Tìm hiểu về mộc nhĩ
Công dụng của mộc nhĩ Tuy mộc nhĩ sử dụng không nhiều, nhưng là một loại nấm ăn được sử dụng rộng rãi nhất. Một số món ăn, xào nấu bình thường cũng có thể cho thêm mộc nhĩ. Vì vậy, mộc nhĩ hầu như được sử dụng quanh năm, không giống như nấm hương, đòi hỏi chế biến cầu kỳ hơn. Trong những năm cuối ...
Công dụng của mộc nhĩ
Tuy mộc nhĩ sử dụng không nhiều, nhưng là một loại nấm ăn được sử dụng rộng rãi nhất. Một số món ăn, xào nấu bình thường cũng có thể cho thêm mộc nhĩ. Vì vậy, mộc nhĩ hầu như được sử dụng quanh năm, không giống như nấm hương, đòi hỏi chế biến cầu kỳ hơn. Trong những năm cuối của thế kỷ trước, một số nước như Trung Quốc đã rộ lên cơn sốt “ăn thực phẩm màu đen” như gạo cẩm, vừng đen, đậu đen, mộc nhĩ… để kéo dài tuổi thọ. Bởi vì y học cổ truyền và thử nghiệm hiện đại của các nhà khoa học, đã nhận thấy thường xuyên dùng thực phẩm màu đen đều có lợi cho sức khoẻ và chống lão hoá. Vì vậy, mộc nhĩ trở nên được giá hơn.
Qua phân tích, người ta thấy trong 100 g mộc nhĩ khô có: 10,6 g prôtít; 65,5 g glucid; 0,2 g lipid; 357 mg calci;201 mg phốt pho; các vitamin B1, B2, PP… và cung cấp cho cơ thể 312 calo. Đặc biệt hàm lượng sắt rất cao so với các loại thực phẩm giàu chất sắt khác như rau cần, vừng, gan lợn.
Ngoài việc sử dụng mộc nhĩ làm thực phẩm, nhân dân ta còn sử dụng mộc nhĩ như là một nguồn dược liệu để chữa bệnh trong các bài thuốc dân tộc cổ truyền, như chữa rong kinh, băng huyết, trĩ, kiết lị, ngộ độc nấm, lở loét vết thương. Có thể dùng mộc nhĩ mọc trên một số loại cây để chữa riêng từng bệnh:
– Mộc nhĩ mọc trên cây hoè (Sophora iaponica L.) đốt tồn tính tán nhỏ, hoà với nước nóng, uống để tẩy sán.
– Mộc nhĩ mọc trên cây dâu (Morus alba L.) sao khô tán thành bột uống với nước, dùng chữa rong kinh, băng huyết.
-Mộc nhĩ mọc trên cây liễu (Salix babylonica) sắc lấy nước uống để chữa nôn mửa. Ngày nay, với tinh thần “thầy thuốc tại nhà”, những bài thuốc cổ truyền bằng mộc nhĩ đang phát huy hiệu quả chữa bệnh của chúng nhằm nâng cao sức khoẻ cho người dân.
Hình thái
Nấm dạng tai mèo hoặc chén lệch, rộng từ 2-15 cm, dày 0,8-1,5 mm. Không cuống hoặc gần như không cuống. Mép mũ nguyên nhưng nhăn nheo như lượn sóng. Khi tươi chất keo dai, lúc khô gần như chất lỏng, cứng và dai. Khi ẩm ướt hoặc ngâm nước thì phục hồi như cũ. Lớp sinh sản (mặt dưới) gần như nhẵn, có sắc thái nâu hồng đến nâu đỏ, hơi trắng đỏ khi khô. Mặt trên có lông mịn, màu sám lông chuột. Kích thước lông khá dài 185-700 x 4-6 µm sợi nấm có khoá.
Đảm không màu, hình trụ, nhẵn, có vách ngăn ngang, dài 45-63 x 5-6 µm. Bào tử không màu, kích thước 4,5-6 x 7-12 µm.
Bụi bào tử màu trắng.
Phân bố
– Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai, Bình Phước, Cà Mau.
– Thế giới: Châu Á: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…; Châu Âu: CHLB Nga, Pháp, Ucraina; Nam Mỹ: Chile, Argentina; Bắc Mỹ: Canada, Hoa Kỳ và phân bố ở nhiều vùng: ôn đới, cận nhiệt đới. Đặc biệt thích hợp phát triển ở vùng nhiệt đới.
Đặc điểm sinh học
Đã ghi nhận trên thế giới có 10 loài, trong đó Việt Nam có 7 loài. Ngoài Auricularia polytrichacòn có A. auricula (Hook) Underw.; A. comea (Fr.) Ehrenb; A. delicata (Fr.) P. Henn; A.fuscosuccinea (mong.) Farlow.; A. mesentenca Petz.: Fr.; A. velutina (Lev.) Pat. Tất cả các loài trên đều được nhân dân ta gọi là mộc nhĩ và thu hái dùng làm thực phẩm và làm
thuốc. Không giống với những loài nấm khác, hiện nay chưa thấy loài mộc nhĩ nào độc, kể cả khi chúng mọc trên các cây chứa chất độc như: Thông thiên (Thevetíca neriifolia Juss.), trúc đào (Nerium oleander L.). Nấm mọc thành đám, thành cụm cả 4 mùa trong năm. Nhưng phát triển mạnh vào mùa hè do nắng lắm mưa nhiều, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Hiện nay, với
sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mộc nhĩ đã được nuôi trồng cả trên thân gỗ và mùn cưa. Tuy nhiên, ở thiên nhiên rất ít khi gặp mộc nhĩ mọc trên mùn cưa