24/05/2017, 14:27

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng Lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long

Đề bài:   Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng Lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long   Nguyễn Thành Long là một nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của dân tộc. Sở trường của nhà văn là về truyện ngắn và bút kí. Truyện của Nguyễn ...

Đề bài:   Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng Lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long   Nguyễn Thành Long là một nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của dân tộc. Sở trường của nhà văn là về truyện ngắn và bút kí. Truyện của Nguyễn Thành Long không giàu kịch tính nhưng đậm chất thơ, giàu chất họa. Đề tài chủ yếu là cuộc sống- con người trong công cuộc xây dựng đất nước. Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” là một trong ...

Đề bài:   Em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng Lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long

  Nguyễn Thành Long là một nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ của dân tộc. Sở trường của nhà văn là về truyện ngắn và bút kí. Truyện của Nguyễn Thành Long không giàu kịch tính nhưng đậm chất thơ, giàu chất họa. Đề tài chủ yếu là cuộc sống- con người trong công cuộc xây dựng đất nước. Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn, trong đó khắc họa sinh động hình ảnh những con người ngày đêm cống hiến cho đất nước bằng những công việc hi sinh thầm lặng, nổi bật lên trong số đó phải kể đến nhân vật anh thanh niên.

Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, dù không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm mà chỉ xuất hiện trong cuộc gặp gỡ bất ngờ với cô kĩ sư trẻ, ông họa sĩ già khi xe của họ dừng lại nghỉ chân. Tuy nhiên, chỉ cần từng ấy thời gian thôi nhưng hình ảnh anh thanh niên cũng đã kịp để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Anh thanh niên một mình sống ở đỉnh núi cao 2600 mét, quanh năm suốt tháng mây mù bao phủ, chỉ có cỏ cây hoa lá làm bạn.

Công việc của anh là “đo gió, đo nắng, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất”, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ chiến đấu và sản xuất. Công việc đòi hỏi sự kiên trì, nhiệt tình, yêu nghề cao vì một ngày gồm bốn lần đi ốp, đều đặn, chính xác, dù mưa gió, bão hay nửa đêm tuyết rơi thì anh vẫn phải làm việc.Tuy nhiên, cái gian khổ của công việc không thấm vào đâu với cái gian khổ của hoàn cảnh sống: đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức, anh phải kiếm kế dừng xe qua đường để gặp người.

Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó như một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn khát khao và hành động nhưng anh đã vượt qua được hoàn cảnh ấy. Trước hết, đó chính là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý của công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh không kể nể những gian khổ mà anh cảm thấy hạnh phúc khi biết mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà mà nhờ đó “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”.

Anh có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn và sâu sắc về con người và công việc đối với cuộc sống con người. Công việc của anh gắn bó với bao người, hàng ngày vẫn phải bốn lần nói chuyện với trung tâm. Huống chi còn bao nhiêu người làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc hơn, chẳng hạn, anh bạn ở đỉnh Hoàng Liên Sơn cao 3143 mét mới là độ cao lí tưởng! Nếu không có công việc, không vì công việc thì đó mới là cuộc sống cô đơn thực sự, buồn đến chết. Có lẽ đây chính là những tâm sự chân thành mà sâu sắc nhất của anh: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao đồng chí, của bao anh em ở dưới kia. Công việc của cháu nó gian khổ thế ấy, chứ cất nó đi thì cháu buồn đến chết mất”.

Nhưng cuộc sống của anh không hề cô đơn vì anh còn có những nguồn vui khác nữa ngoài công việc- đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy lúc nào cũng có người trò chuyện “khi bác lái xe đưa sách cho anh, anh mừng quýnh như bắt được vàng”. Anh thanh niên còn là người biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, tươi tắn, chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học…Thế giới riêng của anh là công việc: “ một căn nhà ba gian, sạch sẽ với bàn ghế, số sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm” Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.

Người thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến. Đó là sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và nói chuyện với mọi người. Biểu hiện ra trong chính hành động tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe. Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần, chu đáo khi tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ, hay pha nước, tặng hoa cho cô kĩ sư…Anh còn là một người rất khiêm tốn. Thành thực cảm thấy công việc của mình và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường, nhỏ bé. Khi ông họa sĩ kí họa chân dung, anh đã từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều như: anh kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét…

Như vậy, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện nhưng tác giả đã phác họa chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.

0