25/05/2018, 17:49

Mạng xã hội Reader.vn và mô hình của thư viện – mạng xã hội

(ĐHVH) - Mạng xã hội (social network) ngày nay trở nên quen thuộc và gắn bó với thế giới người sử dụng Internet. Trước tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về số lượng của người sử dụng mạng xã hội đã và đang đặt ra những bài toán hóc búa cho những nhà quản lý làm sao để mạng xã hội trở thành công ...

(ĐHVH) - Mạng xã hội (social network) ngày nay trở nên quen thuộc và gắn bó với thế giới người sử dụng  Internet. Trước tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về số lượng của người sử dụng mạng xã hội đã và đang đặt ra những bài toán hóc búa cho những nhà quản lý làm sao để mạng xã hội trở thành công cụ hữu ích, phổ quát và có thể tránh được những ảnh hưởng xấu đến tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay. Trong rất nhiều mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam hiện nay, có một mạng xã hội tập trung những thành viên là những người thích đọc sách Reader.Vn , đây cũng là mạng xã hội  đầu tiên mà những người quản trị mạng coi đó là công cụ để phổ biến văn hóa đọc. Trên thực tế sự ra đời của mạng xã hội này khiến ta liên tưởng tới một mô hình thư viện mới: mô hình thư viện - mạng xã hội.

1. Mạng xã hội là gì?

Nếu bạn sử dụng từ khóa “mạng xã hội” và tìm kiếm từ khóa đó trong Google bạn sẽ nhận được khoảng 253 triệu kết quả. Điều đó khẳng định rằng cụm từ mạng xã hội là cụm từ rất quen thuộc trong thế giới của những người sử dụng Internet tại Việt Nam hiện nay. Những để định nghĩa mạng xã hội là gì, tính năng và những ưu điểm của mạng xã hội thì hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, bản thân cụm từ “social network” cũng có rất nhiều tranh cãi trong cách chuyển ngữ chính xác.

Theo Wikipedia Tiếng Việt thì mạng xã hội hay còn gọi là mạng xã hội ảo là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ tệp, blog và xã hội. Như vậy mạng xã hội có thể ngầm hiểu là một thế giới ảo (xã hội ảo) với các thành viên là các cư dân mạng. Cách để các cư dân mạng liên kết với nhau có thể dựa trên các group, dựa trên các thông tin cá nhân, dựa trên sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm. Khái niệm này gây ra rất nhiều tranh luận vì khái niệm tập trung vào vấn đề coi mạng xã hội là sự kết nối những người có chung sở thích, mục tiêu và họ là những kiến tạo nội dung của mạng xã hội. Quan điểm đó khiến có ý kiến cho rằng nên đổi thành thuật ngữ là “mạng giao lưu” cho đúng với ý nghĩa và mục đích của social network.

Theo nhà xã hội học Laura Garton, nhà nghiên cứu chiến lược trường đại học Toronto thì “khi một mạng máy tính kết nối mọi người hoặc các cá nhân tổ chức lại với nhau thì đó chính là mạng xã hội ”. Theo cách định nghĩa đơn giản này, mạng xã hội là một tập hợp người hoặc các tổ chức hoặc các thực thể xã hội khác được kết nối với nhau thông qua mạng máy tính. Như vậy trái với cách hiểu của nhiều người mạng xã hội là mạng máy tính lớn, nhiều thành viên, mạng xã hội đơn giản là hệ thống của những mối quan hệ con người với con người, trên bình diện đó , bản thân Facebook hay Twitter không phải là mạng xã hội mà chỉ là những dịch vụ trực tuyến được tạo lập để xây dựng và phản ánh mạng xã hội.

Bên cạnh hai khái niệm mạng xã hội kể trên, không thể không nhắc tới khái niệm mạng xã hội của ông Vũ Kiêm Văn, giám đốc công ty truyền thông VSMC (công ty sáng lập mạng xã hội thehetre.vn): mạng xã hội như một đồ thị trong đó các nút có thể là một cá thể, tổ chức, còn các liên kết là mô phỏng các quan hệ trong xã hội thực. Quan điểm này khẳng định mạng xã hội khác rất nhiều so với blog, đó là một khái niệm rộng lớn hơn trong khi blog chỉ đơn thuần là một dịch vụ, một loại hình giao tiếp trong mạng xã hội do đó sẽ có mạng xã hội được xây dựng trên nền tảng chính là blog, nhưng cũng có những mạng xã hội không có dịch vụ này. Khái niệm này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về mạng lưới xã hội khi nhìn nhận mạng xã lưới xã hội gồm hai thành tố chính là điểm nút (Node) và ràng buộc (Tie).

Một quan điểm khác về khái niệm mạng xã hội nhấn mạnh tới sự phân biệt hai khái niệm Social Media (truyền thông công chúng) và Social Network (mạng xã hội) đó là: nếu mạng xã hội đề cập tới một tập hợp các phần tử (thành viên), thì truyền thông công chúng đề cập tới hình thức sản xuất và phân phối nội dung. Như vậy có thể tạm hiểu Social Media là một chiến lược để truyền thông, là môi trường truyền thông mới dựa trên nền tảng các dịch vụ web còn Social Network là công cụ dùng để kết nối mọi người với nhau trong một cộng đồng

Như vậy có thể hiểu mạng xã hội đó là một xã hội ảo với hai thành tố chính tạo nên đó là các thành viên và liên kết giữa các thành viên đó. Mạng xã hội là dịch vụ Internet cho phép kết nối các thành viên cùng sở thích không phân biệt không gian và thời  gian.

2. Mạng xã hội sách READER.VN

Hiện nay, ở Việt Nam đã có 20/28 loại hình mạng xã hội trên thế giới và 100 mạng xã hội lớn đều thuộc top 500 website lớn nhất Việt Nam. Cũng như trong cộng đồng sử dụng mạng xã hội quốc tế, Facebook và Twitter là mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam với số lượng thành viên của mỗi mạng có thể tính tới con số hàng triệu. Với những  mạng xã hội được sáng lập và quản trị bởi các công ty Việt, chúng ta có thể kể tới như Zingme, Clip, Cyworld, Tamtay, Hennatrua, Go…cũng có số lượng thành viên khá lớn, nhưng số lượng thành viên của  các mạng xã hội này khó có thể so sánh với “người khổng  lồ” Facebook. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận khách quan rằng mạng xã hội thuần Việt có rất nhiều tiềm năng. Tiềm năng đó thể hiện quan hàng loạt số liệu như sau:

- Trong top 100 mạng xã hội lớn nhất Việt Nam, có tới 90 mạng xã hội Việt.

- 90 mạng xã hội Việt phủ tới 75 % lượng người sử dụng ở Việt Nam

- 87,5% người sử dụng Internet đang sử dụng mạng xã hội và đa số nhưng người sử dụng mạng xã hội là người trẻ (độ tuổi 15  đến 34 chiếm khoảng trên 70%)

- Zingme là mạng xã hội Việt với khoảng 7,4 triệu thành viên và theo dự đoán của Vinagame (công ty quản trị Zingme) số lượng thành viên của Zingme sẽ đạt là 15 triệu vào cuối năm 2012.

Những ứng dụng và lợi ích của  mạng xã hội thì không thể thống kê được. Thông qua mạng xã hội, mọi người có thể chia sẻ thông tin, trao đổi thông tin không chỉ trong quốc gia mà còn vượt ra ngoài khuôn khổ các biên giới. Chỉ cần một phép toán nhỏ là theo số liệu tháng 2 năm 2012 cả nước có 32,6 triệu người sử dụng Internet, nếu mọi người  dùng Internet đều tham gia mạng xã hội chúng ta sẽ có một nguồn tin khổng lồ không giới hạn khoảng cách thời gian và địa lý. Thêm  vào đó mạng xã hội còn ảnh hưởng rất mạnh mẽ  tới truyền thông thậm chí làm thay đổi các công cụ truyền thông. Bên cạnh  những lợi ích mà các mạng xã hội đã và đang đưa lại, cũng phải đề cập tới những ảnh hưởng xấu của mạng xã hội đặc biệt tới tầng lớp thanh thiếu niên như “tệ nạn nghiện game online”, hay gây ra những ảo giác về một cuộc sống ảo, không có thật…nếu không tính đến những ảnh hưởng xấu mà mạng xã hội mang lại thì chắc chắn đây sẽ là công cụ truyền thông hữu ích trong việc cung cấp và trao đổi thông tin trong xã hội.

Trong sự bùng nổ của các mạng xã hội, ta thấy nổi lên một mạng xã hội của những người yêu thích sách Reader. vn. Reader.vn là mạng xã hội sách hiện có khoảng 12.000 thành viên. Có thể trên bình diện số lượng thành viên, đây không phải là mạng lớn nhưng lại có nhiều tính năng như hỗ trợ, tương tác qua lại giữa các thành viên, bình luận, trích dẫn sách, feed, ghi chú, chia sẻ, bán, tạo nhúng bản sách, kết bạn, trò chuyện, mua ebook…tạo ra một môi trường đa dạng và phong phú cho cộng đồng những người yêu sách và làm việc liên quan đến sách. Một số tính năng cơ bản của mạng xã hội Reader. vn

- Tính năng tủ sách của bạn là tình năng cho phép thành viên tạo tủ sách cá nhân để quản lý và chia sẻ sách với các thành viên khác. Người dùng có thể có thể có nhiều sắp xếp khác nhau

- Tính năng mua ebook bản quyền: thành viên có thể mua ebook miễn phí hoặc có phí hoặc tặng ebook cho bạn bè trong hoặc ngoài mạng

- Ứng dụng Widget là ứng dụng cho phép bạn nhúng vào blog hoặc Website của cá nhân một tủ sách.

Reader.vn được coi là mạng xã hội sách tiên phong ở Việt Nam. Bước đầu, reader đã đạt được một số thành công khi thu hút khá đông độc giả và thành viên yêu thích sách tham gia. Mạng xã hội này đã tạo cơ hội để lần đầu tiên những người yêu sách là đối tượng trung tâm của một mạng xã hội, qua đó, họ có thể trải nghiệm trong một mội trường mạng xã hội riêng về sách theo cách hoàn toàn mới.

3. Mô hình thư viện mới – Thư viện - Mạng xã hội

Thư viện là một thiết chế văn hóa xã hội có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập, tàng trữ , tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Pháp lệnh thư viện – năm 2000). Như vậy về bản chất có thể hiểu thư viện là thiết chế văn hóa có chức năng thu thập, tàng trữ và tổ chức khai thác và sử dụng vốn tài liệu trong xã hội. Và trong sự phát triển không ngừng của các dạng tài liệu điện tử, khái niệm thư viện được mở rộng và phát triển thành hệ thống các khái niệm khác như “thư viện điện tử”, “thư viện số”, “thư viện ảo”, hệ thống khái niệm về các loại hình thư viện này làm thay đổi cơ cấu, bản chất của thư viện nhưng tuyệt đối không làm thay đổi các chức năng của thư viện.

Khái niệm thư viện điện tử hiện nay vẫn chưa đi đến sự thống nhất trong đó khái niệm phổ biến nhất về thư viện điện tử được hiểu là “một hệ thống thông tin trong đó các nguồn tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó các chức năng bổ sung, lưu trữ, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số”. Bản thân khái niệm này khiến chúng ta liên tưởng tới một mô hình thư viện mà ở đó tài liệu có thể hoặc không cần gắn với một thư viện truyền thống, các chức năng của thư viện như bổ sung, lưu trữ, tìm kiếm và truy cập thông tin đều trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.

Khái niệm mô hình thư viện mở được hiểu là mô hình thư viện mà ở đó các quy trình và hoạt động thư viện không còn theo lối truyền thống là chủ thể thông qua các phương tiện tác động vào khách thể để tạo ra sản phẩm hoặc đáp ứng các nhu cầu của khách thể. Người dùng tin (khách hàng) trong mô hình thư viện mở sẽ đóng vai trò như cán bộ thư viện, hay nói cách khác người dùng tin tham gia vào hoạt động thư viện như là chủ thể của hoạt động. các chức năng của thư viện như bổ sung, lưu trữ, tìm kiếm, truy cập đều có người dùng tin tham gia. Hay hiểu theo nghĩa khác thì thư viện mở không có thủ thư và người dùng mà chỉ có thành viên tham gia trong hoạt động tạo lập và duy trì thư viện.

Từ các khái niệm thư viện, thư viện điện tử, thư viện mở ta liên tưởng tới một mô hình thư viện trong tương lai, khi các thành tố tạo nên thư viện thay đổi sang dạng thức khác. Vốn tài liệu được số hóa và được cung cấp qua một mạng máy tính và được quản trị bởi một hệ thống quản trị mạng chặt chẽ.  Bản thân người dùng người sử dụng hay các thành viên quản trị mạng đều có thể góp phần xây dựng vốn tài liệu số bằng cách sử dụng trang cá nhân của mình. Các công đoạn xử lý và lưu trữ tài liệu chuyển sang một dang thức

0