Cv là viết tắt của từ gì? cv gồm những nội dung gì?
CV là viết tắt của từ gì? CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong tiếng Anh, có nghĩa là Hồ sơ xin viêc . CV không phải là bản khai lý lịch cá nhân trên phương diện nhân thân, gia đình. Mà đó là một văn bản mà bạn tự nói về các kỹ năng, khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc. ...
CV là viết tắt của từ gì?
CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae trong tiếng Anh, có nghĩa là Hồ sơ xin viêc. CV không phải là bản khai lý lịch cá nhân trên phương diện nhân thân, gia đình. Mà đó là một văn bản mà bạn tự nói về các kỹ năng, khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc.
Hiện nay rất nhiều công ty quan tâm đến CV của người xin việc, một bản CV trình bày đầy đủ, khoa học về thông tin cá nhân, kỹ năng, kinh nghiệm... sẽ tạo nhiều ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đặc điểm của CV
- CV thường rất ngắn: Tối đa chỉ có 2 trang A4
- Khi viết CV bằng tiếng việt bạn có thể thay thế tiêu đề CV bằng: Hồ sơ xin việc để tránh nhầm lẫn với Sơ yếu lý lịch thông thường.
- Nội dung của CV thường ngắn gọn, được trình bày dạng bảng, gạch đầu dòng sáng sủa, rất hiếm khi dùng thể câu biểu cảm trong CV.
CV gồm những nội dung gì?
CV có thể có nhiều nội dung tùy theo mục đích chủ nhân muốn trình bày, nhưng nội dung mà hầu hết các bản CV luôn phải có bao gồm 4 mục sau:
1. Thông tin cá nhân
Bao gồm những thông tin cơ bản của người ứng tuyển:
- Họ và tên
- Ngày tháng năm sinh
- Thông tin liên lạc (số điện thoại, email)
- Địa chỉ liên hệ
2. Trình độ học vấn
- Quá trình học tập
- Bằng cấp liên quan
Bạn có thể nêu một số thành tích nổi bật kèm theo bằng khen (nếu có). Các văn bằng chứng chỉ liên quan tới yêu cầu công việc mà bạn ứng tuyển như: tin học văn phòng, bằng tiếng anh (B1, A2, TOEIC, TOEFL...)
3. Kỹ năng làm việc
Hãy nêu ra các kỹ năng có liên quan đến công việc của bạn. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản mà bạn nên có (tùy vào công việc và khả năng thực tế của bạn, hãy đưa ra những kỹ năng phù hợp):
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng quản lý dự án.
- Kỹ năng làm việc nhóm
Các kỹ năng này nên liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển, không nêu một cách sáo rỗng mà nên chứng minh nó qua các hoạt động, công việc bạn đã làm và nghĩ xem bạn có kỹ năng đó nhờ đâu hay đã được ứng dụng vào công việc gì rồi.
4. Kinh nghiệm làm việc
Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn đã từng làm những công việc gì, quá trình làm việc ra sao và thành quả đạt được những gì. Nếu bạn liệt kê đẩy cả mặt giấy về những trải nghiệm của mình, mà không trình bày một kết quả đạt được, điều đó giống như bạn đang quảng cáo suông về bản thân mình vậy.
Kinh nghiệm làm việc là phần rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá định hướng công việc cũng như thái độ làm việc của ứng viên.
Hãy nhớ tập trung nói về những kinh nghiệm liên quan đến vị trí công việc bạn ứng tuyển, đừng khoe mẽ những điều không cần thiết nhé!
Trên đây là 4 thông tin cơ bản, ngoài ra bạn có thể nêu thêm về các thông tin khác như Sở thích, Người tham khảo để nhà tuyển dụng liên hệ khi muốn kiểm tra những gì bạn viết.
Một số mẫu CV bạn có thể tham khảo
Hiện nay trên mạng có rất nhiều mẫu CV đẹp, dưới đây là một số mẫu đơn giản nhưng trình bày rất khoa học và đầy đủ. Bạn có thể lưu về để tự chỉnh sửa, thiết kế CV của bản thân