24/05/2017, 14:27

Vẻ đẹp thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam thông qua bài thơ “Bếp lửa”

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Bếp lửa” để thấy vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt Nam. Việt Nam không chỉ là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, một dân tộc đậm đà bởi bản sắc văn hóa. Việt Nam còn là quê hương sản sinh ra những người phụ nữ vĩ đại, có tấm lòng rộng lớn, họ không lộng ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Bếp lửa” để thấy vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt Nam. Việt Nam không chỉ là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, một dân tộc đậm đà bởi bản sắc văn hóa. Việt Nam còn là quê hương sản sinh ra những người phụ nữ vĩ đại, có tấm lòng rộng lớn, họ không lộng lẫy kiêu sa mà họ đẹp bởi chính cái vẻ đẹp lặng thầm, khuất lấp mà nếu không cảm nhận bằng tấm lòng, bằng trái tim thì khó có thể nhận ra, khó có thể cảm nhận được hết. Bài thơ “Bếp ...

Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Bếp lửa” để thấy vẻ đẹp lặng thầm của người phụ nữ Việt Nam.

Việt Nam không chỉ là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, một dân tộc đậm đà bởi bản sắc văn hóa. Việt Nam còn là quê hương sản sinh ra những người phụ nữ vĩ đại, có tấm lòng rộng lớn, họ không lộng lẫy kiêu sa mà họ đẹp bởi chính cái vẻ đẹp lặng thầm, khuất lấp mà nếu không cảm nhận bằng tấm lòng, bằng trái tim thì khó có thể nhận ra, khó có thể cảm nhận được hết. Bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt thông qua việc khắc họa bức chân dung về người bà của mình thì cũng phần nào hé mở được vẻ đẹp bao la nhưng lặng thầm của người phụ nữ Việt Nam.

Hình ảnh người bà hiện lên trong dòng kí ức của nhà thơ Bằng Việt là thông qua hình ảnh của bếp lửa: “Một bếp lửa chập chờn sương sớm/Một bếp lửa ấp iu nồng đượm/ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những hình ảnh thân thương của tuổi thơ đã gợi nhắc sâu sắc những kí ức về người bà của nhà thơ. Nhà thơ đã trôi theo dòng hồi ức của mình để trở về những ngày ấu thơ, những ngày đầy gian khó nhưng luôn có bà bên cạnh động viên, chở che:

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

Tám năm không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng chữ “ròng” đã diễn tả những ngày tháng kéo dài nặng nề. Bởi, những ngày ấy cuộc sống gia đình thật hoang vắng, trống trải: Bố mẹ đi công tác xa không về, chỉ còn hai bà cháu cặm cụi bên nhau mỗi sớm, mỗi chiều. Âm thanh tiếng tu hú có sức ám ảnh lớn đối với nhà thơ. Trong bài thơ này, tiếng tu hú đã vang lên năm lần. Tu hú là loài chim không tự làm tổ, nó sống nay đây mai đó, tiếng kêu khắc khoải của nó góp phần gợi ra cảnh ngộ cô đơn của hai bà cháu giữa đói nghèo và chiến tranh.

Trong các cung bậc khác nhau của tiếng tu hú, hình ảnh người bà hiện lên rõ nét và chân thực nhất:

“Mẹ cùng cha bận công tác không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”

Nhà thơ đã sử dụng các động từ như: “bảo”, “dạy”, “chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la,sự chăm chút của bà với cháu. Bà là người cha, người mẹ, người thầy đầu tiên,là người bạn thân tình; là chỗ dựa vững chắc cho cháu cả về vật chất cũng như tinh thần.

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Các từ “sớm”, “chiều” chỉ thời gian tuần tự, tiếp nối, công việc nhóm lửa, nấu thức ăn đã trở thành thường nhật. Đây là hình ảnh thực về cuộc sống sinh hoạt của bà. Để từ hình ảnh thực, nhà thơ đã nâng hình ảnh “bếp lửa” lên thành biểu tượng, đó chính là ngọn lửa của của niềm tin và yêu thương. Từ “ngọn lửa” được điệp ngữ hai lần, kết cấu song hành cho thấy ngọn lửa ấy không chỉ nhen lên bởi nguyên liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên từ niềm yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ mai sau.

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”

Nhà thơ đã đảo ngữ từ “lận đận” lên đầu câu, hình ảnh nắng mưa gợi ra cuộc đời vất vả khó nhọc, tần tảo của bà. Bà cần mẫn lo toan chịu thương, chịu khó, thức khuya dậy sớm chăm sóc cháu. Đoạn thơ cũng thể hiện đức tính hi sinh lặng thầm, sự kiên trì, nhẫn nại ở người bà. Từ “nhóm” được nhắc lại bốn lần, làm tỏa sáng ý nghĩa của từ bếp lửa, không chỉ để xua tan lạnh giá, bếp lửa trở thành nơi nuôi dưỡng lo toan mà bà dành cho cháu, là tình yêu thương ruột thịt, hàng xóm đoàn kết gắn bó, chia sẻ ngọt bùi. Bếp lửa còn là nơi chiếu sáng những ước mơ, những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của nhà thơ, chứa đựng cả tâm tình tuổi thơ.

Bài thơ là dòng hồi tưởng của người cháu về những kí ức tuổi thơ, về những ngày tháng sống bên bà. Qua dòng hồi ức ấy, ta thấy hiện lên bên trong hình ảnh của người bà một vẻ đẹp về tình thương và phẩm chất. Người bà ấy cả đời hi sinh vì con, vì cháu. Người bà ấy luôn có ý thức nuôi dưỡng tình yêu thương, niềm tin vào tương lai cho đứa cháu. Về con trai thì bà luôn lo chu toàn mọi việc nhà cửa, đứa cháu để con trai có thể yên tâm chiến đấu, thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc.

0