18/06/2018, 11:26

Doanh nghiệp nhỏ góp phần mở rộng nền kinh tế Hoa Kỳ như thế nào?

Derek Leebaert Các doanh nghiệp nhỏ đóng góp cho cả toàn bộ nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ nhiều hơn nhiều so với những gì con số có thể tính toán qua chi tiêu và lợi nhuận mà các doanh nghiệp này đem lại. Những doanh nghiệp quy mô nhỏ có xu hướng đổi mới nhiều hơn về mặt kinh tế so ...

Derek Leebaert

Các doanh nghiệp nhỏ đóng góp cho cả toàn bộ nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ nhiều hơn nhiều so với những gì con số có thể tính toán qua chi tiêu và lợi nhuận mà các doanh nghiệp này đem lại. Những doanh nghiệp quy mô nhỏ có xu hướng đổi mới nhiều hơn về mặt kinh tế so với các công ty lớn hơn, có thể ứng phó tốt hơn trước nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng và tạo nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ, các nhóm sắc tộc thiểu số cũng như thúc đẩy hoạt động ở những khu vực có tỷ lệ thất nghiệp caonghèo đói. Tác giả cho rằng “Xây dựng, điều hành và thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ phát triển nằm trong chuỗi tuần hoàn của sáng tạo và đem lại sự giàu có cho những con người đầy nhiệt huyết và suy nghĩ chín chắn khắp mọi nơi. Không có bí quyết nào, và tiền bạc thường không quan trọng bằng sự kết hợp giữa ý chí tưởng và quyết tâm hành động”.

Derek Leebaert là Giáo sư Hành chính công tại Đại học Georgetown. Ông là đồng tác giả bộ sách ba tập do Nhà xuất bản Viện Công nghệ Massachusettes (MIT) ấn hành về cuộc cách mạng công nghệ thông tin, đồng thời là cố vấn cho công ty tư vấn toàn cầu Management Assessment Partners (MAP).

Du khách đến Hoa Kỳ sẽ thấy có rất nhiều tờ báo và tạp chí dành riêng cho doanh nghiệp: Nhật báo Phố Wall, Fortune, Forbes, Business Week, Barron’s. Du khách cũng thấy người ta nhắc tới chỉ số chứng khoán Dow Jones và S&P 1000 trên đài phát thanh và truyền hình – những số liệu thống kê phản ánh diễn biến của thị trường chứng khoán theo giá trị của các công ty lớn nhất Hoa Kỳ. Cụm từ Fortune 500 do tạp chí Fortune đưa ra cách đây 50 năm chỉ thứ hạng các công ty hàng đầu ở Hoa Kỳ: General Motors, General Electric, DuPont và gần đây hơn là Microsoft và Oracle. Tuy nhiên, những thương hiệu như Ford, Coca Cola và IBM có lẽ là những cái tên quá đỗi quen thuộc ở đất nước của du khách hàng vài thập kỷ. Trong bối cảnh đó, du khách có thể có cảm giác rằng nền kinh tế, công ăn việc làm, sự đổi mới và xuất khẩu ở Hoa Kỳ hoàn toàn do các công ty khổng lồ đó chi phối.

Rất nhiều người Mỹ cũng có cảm nhận như vậy, song đáng tiếc điều đó lại là sai. Lẽ dĩ nhiên, 500 hay 1.000 công ty lớn nhất cũng đã đủ là nguồn tư liệu viết bài cho các phóng viên, như có thể thấy qua mục tin thời sự hàng ngày về những vụ bê bối liên quan tới hội đồng quản trị và việc thôn tính các công tychuyển giao tập đoàn. Những công ty đó thực sự được người ta chú ý tới và có ảnh hưởng chính trị thực sự. Nhờ quy mô và sự ổn định tương đối của mình, các công ty này cũng trở thành nơi chứa đựng quỹ lương hưu và vốn đầu tư dài hạn của rất nhiều người Mỹ. Họ cũng chiếm phần lớn trong tổng lượng hàng hóa và dịch vụ ở Hoa Kỳ. Nhưng để có thể hiểu quy mô đầy đủ sản lượng kinh tế của quốc gia cũng như việc tạo công ăn việc làm và sức đổi mới trong nền kinh tế Hoa Kỳ chứ chưa nói tới nguồn gốc của những tập đoàn khổng lồ này, chúng ta cần tìm hiểu bức tranh đằng sau những bài báo trên trang nhất đó.

THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG Ở HOA KỲ

Các doanh nghiệp quy mô lớn và nhỏ không phải là những mảng khu vực riêng biệt trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Trái lại, họ mua sản phẩm của nhau và tận dụng sự đổi mới của mỗi bên để tạo ra tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ hơn thường là những doanh nghiệp có thâm niên ít hơn do các doanh nhân tự thân khởi xướng. Chính điều đó đã góp phần thúc đẩy hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua việc thách thức các công nghệ và cách làm cũ. Đến lượt nó, tăng trưởng kinh tế lại thôi thúc các hoạt động của doanh nhân tinh thần kinh doanh thông qua việc tạo thị trường và tạo nguồn vốn cho cả nam lẫn nữ đủ sức táo bạo để tự chèo lái trong biển cả sóng gió của nền "kinh tế" không ngừng được mở rộng.

Nhờ phong trào khởi sự doanh nghiệp như vậy nên Hoa Kỳ đã thu lợi nhiều hơn từ chu trình tăng trưởng nêu trên so với các quốc gia phát triển khác. Xét ở góc độ nào đó, tinh thần kinh doanh hiển hiện ở khắp mọi nơi ở Hoa Kỳ, và điều đó không có nghĩa là nó chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành công nghệ cao như báo chí thường đưa tin. Một doanh nghiệp nhỏ cũng không nhất thiết phải là một doanh nghiệp mới. Nhưng duy trì sự tồn tại của nó đòi hỏi một doanh nhân không chỉ đơn thuần tránh cạm bẫy của đồng tiền mà còn phải có được sức mạnh vươn tới và có được vị thế như của các tập đoàn lớn.

Doanh nghiệp nhỏ không phải chỉ duy nhất được định nghĩa lượng bằng theo doanh thu, hay số lượng nhân viên hoặc thời gian tồn tại mà còn phải bằng vai trò của nó trong nền kinh tế. Chẳng hạn, một công ty chế tạo "quy mô nhỏ" là công ty có dưới 500 công nhân, trong khi đó một công ty bán buôn "quy mô nhỏ" lại có thể có dưới 100 nhân viên. Vì mức chi phí nguyên liệu có khác nhau đối với mỗi chủ doanh nghiệp, nên chẳng hạn một doanh nghiệp trải rửa thảm sẽ được coi là "nhỏ" nếu doanh thu hàng năm của công ty đạt dưới 4 triệu đô-la trong khi một công ty xây dựng "quy mô nhỏ" lai có mức doanh thu khoảng 30 triệu đô-la. Các nhà thống kê đòi hỏi sự chính xác như vậy để gắn kết các doanh nghiệp này với các chương trình Chính phủ cho vay vốn, đào tạo và miễn giảm thuế của chính phủ dành cho những công ty đem lại tăng trưởng.

Quả thực, có những doanh nghiệp "siêu nhỏ" có doanh thu dưới một triệu đô-la  mỗi năm – một con số tương đối nhỏ trong giới doanh nghiệp – chúng ta có thể nghĩ như vậy cho đến khi nhận thấy rằng những doanh nghiệp siêu nhỏ đó lại chiếm tới 15% nền kinh tế Hoa Kỳ. Ở một thái cực khác, chúng ta có thể thấy có những "nhà sản xuất quy mô nhỏ" có tới 500 công nhân mặc dù hầu hết vẫn thuộc sở hữu gia đình – và có khoảng 330.000 công ty riêng lẻ, tạo công ăn việc làm cho khoảng bảy triệu người.

Từ một doanh nghiệp phần mềm do hai người khởi xướng tới đội xe tải giúp xây dựng các thành phố, khu vực doanh nghiệp nhỏ đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy mở rộng kinh tế do:

  • chiếm tới 99,7% lực lượng sử dụng lao động ở Hoa Kỳ, và điều đó có nghĩa là chỉ khoảng 17.000 công ty, chiếm 0,3% tỷ lệ sử dụng lao động, có 500 hoặc nhiều nhân viên hơn;
  • tạo ra một nửa tổng sản phẩm phi nông nghiệp cho nền kinh tế Hoa Kỳ, tạo công ăn việc làm cho một nửa số người Mỹ không làm việc trong nhà nước trong khi hàng năm tạo thêm 60% đến 80% số công ăn việc làm mới (ngoài chính phủ);
  • chiếm 97% công ty xuất khẩu, và đóng góp 29% tổng giá trị xuất khẩu. Đây là những điểm quan trọng nếu chúng ta biết rằng trong suốt 10 năm qua, xuất khẩu đóng góp khoảng 25% vào tăng trưởng kinh tế và tạo ra khoảng 12 triệu công ăn việc làm;
  • giành được khoảng 24% tổng số hợp đồng của Chính phủ, từ đóng tàu tới việc in các cuốn sách nhỏ giới thiệu.

Các doanh nghiệp nhỏ thường là khởi nguồn cho những doanh nghiệp lớn, như đã được minh chứng qua lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập của hãng máy tính Apple do ba thành viên của Câu lạc bộ Máy tính Homebrew sáng lập năm 1976. Nhưng không phải tất cả trong tổng số 23 triệu doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ khát khao lọt vào danh sách Fortune 500. Có những công ty chẳng hạn như công ty ủ bia Anchor Steam đã nhận thấy rằng lợi nhuận có thể bắt nguồn từ ý muốn cưỡng lại việc mở rộng quy mô. Các công ty như thế đóng góp cho nền kinh tế bằng cách tạo ra những sản phẩm và dịch vụ ngáchchuyên biệt  mà các tập đoàn lớn không cung cấp và thường đòi hỏi giá thành cao hơn cho sự chuyên môn hóa như vậy. Chính sự đa dạng và năng động của nền kinh tế đã giúp đảm bảo tính liên tục trong phát triển.

ĐỔI MỚI VÀ LINH HOẠT

Các doanh nghiệp nhỏ cũng là chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào tổng sản phẩm quốc dân và đóng góp cho xã hội nói chung lớn hơn nhiều so với những con số chi tiêu và lợi nhuận mà họ đạt được. Chúng ta hãy xem xét những điểm sau.

Về đổi mới trong kinh tế:

  • số lượng các bằng phát minh sáng chế tính theo mỗi công nhân trong các doanh nghiệp nhỏ cao gấp 13 đến 14 lần so với các công ty lớn;
  • các bằng phát minh sáng chế của các doanh nghiệp nhỏ có khả năng lọt vào danh sách 1% được trích dẫn nhiều nhất (tức là quan trọng nhất) cao gấp hai lần so với các công ty lớn;
  • các doanh nghiệp nhỏ chiếm tới 39% số nhân công công nghệ cao như các nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia công nghệ thông tin, và chiếm phần lớn trong tổng số những sáng tạo trong các công ty của Hoa Kỳ;
  • những doanh nghiệp này có khả năng dễ dàng thiết lập các liên minh và quan hệ hợp tác mới – trái ngược hẳn với các công ty lớn có lợi ích cạnh tranh rõ ràng như có thể thấy qua việc so sánh giữa các công ty công nghệ sinh học với các tập đoàn dược phẩm khổng lồ của Hoa Kỳ.

Về mức độ linh hoạt trong kinh tế:

  • Ngân sách dồi dào dành cho công nghệ thông tin đã cho phép các doanh nghiệp nhỏ nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng: các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 45% tổng ngân sách dành cho công nghệ ở Hoa Kỳ.
  • Những công ty có từ 100 đến 1000 công nhân cấp ngân sách cho công nghệ nhanh gấp tám lần so với các tập đoàn, do đó càng cho phép chủ các doanh nghiệp này liên hệ chặt chẽ với người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ;
  • Bằng cách áp dụng các kỹ thuật sản xuất linh hoạt với sự hỗ trợ của công nghệ và các phương pháp tối ưu mới, các doanh nghiệp nhỏ có thể thích ứng nhanh hơn với các điều kiện kinh tế luôn thay đổi;
  • Các doanh nghiệp nhỏ còn là nơi giảm thiểu "dư chấn" bắt nguồn từ những biến động về công ăn việc làm do việc giảm biên chế và toàn cầu hóa gây ra: 53% doanh nghiệp nhỏ hoạt động ở địa điểm bên ngoài nơi ở của một cá nhân, từ dịch vụ làm tóc cho những người hàng xóm cho tới tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và lớn khác.

Về việc đảm bảo ổn định xã hội:

  • Các doanh nghiệp nhỏ là cửa ngõ đón nhận lực lượng nhân công mới hoặc trước đây đã bị gạt bỏ trong nền kinh tế: chẳng hạn, các doanh nghiệp nhỏ của phụ nữ đã đem lại doanh thu khoảng 1000 tỷ đô-la mỗi năm và tạo công ăn việc làm cho hơn 7 triệu người;
  • Các doanh nghiệp nhỏ ngày càng tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các sắc tộc thiểu số. Theo số liệu điều tra dân số, các sắc tộc thiểu số hiện làm chủ 4,1 triệu doanh nghiệp, mỗi năm có doanh thu 695 tỷ đô-la và tạo công ăn việc làm cho 4,8 triệu người;
  • Các doanh nghiệp nhỏ cũng tạo ra hoạt động kinh tế ở những khu vực nghèo đóicó tỷ lệ thất nghiệp cao: khoảng 800.000 công ty (90% trong số đó là các doanh nghiệp siêu nhỏ) nằm ở những khu vực nghèo nhất trong 100 thành phố lớn nhất Hoa Kỳ.
  • Các doanh nghiệp nhỏ đem lại sự tự chủ và hài lòng trong công việc: các nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệp được thành lập là để đổi đời chứ không phải do thiếu giải pháp thay thế. Mỗi tháng ở Hoa Kỳ có khoảng 500.000 doanh nghiệp mới được thành lập.

CHUỖI TUẦN HOÀN

Doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số trong nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng ảnh hưởng của chúng còn lớn hơn quy mô tương đối lớn nêu trên. Do sự thịnh vượng của các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào việc khai thác tri thức chứ không phải là nguyên liệu thô nên lợi ích từ sự đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, chuyên môn hóa và tùy biến theo nhu cầu khách hàng trên quy mô lớn – cho dù là bán bánh sandwich hay lập phần mềm máy tính – lớn hơn bao giờ hết. Mặc dù tỷ lệ người Mỹ làm việc trong các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 đã dần giảm đi (từ 20% lực lượng lao động năm 1980 xuống mức dưới 9% hiện nay), song trong suốt hơn 10 năm vừa qua, trung bình mỗi năm có 9,36% dân số đã tự khởi đầu doanh nghiệp của chính họ.

Có những thành công – 2/3 doanh nghiệp mới có từ một nhân công trở lên vẫn hoạt động sau hai năm thành lập – và cả những thất bại thực sự. Nhưng những thất bại đó đã không gây ra sự kỳ thị ở nước Mỹtrong xã hội. Ta Họ có thể lại bắt đầu từ đầu, có thể sáng tạo hơn, hiểu biết thị trường hơn và có những đồng minh kinh doanh mới. Thành lập, điều hành và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ nằm trong chuỗi tuần hoàn sáng tạo và đem lại sự giàu có cho những người có chí và quyết tâm hành động ở bất cứ nơi đâu. Không có một bí mật nào nhưng thông thường tiền bạc ít quan trọng bằng sự kết hợp giữa ý tưởng chí và nỗ lực hành động.

0