21/06/2018, 15:07

Pr là gì và những điều cần biết về nghề pr

PR là viết tắt của từ gì? PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng . Quan hệ công chún g tức là tạo một mối dây liên hệ bền chặt và liên tục với nhóm khách hàng của công ty và cộng đồng hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của công ty. Với sự liên hệ liên tục ...

PR là viết tắt của từ gì?

PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng tức là tạo một mối dây liên hệ bền chặt và liên tục với nhóm khách hàng của công ty và cộng đồng hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh của công ty. Với sự liên hệ liên tục và bền vững này, thương hiệu sản phẩm, công ty sẽ có một mạng lưới tiêu thụ, phản hồi và truyền thông cho chính thương hiệu sản phẩm và công ty. PR giúp cho công ty mở rộng thị trường và phòng vệ trước những thông tin xấu một cách gián tiếp mà các công cụ truyền thông khác không thể làm được.

Quan hệ công chúng không giống với quảng cáo qua các phương tiện truyền thông, nhiệm vụ của các công ty PR là tạo cho khách hàng một hình ảnh tốt nhất khi truyền tới công chúng.

Public Relations

PR hướng tới ai?

PR hướng tới một hoặc nhiều nhóm xã hội rộng rãi có liên quan đến doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... đang sử dụng dịch vụ PR.

Những nhóm này được gọi chung là công chúng (publics).

Công chúng của PR gồm hai dạng chính:

  • Công chúng nội bộ là những người ở trong công ty, tổ chức...
  • Công chúng bên ngoài là những cá nhân hoặc nhóm ở bên ngoài nhưng có ảnh hưởng đến công ty, tổ chức....

Ví dụ trường học của bạn có công chúng nội bộ là thầy cô giáo, học sinh, văn thư, tài vụ, bảo vệ... và công chúng bên ngoài là phụ huynh học sinh, báo chí, Bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo các trường học khác...

PR làm như thế nào?

Người làm PR luôn thực hiện công việc của mình với nguyên tắc 5 F:

Nguyên tắc 5 F

PR không phải là quảng cáo

* Quảng cáo nói: “Tôi là người tốt”.

PR khiến người ta nói: Bạn là người tốt.

* Quảng cáo có thể mua được.

PR chỉ có thể giành được bằng nỗ lực.

* Quảng cáo nhằm bán sản phẩm.

PR thiết lập thông tin hai chiều để đo ý kiến của công chúng về sản phẩm, tạo hình ảnh đẹp về thương hiệu, sản phẩm..., qua đó giành được sự chấp nhận và yêu mến của khách hàng.

PR làm gì?

Về mặt tổng quát thì một người làm nghề PR phải làm các công việc bao gồm:

- Các công việc liên quan tới viết và biên tập các văn bản, tài liệu như: thông cáo báo chí, bản tin nội bộ, brochure, diễn văn…

- Lên kế hoạch và tổ chức sự kiện cho công ty.

- Phối hợp và tư vấn cho các phòng ban khác nhằm tạo dựng và phát triển các mối quan hệ với các nhóm đối tượng theo mức độ ưu tiên của từng công ty như: nhân viên công ty, đối tác, khách hàng, truyền thông, các cấp chính quyền, chính phủ…

- Thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích và đưa ra ý kiến tư vẫn cho cấp lãnh đạo về các vấn đề liên quan tới hình ảnh công ty.

- Dự báo, ngăn ngừa khủng hoảng cho công ty.

Một số loại hình của PR

- Tổ chức sự kiện: Với mục tiêu thu hút nhiều người tới, địa điểm đông người và rộng như công viên, nhà văn hóa, sân vận động… Sự kiện thường không sẽ ít nói nhiều về sản phẩm nhưng các trò chơi đa phần có liên quan đến sản phẩm. Mục tiêu của tổ chức sự kiện là thể hiện tính cách sản phẩm qua đối tượng tham gia, thu hút đông người để nhiều người biết đến và đưa thương hiệu sản phẩm một cách khéo léo vào đầu người tiêu dùng.

- Tài trợ: Là hình thức giúp đỡ bằng hiện vật hoặc hiện kim cho một tổ chức khác để đứng ra thực hiện chương trình từ thiện, gây quỹ, kêu gọi ủng hộ. Trong chương trình hoặc cuối chương trình được nhận lời cám ơn qua lời dẫn của MC và có logo trên phông màn sân khấu.

- Thông cáo báo chí: Viết diễn tả nội dung theo cấu trúc kim tự tháp ngược để nói về một sự kiện quan trọng mà doanh nghiệp hoặc thương hiệu có liên quan.

- Bài PR/Advertorial: Bài viết cung cấp kiến thức về một lĩnh vực cụ thể theo mô típ: vấn đề, giải pháp và cuối cùng là sản phẩm.

- Xử lý khủng hoảng truyền thông: Thực ra là đứng ra điều phối hoặc hỗ trợ giải quyết cùng ban lãnh đạo. Khi công ty bị khủng hoảng, bộ phận PR thường là nơi đánh giá mức độ khủng hoảng và đề ra giải pháp xử lý. Nếu quy mô lớn thì toàn thể lãnh đạo công ty cùng giải quyết hoặc chủ tịch hiệp hội ngành nghề phải cùng giải quyết chung.

- Quan hệ cộng đồng: Tham gia các nghiệp đoàn, đoàn hội nhóm ngành nghề để trao đổi thông tin, quảng bá, hỗ trợ hoạt động để khẳng định tên tuổi, tìm cơ hội hợp tác và bảo vệ nhau nếu có khủng hoảng xảy ra.

- Digital (số) hóa các hình thức trên: Khi giá nhiên liệu tăng, mọi người có xu hướng ít di chuyển và sử dụng mạng xã hội số nhiều hơn. Các thương hiệu thức thời đã đón bắt nhu cầu này và tạo cho mình trang thông tin đại diện để luôn đối thoại với người dùng, tổ chức sự kiện khuyến mãi hoặc chơi game điện tử có thưởng kể cả thuê những hot blogger, KOL hay Influencer, Facebooker nói về mình để nhiều người biết tới.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về nghề PR, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về nghề PR. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

laginhi.com là site con của Tải office được sát nhập vào tháng 12/2017
0