – những đơn vị đã áp dụng các thực tiễn phương pháp sản xuất linh hoạt của các công ty nhỏ hơn.

Christopher Conte, nguyên là biên tập viên và phóng viên của tờ Nhật báo Phố Wall, là nhà báo nghiệp dư chuyên đưa tin về nhiều vấn đề chính sách công khác nhau.

Calvin Coolidge, Tổng thống Hoa Kỳ trong thời kỳ "đầy biến động" trong thập niên 1920, đã có tuyên bố nổi tiếng rằng "công việc chính của Hoa Kỳ là kinh doanh". Trong 100 năm đầu tiên sau ngày lập quốc – cho đến tận những năm 1880 – có thể khẳng định rằng sự sống động của Hoa Kỳ chính là sự sống động của các doanh nghiệp nhỏ bởi lẽ gần như tất cả mọi doanh nghiệp trong những năm đó đều có quy mô nhỏ. Tất nhiên, kể từ đó đến nay, các doanh nghiệp lớn đã làm lu mờ đáng kể vị trí của các doanh nghiệp nhỏ, song đại đa số – xấp xỉ 90% các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ có dưới 20 công nhân – vẫn có quy mô nhỏ. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ tiếp tục nằm sâu trong tiềm thức của người dân Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp không còn sự lựa chọn nào khác ngoài quy mô nhỏ trong những ngày đầu lập quốc. Giao thông chậm chạp và thiếu hiệu quả, khiến thị trường manh mún, không thể tiếp sức cho doanh nghiệp có quy mô lớn. Các định chế tài chính cũng quá nhỏ, không đủ sức cung cấp cho các doanh nghiệp lớn. Năng lực sản xuất cũng hạn chế vì gió, nước và sức lực của gia súc là những nguồn năng lượng duy nhất. Song, cho dù các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ vì bất kỳ lý do nào đi chăng nữa, người Mỹ vẫn thích cách tổ chức như vậy. Họ cho rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ tạo ra bản sắc và thúc đẩy dân chủ. Như Thomas Jefferson, Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, đã nói, một quốc gia có nhiều nông dân và doanh nhân sẽ tránh được sự phụ thuộc. Sự lệ thuộc "là căn nguyên của thói ỷ lại và tha hóa, bóp chết mọi đức hạnh và sẽ là những công cụ thực hiện tham vọng mù quáng".

Lòng tin của người Mỹ vào doanh nghiệp nhỏ đã được thử thách trong cuối những năm 1800. Đường sắt, điện tín, sự phát triển của máy hơi nước và tốc độ tăng dân số nhanh chóng đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp – nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn như sơ chế kim loại, chế biến thực phẩm, chế tạo máy móc và hóa học – đã có thể mở rộng quy mô và tăng cường hiệu quả hoạt động. Nhiều người ăn mừng vì có mức lương cao hơn, giá rẻ hơn cùng với sự ra đời của các doanh nghiệp lớn, song cũng có nhiều người khác lo lắng những phẩm chất mà Jefferson cổ xúy có thể sẽ bị phôi pha. Nhà sử học Mansel Blackford đã viết trong cuốn Lịch sử Doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ "Thậm chí ngay cả khi người ta theo đuổi mô hình mà họ cho là ưu việt về hiệu quả và năng suất lao động chỉ có ở các doanh nghiệp lớn mới có thể có thì người Mỹ vẫn cứ trân trọng chủ các doanh nghiệp nhỏ về tính tự chủ và độc lập".

PHÁP LUẬTQUY VÀ THỰC TIỄN KINH TẾ

Như Blackford đã miêu tả, các nhà hoạch định chính sách đã không ngừng tìm cách hài hòa giữa việc đề cao những lợi ích mà các doanh nghiệp lớn mang lại cho họ với sự trân trọng dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ. Năm 1887, Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật Thương mại Liên bang để điều tiết các tuyến đường sắt, một phần là để bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ trước hiện tượng được coi là độc quyền tự nhiên. Sau đó, Đạo luật Chống độc quyền Sherman (1890) và Đạo luật Chống độc quyền Clayton (1914) đã tìm cách ngăn chặn các công ty lớn thao túng thị trường. Kế đến, Đạo luật Robinson-Patman ban hành năm 1936 và Đạo luật Miller-Tydings ban hành năm 1937 đã tìm cách kìm hãm những chuỗi cửa hàng bán lẻ quy mô lớn.

Tuy nhiên, trong mỗi đạo luật nêu trên, những người cổ xúy doanh nghiệp nhỏ đã phải xoa dịu quan điểm của nhiều nghị sỹ chống đối sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và coi doanh nghiệp lớn hoạt động hiệu quả hơn nhiều doanh nghiệp nhỏ. Nhiều kết quả thỏa hiệp đã hạn chế khả năng của các doanh nghiệp lớn sử dụng sức mạnh để bóp nghẹt cạnh tranh nhưng không ngăn cản họ phát triển lớn mạnh thông qua các biện pháp được coi là công bằng. Chẳng hạn, Đạo luật Sherman thực chất không phải để đã không thẳng tay đàn ápchia nhỏ  các doanh nghiệp lớn mà trên thực tế nó đã được sử dụng để ngăn chặn sự cấu kết giữa nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng như giữa nhiều doanh nghiệp lớn. Tương tự, Đạo luật Clayton thực chất không cấm các doanh nghiệp lớn mà chỉ cấm các biện pháp cạnh tranh "không công bằng" mà thôi.

Năm 1953, các nhà lập pháp đã có cách tiếp cận khác: Họ đã thiết lập Cơ quan Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ (SBA) – một cơ quan thuộc chính quyền liên bang giúp đào tạo, đảm bảo nguồn vốn và hợp đồng đất đai của các doanh nghiệp nhỏ với các cơ quan chính phủ, đồng thời giúp họ huy động vốn vay. Rất có thể định lượng tác động thực sự của SBA, song nhiều nhà kinh tế tin rằng trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp nhỏ đã tồn tại được là nhờ tình hình kinh tế và sự tài tình của các doanh nghiệp này hơn là nhờ các đạo luật. Trong một số ngành như sản xuất đồ nội thất, sẻ gỗ và dịch vụ, các doanh nghiệp nhỏ tiếp tục đóng vai trò quan trọng bởi lẽ hiệu quả kinh tế nhờ quy mô vốn trước đây cho phép các doanh nghiệp có thể lớn mạnh trong những lĩnh vực khác gần như không còn nữa.

Trong một số ngành, doanh nghiệp nhỏ đã tìm thấy thế mạnh thị trường ngách cho riêng họ ở những khu vực có nhu cầu quá nhỏ, không phù hợp với sản xuất quy mô lớn. Blackford đã dẫn chứng trường hợp Công ty Buckeye Steel Castings ở Columbus, Ohio, thành lập năm 1881 và đã phát triển mạnh trong nhiều năm nhờ sản xuất trục nối toa xe lửa tự động. Ông cũng nêu trường hợp hàng loạt công ty dệt quy mô nhỏ ở Philadelphia đã tồn tại được trong suốt thế kỷ 20 nhờ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường may mặc liên tục biến động theo mùa. Gần đây hơn, một số công ty công nghệ thông tin cũng đã vươn lên, sản xuất phầm mềm cho các ứng dụng đòi hỏi sự chuyên biệt cao, và rất nhiều công ty Internet quy mô nhỏ bán những sản phẩm nhằm vào những phân khúc thị trường rất hẹp.

Nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì quy mô nhỏ đơn giản chỉ vì những ông chủ của họ không muốn mở rộng quy mô. Các nhà kinh tế đã nhấn mạnh tới một vai trò khác của các doanh nghiệp nhỏ: trong những thời kỳ suy thoái kinh tế như thời kỳ Đại Suy thoái trong thập niên 1930, suy thoái trong những năm 1973-1975 và 1980-1982, rất nhiều người bị thất nghiệp trong những công ty lớn đã thành lập doanh nghiệp nhỏ của riêng họ để vượt qua thời kỳ khó khăn.

Nhìn chung, mặc dù ước mơ được điều hành doanh nghiệp của chính mình đã trở thành nhân tố làm tăng số lượng các doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ, song xu hướng chung từ những năm 1880 đến nay cho thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng dân số, nhưng tỷ trọng tương đối trong tổng sản lượng kinh tế của khu vực này lại giảm đi do có nhiều tập đoàn lớn nổi lên trong các ngành khác nhau. Ngay cả SBA cũng phải ngầm thừa nhận xu hướng tăng quy mô khi định cỡ doanh nghiệp nhỏ. Trong những năm 1950, SBA coi bất kỳ công ty nào có dưới 250 công nhân đều là doanh nghiệp nhỏ, nhưng hiện nay họ lai tính những công ty có tới 500 công nhân mới là quy mô nhỏ. Dẫu vậy, đại đa số các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ vẫn có quy mô nhỏ. Chẳng hạn, theo số liệu của SBA trong năm 2002, mới chỉ có 16.845 công ty có từ 500 nhân viên trở trong khi số công ty có số lượng nhân công ít hơn là 5.680.914.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY MÔ

Đặc biệt trong thập niên 1970 và 1980, các doanh nghiệp nhỏ đã chứng tỏ sức bền bỉ của nó. Vào thời đó, cạnh tranh từ nước ngoài đã làm giảm số lượng các công ty chế tạocơ bản, quy mô lớn nhỏ trong các ngành như sắt thép, xe hơi và dệt may. Trong nền kinh tế toàn cầu mới, dịch vụ lại trở nên quan trọng hơn trong khi sản xúat chế tạo lại giảm tầm quan trọng. Điều đó đã dẫn tới vai trò ngày càng lớn của các công ty quy mô nhỏ vốn trước đây chiếm vị trí chủ đạo trong nhiều ngành dịch vụ. Nhưng một số nhà kinh tế lại thấy có thêm nhiều lý do khiến các doanh nghiệp nhỏ ngày càng đóng vai tròng quan trọng hơn trong tổng thể nền kinh tế. Họ lập luận rằng trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh cao độ và thay đổi nhanh chóng như hiện nay, những công ty có thể đổi mới, tùy biến sản phẩm và thích ứng nhanh với hoàn cảnh luôn thay đổi sẽ có lợi thế. Các doanh nghiệp nhỏ với cơ chế quản lý ít thứ bậc hơn và có lực lượng lao động ít liên kết thành công đoàn hơn dường như hội đủ tất cả mọi yêu cầu đó. Hơn nữa, họ còn có thêm một lợi thế nữa do chi phí vận chuyển giảm đi và sự nổi lên của Internet càng tạo điều kiện cho họ dễ dàng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

Mối quan tâm về doanh nghiệp nhỏ đã lên đến đỉnh điểm vào năm 1987 khi David Birch, nhà kinh tế và là người sáng lập công ty nghiên cứu Cognetics Inc. đã cho rằng các doanh nghiệp nhỏ gần như tạo ra toàn bộ công ăn việc làm mới trong nền kinh tế. Những kết quả nghiên cứu của Birch đã thu hút sự quan tâm của dư luận rộng rãi và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Song nhiều nhà kinh tế đã phản bác quan điểm đó. Chẳng hạn, trong nghiên cứu năm 1993, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia phát hiện không những các công ty có 500 công nhân trở xuống đã thực sự không tạo thêm công ăn việc làm trong giai đoạn 1972-1988 mà còn bị phá sản thường xuyên hơn. Do đó, tổ chức nghiên cứu tư nhân, phi đảng phái này đã kết luận tác động thực sự của các doanh nghiệp này đối với công ăn việc làm cũng không lớn hơn so với các doanh nghiệp lớn.

Cho dù thế nào đi chăng nữa, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhỏ có thể đã cố gắng giữ thị phần của họ song vẫn chưa giành lại được thị phần đã bị rơi vào tay các doanh nghiệp lớn trong thế kỷ trước. Theo tạp chí Economist, một phần là vì các doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh tốt hơn nhờ đã đúc kết được những bài học từ các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Năm 1999, tạp chí này đã công bố các doanh nghiệp lớn ngày càng hoạt động giống như các doanh nghiệp nhỏ, "lấy ý kiến từ cấp dưới để ra quyết định, tổ chức lại bộ máy theo các nhóm và đơn vị sản phẩm và ngày càng nhạy bén kinh doanh hơn".

Ngày nay, các doanh nghiệp cả lớn lẫn nhỏ dường như đã đạt đến điểm cân bằng nào đó. Chẳng hạn, tỷ trọng của các doanh nghiệp nhỏ trong GDP Hoa Kỳ năm 1958 đạt 57% và kể từ 1980 đến nay còn khoảng 50%. Nếu Calvin Coolidge vẫn còn sống đến ngày hôm nay hẳn ông sẽ xem xét kỹ những con số đó và vẫn bảo vệ quan điểm của ông cho rằng công việc chính của Hoa Kỳ là kinh doanh. Nhưng ông cũng có thể nói thêm rằng kinh doanh ở Hoa Kỳ có đủ mọi loại quy mô – cả lớn lẫn nhỏtừ nhỏ đến lớn.

 

Thông tin thêm: Người Mỹ làm việc ở đâu

Hầu hết các doanh nghiệp ở Mỹ đều có quy mô nhỏ. Năm 2002, 88% trong tổng số 5,7 triệu doanh nghiệp của Hoa Kỳ có từ 20 nhân viên trở xuống, và 99,7% có từ 500 công nhân trở xuống. Nhưng gần một nửa số người Mỹ làm việc cho các công ty có trên 500 nhân viên trở lên, và 2/3 làm cho các công ty có từ 100 nhân viên trở lên.

Những công ty lớn cũng đóng góp vào tổng sản lượng kinh tế quốc dân nhiều hơn so với những số lượng tổng các công ty có thể cho thấy. Sơ đồ dưới đây cho thấy mặc dù các doanh nghiệp nhỏ chiếm ưu thế về số lượng so với các doanh nghiệp lớn song những công ty lớn nhất – có từ 2500 nhân viên trở lên – lại chiếm 50% tổng doanh thu các loại.

Nguồn: Cơ quan Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ, Phòng Thông tin-Tuyên truyền

0