24/06/2018, 17:20

Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (Phần 2) – Lịch sử 12

Câu 11: Hội nghị TW8 đã giải quyết mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến như thế nào? – Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhấn mạnh nhiệm vụ bức thiết nhất đặt quyền lợi dân tộc cao hơn quyền lợi riêng của mỗi bộ phận giai cấp (trích…). – Tạm gác ...

Câu 11: Hội nghị TW8 đã giải quyết mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến như thế nào?

– Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhấn mạnh nhiệm vụ bức thiết nhất đặt quyền lợi dân tộc cao hơn quyền lợi riêng của mỗi bộ phận giai cấp (trích…).
– Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, quyền lợi của nông dân chỉ được giải quyết ở mức độ thích hợp. Tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian chia cho dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện kế hoạch người cày có ruộng…
– Việc giải quyết 2 nhiệm vụ như trên là đúng đắn, giải thích căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này…

Câu 12: Cuộc cách mạng tháng 8 có phải là một cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân điển hình hay không? Vì sao

– Cơ sở để xác định tính chất của cách mạng.
+ Nhiệm vụ cách mạng (quan trọng nhất)
+ Lực lượng cách mạng.
+ Hình thức chính quyền được thành lập sau khi cách mạng thành công.
– Cuộc Cách mạng tháng 8 đã tập trung giải quyết nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc, việc xác định nhiệm vụ này biểu hiện tập trung tại hội nghị TW8 của Đảng: (trích dẫn nhiệm vụ của cách mạng trong hội nghị TW8).
– Lực lượng cách mạng: Đoàn kết toàn tộc trong Mặt trận Việt Minh với các đoàn thể quần chúng mang tên là Hội Cứu quốc.

– Chính quyền nhà nước được thành lập với hình thức cộng hoà dân chủ, rộng rãi hơn hình thức chính quyền công nông. Hình thức chính quyền công nông là hình thức chính quyền của tuyệt đại đa số nhân dân lao động, những hình thức chính quyền cộng hoà dân chủ còn rộng rãi hơn chỉ trừ những bọn đế quốc và tay sai phản động, còn tất cả những ai sống trên dải đất Việt Nam đã tham gia quá trình đấu tranh giành chính quyền đều có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia chính quyền và giữ chính quyền ấy. Trong thực tế chính phủ lâm thời và chính phủ chính thức của nước VNDCCH có thành phần rất rộng rãi ngoài lực lượng công nhân và nông dân, ngoài đại diện của Mặt trận Việt Minh, còn có đại diện của các giai cấp tầng lớp và các đảng phái khác. Nhà nước VNDCCH được xây dựng theo quan điểm của Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ của dân, do dân vì dân, đại biểu cho quyền lợi dân tộc.

Căn cứ vào nhiệm vụ, lực lượng và hình thức chính quyền trên đây có thể khẳng định CMT8 là cuộc cách mạng mang tính chất dân tộc điển hình.
– Về vấn đề dân chủ, Cách mạng tháng 8 cũng biểu hiện tính chất dân chủ.
+ Cuộc cách mạng này của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của phe dân chủ chống phát xít trên thế giới.
+ Giải quyết một phần quyền lợi về ruộng đất của nông dân, lấy ruộng đất của đế quốc và tay sai chia cho dân cày.
+ Cách mạng tháng 8 đã xoá bỏ chế độ quân chủ chuyên chế đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử dân tộc cùng với việc xoá bỏ chế độ thuộc địa và đưa nhân dân lao động Việt Nam từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ đất nước

Câu 13: Phong trào dân tộc 1936-1939 có mang tính chất dân tộc không? Vì sao?

-Phong trào dân chủ 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ, nhưng vẫn có tính chất dân tộc, vì:
– Mục tiêu đấu tranh: trong phong trào này, Đảng chưa chủ trương
thực hiện các khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “cách mạng ruộng đất”, mà chỉ chỉ đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình, nhưng đó cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù của dân tộc
– Lực lượng của phong trào hết sức rộng rãi, từ quần chúng cơ bản đến các tầng lớp trên và cả những người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng đông đảo nhất vẫn là lực lượng dân tộc.
– Thông qua phong trào này, Đảng có điều kiện xây dựng một lực
lượng chính trị quần chúng đông đảo; rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 14: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị điều kiện về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng.

– Sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lê Nin và xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành những hoạt động kiên trì và bền bỉ trong suốt gần 20 năm của thế kỷ XX nhằm truyền bá lý luận cách mạng vô sản vào nước ta, tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của ĐCSVN.
– Nguyễn Ái Quốc đã không sao chép nguyên văn tác phẩm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, mà có sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam để xây dựng nên một lí luận cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn.

Mâu thuẫn giai cấp tư sản, vô sản đấu tranh giai cấp.
Tính chất cách mạng: cách mạng vô sản, chính quyền Cách mạng vô sản Phương Đông
Mâu thuẫn dân tộc – đế quốc xâm lược – đấu tranh dân tộc.

– Lý luận giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh được trình bày qua nhiều bài viết cho các báo: Nhân đạo (Đảng cộng sản Pháp), đời sống công nhân (Tổng LĐLĐ Pháp). Người cùng khổ (Hội Liên hiệp thuộc địa). (Trong thời gian ở Pháp (1921 – 1923). Báo sự thật tạp chí thư tín quốc tế (QTCS) (Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô 1923 – 1924). Báo Thanh niên của, qua một số tham luận đọc tại các hội nghị và đại hội quốc tế, nhất là đại hội V của Quốc tế Cộng sản (1924), đặc biệt là qua 2 tác phẩm: Bản án Chế độ thực dân Pháp và Đường Kách Mệnh.

– Nội dung cơ bản của tư tưởng ấy được trình bày tập trung trong tác phẩm Đường Kách Mệnh xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa là giải phóng dân tộc, lực lượng bao gồm toàn dân tộc, công nhân và nông dân là “chủ cách mệnh” là “gốc cách mệnh”, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông, lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản theo Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Những tư tưởng trên đây là ánh sáng soi đường cho lớp người thanh niên yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đang đi tìm chân lí, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kì vận động thành lập Đảng, là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng, đồng thời đặt nền móng để xây dựng nên cương lĩnh cách mạng Đảng sau này.

Câu 15:  Những công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc từ 1920 – 1930

– Tìm thấy chủ nghĩa Mác – Lê Nin và xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Khác hẳn con đường mà ông cha ta đã đi và thất bại là độc lập dân tộc gắn liền với chế độ phong kiến và độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa Tư bản. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc là người có công mở đường để giải quyết tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX.
– Nguyễn Ái Quốc là người có công đầu trong việc xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của ĐCSVN.
– Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra ĐCSVN: (Dẫn chứng).
Với việc sáng lập ĐCSVN, một tổ chức lãnh đạo thống nhất có đường lối chính trị đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. Đưa cách mạng Việt Nam lên một con đường mới, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Câu 16: Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào ? Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930 -1931.

a. Phong trào dân chủ 1936-1939 diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
+ Thế giới :
– Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
– 07/1935, Đại hội lần VII – Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít, đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi.
– 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa, cử phái viên sang điều tra tình hình ở Đông Dương ( cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí …)

+ Trong nước :
– Pháp tập trung khai thác để bù đắp thiếu hụt do cuộc khủng hoảng kinh tế 29-33 …làm cho đời sống các tầng lớp nhân dân hết sức khó khăn, vì thế họ sẵn sàng tham gia cách mạng để đòi cải thiện đời sống, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình…
– Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
– Pháp thực hiện c/s nới lỏng, tạo đk thuận lợi cho CM

b. Hãy so sánh chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương giữa thời kì 1936 – 1939 với thời kì 1930-1931.
– Về đối tượng cách mạng:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc Pháp và phong kiến tay sai
+ Phong trào cách mạng 1936 – 1939 nhằm vào kẻ thù chính là đế quốc phát xít, bọn phản động thuộc địa Pháp và tay sai của chúng.

– Nhiệm vụ:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 : Chống ĐQ đòi tự do dân chủ, đòi cải thiện đời sống , chống khủng bố trắng, đòi thả tù chính trị
+Phong trào cách mạng 1936 – 1939 : Chống Phát-xít, chống nguy cơ chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

– Lực lượng tham gia
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Công nhân, nông dân.
+Phong trào cách mạng 1936 – 1939: Các giai cấp, các tầng lớp (công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị) được tập hợp trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương
– Hình thức, phương pháp đấu tranh
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Bãi công, biểu tình, biểu tình có vũ trang. Phương pháp đấu tranh là bí mật, bất hợp pháp.
+Phong trào cách mạng 1936 – 1939 : Đấu tranh chínhtrị, hình thức hợp pháp, công khai, bán công khai, bán hợp pháp kết hợp bí mật bất hợp pháp.

Theo dõi tiếp:

Phần 1: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (Phần 1) – Lịch sử 12

Phần 3:Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1930-1945 (Phần 3) – Lịch sử 12

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0