24/05/2017, 14:27

Phân tích Quỷ Môn Quan của Nguyễn Du

Đề bài: Em hãy phân tích Quỷ Môn Quan để thấy rõ cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du về bài thơ này  Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam, ông không chỉ đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam kiệt tác “Truyện Kiều” nổi tiếng, mà ông còn làm cho nền văn học dân tộc phong phú, hấp dẫn hơn ...

Đề bài: Em hãy phân tích Quỷ Môn Quan để thấy rõ cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du về bài thơ này  Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam, ông không chỉ đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam kiệt tác “Truyện Kiều” nổi tiếng, mà ông còn làm cho nền văn học dân tộc phong phú, hấp dẫn hơn bởi rất nhiều những tác phẩm hay, một trong số đó phải kể đến bài thơ: “Quỷ môn quan”. Đây là bài thơ viết về cảnh núi non hùng vĩ nơi cửa ải của đất nước, nơi chứng kiến bao nhiêu ...

Đề bài: Em hãy phân tích Quỷ Môn Quan để thấy rõ cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du về bài thơ này

 Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam, ông không chỉ đóng góp vào kho tàng văn học Việt Nam kiệt tác “Truyện Kiều” nổi tiếng, mà ông còn làm cho nền văn học dân tộc phong phú, hấp dẫn hơn bởi rất nhiều những tác phẩm hay, một trong số đó phải kể đến bài thơ: “Quỷ môn quan”. Đây là bài thơ viết về cảnh núi non hùng vĩ nơi cửa ải của đất nước, nơi chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Quỷ Môn Quan là một cửa ải nằm ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Vì ở đó có núi đầu ma, đầu quỷ nên còn được gọi là núi Hàm Quỷ. Quỷ Môn Quan từng là bãi chiến trường đẫm máu trong trận Chi Lăng và trận Mã Yên. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du đã vẽ ra cái khung cảnh hùng vĩ, mênh mông của Quỷ Môn Quan:

“Dịch núi giăng giăng cao tựa mây,

Cửa chia Nam Bắc chính là đây”

Câu thơ đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh ngút ngàn của núi non hùng vĩ. Các đỉnh núi cứ nối tiếp nhau “giăng giăng”, gợi cho người đọc cảm giác rằng những đỉnh núi này cứ nối tiếp nhau trải dài đến vô tận. Không chỉ được gợi mở ra bởi bề rộng, những ngọn núi nơi đây còn được nhà thơ Nguyễn Du miêu tả cả với độ cao đáng ngạc nhiên “cao tựa mây”. Từ điểm nhìn của tác giả, những ngọn núi cao chót vót, dường như đã chạm đến đường chân mây. Trong không gian ngút ngàn của núi non hùng vĩ, cửa ải Quỷ Môn Quan hiện ra ngay trước mắt người đọc, nhà thơ cũng đã xác định rõ ràng: “Cửa chia Nam Bắc chính là đây”. Từ “là đây” vừa thể hiện được sự hân hoan của cảm xúc vừa thể hiện được niềm tự hào của nhà thơ về một địa danh của Tổ Quốc.

Nếu câu thơ đầu, nhà thơ thể hiện với tất cả niềm hân hoan, cảm xúc tự hào và cảm giác choáng ngợp trước sự kì vĩ của núi cao, thì hai câu thơ sau nhà thơ lại thể hiện sự trầm mặc, giọng điệu trầm lắng, da diết:

“Tử sinh có tiếng nơi nguy thế

Qua lại bao người, chuyện xót thay!”

Quỷ Môn Quan là nơi đất hiếm “sinh tử địa” nổi tiếng về độ hiểm nguy “có tiếng nơi nguy thế”. Vì sự quanh co, những gấp khúc bất ngờ, đột ngột cùng với vùng “tử sinh” mà đã rất nhiều người qua lại đã gặp những chuyện đau lòng “Qua lại bao người, chuyện xót thay”. Nhà thơ thể hiện được nỗi thương xót cho những người qua đường, vì vô tình mà phải bỏ mạng ở nơi đây. Đến đây, tấm lòng nhân đạo của nhà thơ được thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết. Bởi không chỉ thương xót cho những người dân ta vô tình ngang qua mà còn tiếc thương cho những quân cướp nước, vì lòng tham muốn bành chướng mà đã phải chịu thất bại thảm hại, dẫm đạp lên nhau mà bỏ mạng nơi đây.

“Tắc đồ tùng măng tàng xà hổ

Bố dã yên lam tụ quỷ thần”

Trong cái nhìn của Nguyễn Du, Quỷ Môn Quan không chỉ hiểm nguy bởi thế đất, bởi địa hình hiểm trở mà còn là nơi quy tụ sự có mặt của thú dữ, quỷ thần “Măng tàng xà hổ”, “mang tụ quỷ thần”. Nghĩa là nơi đây không chỉ là nơi “thâm sâu cùng cốc”, vùng đất “sinh tử địa” mà còn là nơi là ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng nhạt nhòa.

“Bụi rậm đầy đường, hùm rắn núp,

Khói mây khắp chốn, quỷ ma đầy.

Không gian mênh mông, hoang vu tiếp tục được nhà thơ chấm phá thông qua mô tả khung cảnh xung quanh cũng như mối hiểm nguy dình dập khi “bụi rậm” là nơi “hùm rắn núp”, khung cảnh u ám, hoang sơ khi bị bao phủ bởi khói mây mịt mùng “Khói mây khắp chốn”. Trong không gian u ám như vậy, những hình bóng của ma quỷ thật khiến người ta ghê sợ. ma quỷ ở đây là “khái niệm” dùng để chỉ hàng ngàn người Trung Quốc đã bỏ mạng nơi đây vì nuôi mộng xâm lăng của Tiền triều. Kết cục bi thảm đó là điều tất yếu cho những kẻ cướp nước. Vì đi trái lại với luật trời, xâm phạm bờ cõi của một quốc gia độc lập mà bọn chúng mãi phải chon vùi thân xác cũng như linh hồn tại nơi hoang vu, trống vắng này.

Như vậy, ta cơ thể thấy bằng cảm xúc của một thi sĩ, Nguyễn Du đã tái hiện lại được một địa danh lịch sử đầy chất trữ tình. Ta có thể dễ dàng nhận thấy, đoạn hay nhất của bài thơ chính là bốn câu thơ cuối,bởi nó chính là bước ngoặt chuyển trạng thái cảm xúc từ xót thương, đồng cảm của sự hi sinh sang sự mỉa mai, châm biếm hành động cướp nước và kết cục tất yếu của quân đội Trung Quốc. Tuy, Quỷ Môn Quan là vùng đất địa sinh tử, nơi trú ngụ của hổ rắn, yêu quỷ và những hồn ma vất vưởng của quân giặc. Nhưng, đối với người Việt Nam, đây là mảnh đất anh hùng, nhân chứng lịch sử cho bao nhiêu thăng trầm của Tổ Quốc, vì vậy, nó là niềm tự hào của dân tộc.

0