Nghị luận văn học Viếng Lăng Bác của Viễn Phương.
Đề bài: Em hãy Nghị luận bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương để thấy được tâm trạng của tác giả. Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta trong gần một thế kỉ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho thơ ca, nhạc họa. Một trong những bài thơ hay đã được phổ nhạc, bày tỏ tình cảm chân ...
Đề bài: Em hãy Nghị luận bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương để thấy được tâm trạng của tác giả. Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta trong gần một thế kỉ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho thơ ca, nhạc họa. Một trong những bài thơ hay đã được phổ nhạc, bày tỏ tình cảm chân thành của người con miền Nam với Bác phải kể đến “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Ra đời năm 1976, bài thơ gồm bốn thể tự do, kết hợp cảnh miêu tả lăng bác với bộc lộ cảm xúc, tâm ...
Đề bài: Em hãy Nghị luận bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương để thấy được tâm trạng của tác giả.
Hồ Chí Minh – Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta trong gần một thế kỉ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho thơ ca, nhạc họa. Một trong những bài thơ hay đã được phổ nhạc, bày tỏ tình cảm chân thành của người con miền Nam với Bác phải kể đến “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Ra đời năm 1976, bài thơ gồm bốn thể tự do, kết hợp cảnh miêu tả lăng bác với bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Ngoại cảnh được chấm phá vài nét còn chủ yếu là tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Mở đầu bài thơ, Viễn Phương đã miêu tả quang cảnh lăng Bác và sự xúc động bồi hồi:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Giản dị, không hoa mĩ, câu thơ giống một lời chào, lời gửi thưa thành kính nhưng lại nói với ta rất nhiều điều về tấm lòng của người dân Việt Nam với Bác. Tác giả xưng “con”, biểu lộ được tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng vì từ sâu thẳm lòng mình, Viễn Phương coi Bác là người cha nhân hậu, hiền từ, như nhà thơ Tố Hữu đã hơn một lần nói thế:
“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi nhớ cha”
Tình cảm cha – con trào lên để rồi lại lắng xuống khi hiện ra lung linh trong sương sớm hàng tre bát ngát:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Từ láy biểu cảm “bát ngát” gợi không gian rộng lớn, xanh mát. Cảnh quan lăng vừa thực vì có hàng tre, vừa ảo vì có sương sớm, quen làm sao mà cũng lạ làm sao! Sự hiện diện của hàng tre khiến cho nhà thơ phải thốt lên:
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”
Thán từ “ôi” tách thành câu đặc biệt vừa biểu lộ sự ngạc nhiên, vừa diễn tả nỗi xúc động. Hàng tre đã trở thành một biểu tượng về sự kiên cường, bất khuất, hiên ngang của dân tộc Việt Nam, nên khi nhìn hàng tre nhà thơ xúc động là điều dễ hiểu. Trong thơ Nguyễn Duy, hàng tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc chúng ta. Nói tới tre là nghĩ đến con người Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp. Liên tưởng Nguyễn Duy cũng gặp gỡ Viễn Phương ở điểm đó:
“ Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Hoán dụ “bão táp mưa sa” lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng là khó khăn gian khổ. Còn “hàng tre” trong tư thế “đứng thẳng hàng” vừa là hình ảnh tả thực, vừa là ẩn dụ chỉ sức mạnh tinh thần, ý chí và bản chất kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu của con người Việt Nam. Đọc hai câu thơ ta thấy cả một dân tộc như đã hợp thành một đội ngũ nghiêm trang, chỉnh tề bên Người. Trong khó khăn, gian khổ, trong bão táp mưa sa vẫn giữ lòng thủy chung với Bác.
Khi tình cha con hòa quyện trong tình quần chúng- lãnh tụ thì hồn thơ Viễn Phương bất chợt thăng hoa để sáng tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác và lòng dân với Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Ở cặp câu thơ đầu, nhà thơ khẳng định sự vĩ đại của Bác thông qua nghệ thuật ẩn dụ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Mặt trời “trên lăng” là mặt trời của tự nhiên. Mặt trời “trong lăng”là trái tim và tình yêu của Bác. Cách so sánh của Viễn Phương thật tự nhiên, dùng từ thật chọn lọc. Chỉ khác nhau một chữ “trên” và “trong” mà người đọc thấy: một đằng là cụ thể, một đằng là biểu tượng nhưng lại có ý nghĩa tương đồng. Trong vũ trụ, mặt trời là thiên nhiên rực rỡ, ấp áp chiếu sáng và duy trì sự sống cho cỏ cây hoa lá muôn loài. Cũng như thế, với chúng ta. Bác là ánh sáng, Bác là nguồn sức mạnh, cổ vũ và soi đường cho cả dân tộc thoát kiếp nô lệ tăm tối để đến với độc lập – tự do- thống nhất.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Nhịp thơ chầm chậm như bước chân đi lặng lẽ.Đoàn người vào lăng viếng Bác thành “dòng” mãi không dứt. Thông qua nghệ thuật ước lệ, dòng người bất tận kia trở thành “tràng hoa” dâng lên người cha già. “Tràng hoa” có thể là hình ảnh thực, có thể là ẩn dụ chỉ tấm lòng thơm thảo như hoa ngát hương hay tượng trưng cho muôn triệu cuộc đời nở hoa dưới ánh sáng mặt trời Bác Hồ rực rỡ. Dù hiểu theo nghĩa nào thì hình ảnh thơ cũng thật đẹp.
Chữ “dâng” diễn tả sự thành kính, lòng biết ơn. Từ “ngày ngày” được nhắc lại hai lâng như một điệp ngữ, song đôi với câu thơ trước, vừa có ý nhấn mạnh,vừa có ý so sánh. Giống như “ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng”, tình cảm của nhân dân với Bác cũng vĩnh hằng như quy luật vận hành của vũ trụ. “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đẹp và sáng tạo của nhà thơ. Bởi “mùa xuân” không chỉ gọi tuổi mà còn gợi đến sự bất tử và khẳng định sức cống hiến không mệt mỏi, thanh xuân của Bác Hồ cho đất nước, nhân dân.
Như vậy, chỉ qua hai khổ thơ đầu thôi nhưng nhà thơ Viễn Phương đã khắc họa được tình cảm sâu đậm, sự biết ơn, kính mến của người con miền Nam cũng như những người con của cả nước Việt Nam đối với Bác. Sự kính yêu, trân trọng này sẽ mãi nằm trong trái tim mỗi con người, để mỗi khi nhắc lại sẽ trào dâng cảm xúc tự hào.