Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật của cây như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, tuổi cây, đất và thành phần dinh dưỡng của đất, phương pháp canh tác,… Nhưng quan trọng nhất vẫn là nhiệt độ, lượng mưa và đất đai. Nhiệt độ Mỗi loại cây tiết mật ở nhiệt độ thích hợp do quá trình ...
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiết mật của cây như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió, tuổi cây, đất và thành phần dinh dưỡng của đất, phương pháp canh tác,… Nhưng quan trọng nhất vẫn là nhiệt độ, lượng mưa và đất đai.
Nhiệt độ
Mỗi loại cây tiết mật ở nhiệt độ thích hợp do quá trình sống của chúng tạo nên. Ví dụ như chân chim, bạc hà vẫn có khả năng tiết mật ở 9-10°C. Còn bạch đàn và sú vẹt tiết mật ở điều kiện nắng nóng đặc biệt là mật lá. Trời nắng, nhiệt độ thích hợp làm cho nồng độ đường thay đổi. Buổi sáng, nhiệt độ thường thấp, ong đi làm thưa, kém. Khi nắng, nước bốc hơi, nồng độ đường cao, ong đi làm đông đúc hơn.
Nhiệt độ có thế giúp hoa nở sớm hoặc kéo dài. Vụ đông nếu rét kéo dài, hoa vải chua sẽ nở muộn. Vạ đông rết thì mật vụ xuân sẽ chậm lại, nhãn, vải nở sớm hoặc muộn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết đông-xuân. Vụ hè, thời tiết ổn định thường các cây mật hè như vẹt, hbạch đàn, thời gian nở hoa không chênh lệch nhiều giữa các năm. Mưa rét kéo dài hoa chờ ấm và thời gian từ lúc nở rộ đến kết thúc sẽ nhanh hơn, đòi hỏi người phải khẩn trương hơn.
Ẩm độ và mưa
Các yếu tố này vừa ảnh hưởng đến sự tiết mật của cây vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sự thu mật của đàn ong. Trước vụ mật, ẩm độ cao, cây no nước, sinh trưởng tốt sẽ tiết mật tốt. Nếu mưa kéo dài, cây ra lộc nhiều thì có thể ít hoa. Ví dụ cao su có mưa đầu vụ, vẹt có mưa đầu nguồn, nhiều phù sa nước ngọt thì tiết mật sẽ tốt. Nói chung khi bị hạn, hoa ngắn còi cọc, tiết mật kém và kết thúc nhanh. Song có rất nhiều vụ mật do mưa kéo dài, nồng độ thường thấp, ong thu mật kém, không có khả năng luyện mật nhanh như vụ vải thiều, nhãn. Các loại hoa mềm yếu như nhãn, nếu cuối vụ có mưa rào thì hoa rụng và kết thúc mật sớm. Những cây cho mật lá thường sau mưa 4-5 ngày mới tiết mật trở lại và trong điều kiện nắng nóng thì tiết mật mới tốt.
Ong đi thu mật nhiều hay ít phụ thuộc vào nồng độ đường trong tuyến mật. Người ta cho rằng ong bắt đầu đi thu mật khi nồng độ đường trong mật hoa là 4,25%, nồng độ đường trên 25%, ong đi làm tới tấp. Nồng độ đường quá cao, ong thu mật khó khăn, như vụ đong hanh khô, ong rất khó thu mật hoa dẻ, lúc này ong phải tiết nước bọt để làm mật hoa mới thu được mật. Người ta cho rằng, nồng dộ đường trong một vụ hoa thay đổi khá lớn. Do đó, đầu vụ mật không hấp dẫn ong đi thu mật bằng giữa và cuối vụ. Nhiệt độ và ẩm độ đồng thời tác động làm cho nổng độ đường thay đổi và tốc độ thu mật cũng thay đổi rõ rệt.
Đất đai và chế độ canh tác
Trong diều kiện đất đai màu mỡ, được chăm bón đầy đủ, sự ra hoa, tiết mật sẽ tốt hơn. Ví dụ cao su ở vùng đất đỏ tiết mật tốt hơn ở vùng đất cát pha. Nhãn ở vùng đồi hầu như rất ít mật. Táo tiết mật tốt hơn khi thực hiện chế độ đốn cành đều đặn và trồng táo ghép. Nhãn là cây thường có hoa cách năm thiện tượng tiểu niên và đại niên), nếu năm trước thu hoạch bẻ cành đau, chăm sóc kém, năm sau sẽ không có hoa.