Một số bệnh thường gặp trên vịt và ngỗng
Theo TS. Nguyễn Xuân Bình ở khu vực miền Nam vịt hay bị một số bệnh truyền nhiễm theo lứa tuổi như sau: Một số bệnh thường gặp trên vịt Bệnh viêm gan do virus ở vịt con Bệnh do Entero virus gây nên cho vịt con từ 1 đến 5 tuần tuổi, vịt con mới nở rất mẫn cảm với bệnh này, sau 5 tuần vịt ...
Theo TS. Nguyễn Xuân Bình ở khu vực miền Nam vịt hay bị một số bệnh truyền nhiễm theo lứa tuổi như sau:
Một số bệnh thường gặp trên vịt
Bệnh viêm gan do virus ở vịt con
Bệnh do Entero virus gây nên cho vịt con từ 1 đến 5 tuần tuổi, vịt con mới nở rất mẫn cảm với bệnh này, sau 5 tuần vịt con đề kháng tốt nên bệnh ít xảy ra. Virus bền vững với sức nóng của buồng ấp, có thể tồn tại lâu dài trong chuồng trại và có thể lây nhiễm qua trứng ấp.
Bệnh gây hại trên vịt con, thời kỳ đầu của thể cấp tính hầu như không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, vịt con ngả sang một bên, chân run rẩy, tỷ lệ chết cao. Bệnh có thể giảm và ngừng sau 7-8 ngày xảy ra ồ ạt. Bệnh tích thấy rõ gan sưng to, xuất huyết ngả màu vàng lục do mật sưng to tiết ra. Có thể thấy thận, lách sưng to và xuất huyết, ruột viêm cata. Xác chết xung huyết, khi chết thường ưỡn cong mình do co cứng thần kinh.
Thể nhẹ bệnh giảm dần nhưng vẫn có những rối loạn chức năng gan, rối loạn trao đổi glucid và protein nên sau khi bệnh mặc dù vịt con có vẻ phục hồi nhưng tăng trọng giảm.
Phòng bệnh chủ yếu thực hiện tốt quy trình vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh ổ đẻ và trứng giống. Cách ly và vệ sinh sát trùng triệt để sau mỗi đợt nuôi. Có thể tiêm vaccin phòng bệnh viêm gan cho vịt bố mẹ lúc 7 tuần và trước khi vào vụ đẻ.
Dịch tả vịt, vịt xiêm (duck plague- dpv)
Do Herpes virus gây bệnh cho vịt, ngỗng, vịt xiêm ở mọi lứa tuổi. Bệnh lây lan nhanh qua tiếp xúc, qua trung gian hoặc truyền qua trứng. Virus thải qua phân ra môi trường là nguồn lây bệnh trong một thời gian dài, trong cơ thể gan là cơ quan chứa nhiều virus. Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giđi với chỉ 1 serotype nhưng virus có vài chủng với độc lực thấp, trung bình và độc lực cao.
Bệnh lây lan nhanh bằng con đường trực tiếp từ vịt bệnh sang vịt lành hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Bệnh có thể lây truyền dọc qua trứng sang phôi và vịt con. Những đàn vịt chăn thả lây lan nhanh, vịt trời, ngỗng hoang ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh, do chúng có sức đề kháng cao nên bệnh thường là dạng mãn tính nhưng thời gian mang trùng dài có thể đến 4 năm.
Virus DPV đề kháng kém với những yếu tố sát trùng, Formalin 3% có thể diệt virus nhanh.
Triệu chứng lâm sàng thể cấp tính do chủng virus có độc lực mạnh thường diễn biến nhanh trong vòng 1 tuần, vịt thở mạnh, chảy nước mắt, nước mũi, ngã quỵ, tiêu chảy mạnh và chết nhanh ngay cả khi đang bơi. Thể mãn tính vịt yếu dần, đi lại châm chạp, loạng choạng, kém ăn, giảm sức sinh trưởng hoặc giảm hay ngưng đẻ trứng.
Bệnh tích đa dạng, xuất huyết điểm tạo thành vòng ở ruột, thực quản, gan hoại tử và xuất huyết, viêm màng ngoài tim, lách và mật sưng to.
Nếu vịt con chết đột ngột ở độ tuổi từ 2 – 7 tuần, cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như , nhiễm khuẩn máu, viêm gan siêu vi hoặc ngộ độc aflatoxin bằng những bệnh tích đặc trưng xuất huyết vòng ở thực quản và lỗ huyệt.
Phòng bệnh: các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cần thực hiện nghiêm ngặt, sát trùng chuồng trại định kỳ, máng ăn máng uống luôn sạch, sau mỗi đợt nuôi nên tổng vệ sinh phân, chất độn chuồng kỹ lưỡng, phun thuốc sát trừng và để trống chuồng một thời gian ít nhất là 4 tuần. Tiêm vaccin phòng bệnh định kỳ cho đàn vịt. Khi có nguy cơ bệnh ngưng thả vịt chạy đồng hay trên ao hồ, nhốt vịt lại, tăng cường sức đề kháng bằng vitamin tổng hợp, đặc biệt vịtamin C và A liều cao. Tẩy uế sát trùng máy trước và sau mỗi đợt ấp.
Hiện có 2 loại vaccin nhược độc cấy truyền qua phôi gà và vaccin tế bào. Tiêm vaccin dưới da cho vịt sau 2 tuần tuổi. Vaccin dịch tả vịt hiện nay có thể sử dụng tiêm cho vịt xiêm và ngỗng. Lịch tiêm vaccin dịch tả vịt: Vịt nuôi thịt chủng 1 lần lúc 18 – 21 ngày tuổi. Vịt đẻ trứng chủng lần 1 lúc 18 – 21 ngày tuổi, lần 2 lúc 9 tuần tuổi, tái chủng trước khi đẻ 1 tháng, sau đó tái chủng 6 – 8 tháng/lần.
Bệnh tụ huyết trùng
Do vi trùng Pasteurella multocida gây bệnh ở nhiều loài gia cầm trong đó vịt và vịt Xiêm rất mẫn cảm, ở Việt Nam vịt và vịt Xiêm mắc bệnh chết cao có khi tới 90 – 100%, Bệnh lây truyền từ vịt bệnh sang vịt khỏe qua thức ăn, nước uống có nhiễm mầm bệnh.
Triệu chứng lâm sàng thể cấp tính vịt chết đột ngột, phân loãng trắng hoặc trắng xanh lầy nhầy có máu tươi. Vịt thở khó, chảy nước mũi. Gà chết nhanh do vi trùng xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Thể á cấp thường thấy ở vịt đẻ, mắt mũi sưng, viêm kết mạc, khớp sưng gây liệt chân và cánh. Vịt giảm đẻ hoặc ngưng đẻ, chết dần, tỷ lệ chết có khi lên đến 90 – 100%.
Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết phủ tạng như phổi, gan ruột, cơ tím sẫm. Có thể thấy dịch nhầy dạng “phomat” ở bề mặt tim gan, bề mặt gan có đốm trắng hoại tử lấm tấm như đầu kim gút. Lách sưng và hoại tử.
Phòng và trị bệnh: Quy trình vệ sinh thú y phải tuân thủ nghiêm ngặt, vệ sinh tốt chuồng trại, máng ăn, máng uống cho vịt. Luôn có nước sạch cho vịt uống. Có thể tiêm phòng vaccin nhũ dầu khi vịt được 3-4 tuần tuổi, vịt đẻ tái chủng mỗi 6 tháng. Bệnh tụ huyết trùng có thể điều trị bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm.
Bệnh thương hàn ở vịt và vịt xiêm (salmonellosis)
Do một hay nhiều chủng vi khuẩn Salmonella gây ra ở thủy cầm thể cấp hoặc thể mãn. Thường hay gặp bệnh dịch với chủng phảy khuẩn gram (-) Salmonella spp, đó là chủng phân bố rộng rãi trong thiên nhiên ở khắp nơi, mối nguy hại là vi trùng có thể gây nhiễm cho gia cầm, gia súc và người, mọi đối tượng đều có thể là vật mang trùng và là nguồn lây lan bệnh. Vi trùng cơ hội, khu trú trong ống tiêu hóa người ta phát hiện thấy cả 2 chủng Salmonella pullorum và s. gcdlinarum đều gây bệnh cho gia cầm nói chung, vịt và vịt Xiêm nói riêng. Vịt con dưới 3 tuần tuổi mẫn cảm hơn so với vịt lớn, triệu chứng lâm sàng rõ ràng hơn, tình trạng bệnh thường ở thể cấp tính đôi khi gây chết nhiều. Các serotype khác như ái. typkimurium và s. enteritidis cũng rất nguy hiểm cho vịt và vịt Xiêm.
Vi khuẩn Salmonella rất nhạy cảm với nhiệt độ cao và các chất sát trùng, ở nhiệt độ bình thường chúng có thể bền, ít mẫn cảm hơn. Bệnh truyền lây qua thức ăn, nước uống bệnh có thể truyền đọc qua trứng, nhiều tác giả thông báo việc phát hiện vi khuẩn Salmonella trong lòng đỏ trứng vịt.
Triệu chứng: tỷ lệ ấp nở thấp, tỷ lệ trứng chết phôi cao, vịt con chết trong khay nở hoặc trong vài ngày đầu mà không có triệu chứng lâm sàng nào có thể cho thấy đàn vịt trong trại có thể đã có mầm bệnh tiềm tàng, khi đó cần có biện pháp xử lý kịp thời như vệ sinh chuồng trại, chất độn chuồng, ổ đẻ, trứng phải được xông sát trùng kỹ lưỡng trước khi đưa vào kho bảo quản.
Thể cấp vịt ủ rũ, cánh sã, lông dựng ngược, tiêu chảy nặng gây tình trạng mất nước nghiêm trọng, vịt yếu dần và chết do suy kiệt. Một số vịt có triệu chứng thần kinh như đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng, dầu luôn lắc, cổ ngoẹo tư thế run rẩy. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết khoảng 10%. Tình trạng bệnh nặng nhẹ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ quản lý và chăm sóc, các tác nhân gây stress, thiếu vitamin A làm bệnh trầm trọng hơn. Bệnh có thể thứ phát sau khi mắc bệnh viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng khác.
Bệnh tích có điểm hoại tử ở gan, thận, lách. Thận bạc màu, urat tích đầy ống dẫn niệu. Manh tràng và trực tràng sưng to, chứa nhiều chất bã đậu trắng.
Phòng và trị bệnh: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, ổ đẻ. Chỉ nuôi vịt cùng lứa tuổi và có biện pháp phòng bằng kháng sinh định kỳ trong 3-5 ngày đầu, sau đó lặp lại sau 45 – 60 ngày. Chlotetracyclin, oxytetracyclin, hỗn hợp sulphat trộn đều trong thức ăn phòng bệnh trong tuần đầu, sau 1 tháng lặp lại cho kết quả tốt. Những kháng sinh khác như Genta- costrim, Chlobactrim, Neotesol Esb3, Ampi – septol… cũng tương đối hiệu quả với bệnh Salmonellosis nhưng hiện nay trước khi sử dụng kháng sinh nên thử kháng sinh đồ để tránh các loại kháng sinh đã bị kháng để việc phòng bệnh có hiệu quả hơn.
Bệnh nấm phổi (aspergillosis)
Bệnh viêm phổi do loài nấm Aspergillus fumigatuSy bệnh lây nhiễm khi vịt hít phải bào tử nấm từ chất độn chuồng, rác, thức ăn và trong buồng ấp.
Các loại gia cầm đều có thể mắc bệnh. Gia cầm con rất mẫn cảm với bào tử nấm nên dễ phát bệnh, gia cầm lớn có sức đề kháng nên bệnh diễn biến nhẹ hơn hoặc không gây tổn thương đáng kể cho phổi.
Triệu chứng: Vịt gầy còm, yếu, thở khó dần, khi bệnh nặng thở hổn hển, há mỏ để thở, khi thở tạo âm rít như thổi sáo. Bệnh tích ở phổi và túi khí với những đốm màu trắng, vàng cho đến xanh, đôi khi có lạc khuẩn nấm ở các phủ tạng.
Phòng và trị bệnh: Luôn giữ chuồng trại, chất độn chuồng khô và sạch. Phải phát hiện bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, khi bệnh nặng điều trị ít kết quả. Có thể sử dụng 1 trong các thuốc sau khỉ bệnh mới bộc phát, đàn vịt còn khỏe:
Kali Iod 5 – 10 g/ lít nước.
Sulphat đồng 0,3 – 0,5 g/lít nước.
Mycostatin 2g/ 100 kg thức ăn.
Nystatin 6g/ 100 kg thức ăn.
Sử dụng thuốc trong 5-10 ngày liên tục. Loại thải những vịt bệnh nặng. Di chuyển đàn vịt sang ô chuồng khác, vệ sinh đốt bỏ phân rác và chất độn chuồng, tổng vệ sinh sát trùng chuồng.
Bệnh nhiễm độc tố nấm mốc aflatoxin (aflatoxycosis)
[AdSense-A]
Vịt và vịt Xiêm rất mẫn cảm với độc tố nấm mốc trong thức ăn, mycotoxin nói chung và aflatoxin nói riêng. Độc tố sinh ra do thức ăn bị nhiễm nấm mốc Aspergilus flavus, aflatoxin tác động lên gan gây ung thư, ức chế sự đáp ứng miễn dịch. Nhiễm độc gây hại cho mọi lứa tuổi nhưng trên vịt con bệnh lý diễn biến nặng hơn nhiều so với vịt lớn.
Tùy lượng độc tố ăn vào tình trạng ngộ độc có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Liều gây chết LD55 của aflatoxin trên vịt con là 182 mcg.
Triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng, vịt ăn ít, chậm lớn, tiếng kêu khác lạ, xuất huyết ở màng chân và cánh có thể coi là triệu chứng đầu tiên của ngộ độc. Sau đó vịt yếu dần, rối loạn vận động, liệt, co giật và chết, tư thế chết ngoẹo đầu ra phía sau.
Bệnh tích ở gan rất rõ và đặc trứng khi mo vịt chết như sưng to màu vàng xám như đất sét, thận sưng to có xuất huyết điểm, có thể thấy xuất huyết ở tụy. Vịt còn sống gan trắng bệch, xơ cứng, có thể sưng to hay teo gan. Vịt lớn có tích nước màng tim và xoang bụng mà ít thấy ở vịt con, thận sưng có xuất huyết.
Phòng và trị bệnh phải thường xuyên kiểm tra thức ăn đặc biệt khi sử dụng các loại thức ăn dễ nhiễm nấm mốc như bánh dầu đậu phộng, bắp, phát hiện tình trạng nhiễm độc trên đàn vịt sớm phải thay đổi thức ăn. Có thể sử dụng một số chế phẩm hấp phụ hoặc phá hủy cấu trúc của aôatoxin, đàn vịt phục hồi bằng cách nâng cao thể trạng những vịt nhiễm độc nhẹ và loại thải những vịt nhiễm nặng, gầy yếu. Hiện thời chưa có thuốc điều trị cho tình trạng nhiễm độc aflatoxin cũng như mycotoxin.
Bệnh do vi khuẩn E. coli
Bệnh do nhiễm vi khuẩn E. coli gây ra, ở vịt con trong giai đoạn úm tỷ lệ chết cao, có khi chết tới 40 – 50%. Vịt lớn hơn triệu chứng bệnh nhẹ và tỷ lệ chết không đáng kể. Vi khuẩn E. coli xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, vịt hở rốn dễ bị nhiễm. Là vi trùng cơ hội thường có trong ống tiêu hóa của vịt nên trong điều kiện vệ sinh kém, có nhiều yếu tố gây stress, vịt con yếu, sức kháng bệnh giảm bệnh có thể bùng phát.
Triệu chứng
Vịt đứng ủ rũ, lông xù, chịu lạnh kém, tiêu chảy phân trắng. Nếu bệnh nặng vịt mất nước, co giật và chết.
Bệnh tích
Mổ khám bệnh tích thấy gan sưng, xuất huyết, ruột sưng, niêm mạc phù nề, đỏ bầm, phân trắng. Trên túi khí, màng tim có những điểm màu trắng vàng, đây là bệnh tích phân biệt với bệnh phó thương hàn.
Phòng và trị bệnh
Thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh chuồng trại, máng ăn, nước uống. Không nuôi vịt con hở rốn. Trong giai đoạn vịt con trải thức ăn nhiều lần, lượng thức ăn vừa đủ cho vịt ăn hết; thức ăn thừa bị ôi thiu phải bỏ đi và rửa sạch máng ăn. Mồi tươi nên tập cho vịt ăn từ từ, tăng dần mồi tươi và không nên cho ăn quá nhiều mồi tươi.
Sử dụng kháng sinh như Tetracyclin, Ampicillin, Colistin trộn trong thức ăn hoặc nước uống phòng bệnh trong tuần đầu, sau đó định kỳ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng 1 lần.
Bệnh viêm mũi truyền nhiễm
Do vi khuẩn Mycoplasma gây ra cho vịt con giai đoạn 10 – 20 ngày tuổi khi thời tiết thay đổi đột ngột, mưa dài ngày, chuồng ẩm ướt, lông vịt bị bết dính do bùn hay thức ăn làm vịt lạnh.
Triệu chứng
Vịt con ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thử, thở khò khè, há miệng thở, cổ ngửa như đớp không khí. Bệnh tiến triển nặng mí mắt viêm dính lại, vịt con mở mắt khó khàn, giác mạc đầy ghèn, mủ.
Bệnh tích
Hốc mũi chứa đầy địch nhầy dính bết, niêm mạc mũi và xoang mũi viêm xung huyết. Phổi ứ nước, màng bao tim và túi khí bị viêm dính phủ lớp fibrin màu vàng.
Phòng và trị bệnh
Vịt nuôi chỗ ấm, không gió lùa, vệ sinh chuồng trại tốt trước khi bắt vịt về. Tập cho vịt xuống nước khi trời nắng ấm, đường lên xuống mặt nước không bị bùn lầy làm bết lông vịt, dễ bị lạnh.
Cho uống kháng sinh như Oxytetracyclin, Tylant, Suanovin hoặc TTS phòng bệnh trong tuần dầu trong chương trình phòng 3 bệnh là các bệnh do Salmonella, bệnh do E. coli và bệnh do Mycoplasma gây ra. Mật độ nuôi vịt cao sản
Những xáo trộn do mất cân đối dinh dưỡng
Thiếu vitamin và khoáng
Khi nuôi vịt cao sản ta cần chú ý thức ăn phải đủ và cân đôi chất dinh dưỡng. Đặc biệt trong tuần đầu tiên vịt con chưa phát triển đầy đủ khả năng tiêu hóa thức ăn nên phải cung cấp cho vịt vịtamin tổng hợp, trong đó vịtamin A rất quan trọng, Thiếu vịtamin vịt con còi cọc, chậm lớn, sức kháng bệnh kém, vịt đẻ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh xảy ra trầm trọng hơn.
Thiếu khoáng như Ca, Mn vịt chậm lớn, xương yếu, phù chân ở vịt con. Vịt đẻ trứng mỏng, năng suất trứng giảm, trứng giống có tỷ lệ chết phôi cao, tỷ lệ nở thấp, vịt mái bị liệt.