Một số đặc tính sinh học và sản xuất của heo
Từ xa xưa heo là loài sống thành bầy đàn và thường sống trong rừng. Chúng trú ẩn trong bụi cỏ hay ở đầm lầy và ở trong các hang mà do chính nó đào hay hang đã được bỏ không bởi các động vật khác. Heo là loại động vật có chân chắc chắn và có thể chạy nhanh, bơi tốt và rất thích đằm mình trong các ...
Từ xa xưa heo là loài sống thành bầy đàn và thường sống trong rừng. Chúng trú ẩn trong bụi cỏ hay ở đầm lầy và ở trong các hang mà do chính nó đào hay hang đã được bỏ không bởi các động vật khác. Heo là loại động vật có chân chắc chắn và có thể chạy nhanh, bơi tốt và rất thích đằm mình trong các bãi lầy. Heo thường rất nhanh nhẹn vào ban đêm. Heo có phổ thức ăn rộng, khẩu phần của nó bao gồm nấm, lá cây, củ, quả, ốc, động vật xương sống nhỏ, trứng và các xác chết. Nó dùng các cơ, mũi linh động và chân chắc chắn để đào bới và tìm kiếm thức ăn. Kể cả khi được thuần dưỡng trở thành ở các hộ gia đình, heo vẫn mang các đặc tính sinh học sau đây:
Heo có khả năng sản xuất cao
Heo công nghiệp ngày nay là những cổ máy chuyển hoá thức ăn có hiệu quả, có tốc độ sinh trưởng cao. Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có nghĩa là hạn chế được rủi ro về kinh tế. Một con heo nái có thể dễ dàng sản xuất 8 đến 12 heo con/lứa sau khoảng thời gian có chữa là 114 ngày và trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì có thể có hai lứa/năm. Khả năng sản xuất thịt cũng khá cao. Một con heo có trọng lượng xuất chuồng khoảng 100kg sẽ có khoảng 42kg thịt, 30kg đầu, máu và nội tạng… và 28kg mỡ, xương…
Heo là động vật ăn tạp và chịu đựng kham khổ tốt
Heo trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau, tuy nhiên heo con có phạm vi thức ăn hẹp hơn. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng thấp vào nhiều xơ. Những giống như thế này có vai trò quan trọng trong các hệ thống chăn nuôi quảng canh. Điều này đã được chứng minh trong thực tế ở một số quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ sung một lượng nhỏ protein để nuôi heo. Nó đã làm giảm năng lượng đầu vào và nâng cao hiệu quả sản xuất của heo nái. Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa. Heo thương phẩm được cung cấp thức ăn một cách cân đối, có chất lượng cao. Khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ cao, thấp protein sẽ làm hạn chế quá trình sinh trưởng của heo. Trong trường hợp này heo sẽ tồn tại và phát triển nhưng với tốc độ tăng trọng thấp và hiệu quả sản xuất sẽ không cao.
Khả năng thích nghi cao và dễ huấn luyện
Heo là một trong những giống có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, đồng thời còn là một con vật thông minh và dễ huấn luyện. Từ các đặc điểm đó đã tạo cho heo có khả năng sinh tồn cao trong các điều kiện môi trường địa lý khác nhau: heo rất năng động trong việc khám phá các môi trường mới và tìm kiếm các loại thức ăn mới. Trong trường hợp cần thiết heo có thể chống chọi một cách giận giữ để bảo vệ lãnh thổ cùa mình cũng như chống lại địch hại. Heo khá mắn đẻ và có khả năng sinh sản rất nhanh, đặc điểm này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bầy đàn mới cùng như sự tồn tại lâu dài của giống nòi trong các điều kiện môi trường mới. Trước đây, heo được nuôi theo phương thức tận dụng trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Chúng thường được nhốt vào ban đêm để tránh các địch hại, nhưng được thả tự do vào ban ngày để tìm kiểm thức ăn. Chúng sinh trưởng rất chậm nhưng lại cỏ khả năng chống chịu bệnh tật và duy trì sự sống cao. Người dân chỉ bỏ chút thời gian hơn để chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Tất cả các đặc tính đó đã đáp ứng được yêu cầu của con người, giúp cho con người giành thời gian cho các công việc khác để tạo thu nhập cao hơn và bảo đảm cuộc sống gia đình của họ tốt hơn.
Thịt heo có chất lượng thơm ngon và tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ mỡ cao trong thân thịt
Heo có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng lớn. Mỡ còn giúp cho thịt có mùi và vị ngon hơn. Mặc dù mỡ ít phô biến trong khẩu phần ăn của con người trong các xã hội hiện đại, nhung thịt heo vốn là loại thực phẩm có giá cao và vốn được xem là có giá trị cao hơn so với thịt nạc hay thịt cơ. Heo có rất nhiều đóng góp có giá trị cho đời sống của con người. Hầu hết thân thịt heo đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người, da của heo có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, làm áo lông hay có thể được đùng để làm bàn chải, bút vẽ… Sự phát triến cúa công nghệ chế biến hông khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ heo, các công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tinh đa dạng hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người. Heo công nghiệp ngày nay có năng suất thịt cao hơn so với các giống heo truyền thống (khoảng 49% trọng lượng sống), bù vào đó heo truyền thống cỏ tỷ lệ mỡ cao hơn heo công nghiệp ngày nay. Nếu ta so với trâu bò bay gia cầm thì tỷ lệ thịt chỉ vào khoảng 38 – 45%.
Heo là loài vật nuôi dễ huấn luyện
Heo là loài dộng vật dễ huấn luyện thông qua việc thiết lập các phản xạ có điều kiện. Ví dụ trong trường hợp huấn luyện heo đực giống xuất tinh và khai thác tinh dịch, ngoài ra trong chăm sóc nuôi dưỡng chúng ta cỏ thể huấn luyện cho heo nhiêu phản xạ có lợi để nâng cao năng suất và tiết kiệm lao động, ví dụ huấn luyện heo tiêu tiện đúng chỗ quy định…
Đặc điểm tiêu hóa của bộ máy tiêu hoá heo
Heo là loài gia súc dạ dày đơn, cấu tạo bộ máy tiêu hoá của heo bao gồm miệng, thục quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa của heo với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ từ 80 – 85% tuỳ từng loại thức ăn.
Quá trình tiêu hóa
1/ Miệng: Thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần lớn là nước (tới 99%) trong đó chứa men amuylasa có tác dụng tiêu hoá tinh bột, tuy nhiên thức ăn trôi xuống dạ dày rất nhanh nên việc tiêu hoá tinh bột xảy ra nhanh ở miệng, thực quản và tiếp tục ở dạ dày khi thức ăn chưa trộn với dịch dạ dày. Độ pH của nước bọt khoảng 7,3.
2/ Dạ dày: Dạ dày của heo trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng như là nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày- chứa chủ yếu là nước với men pepsin và axit chlohydric (HCL). Men pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Men pepsin giúp tiêu hoá protein và sản phẩm tiêu hoá protein ở dạ dày là polypeptit và ít axit amin.
3/ Ruột non: Ruột non có độ dài khoảng 18-20 mét. Thức ăn sau khi đã tiêu hoá ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy – thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của mật và dịch tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men trypsin giúp việc tiêu hoá protein, men lipasa giúp cho tiêu hoá mỡ và men diastasa giúp tiêu hoá carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới của ruột non còn tiết ra các men maltasa, sacharasa và lactasa để tiêu hoá carbohydrate. Ruột non cũng là nơi hấp thụ các chât dinh dưỡng đã tiêu hoá được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể.
4/ Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hoá. Chỉ ở manh tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hoá carbohydrate, tạo ra các axit béo bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K, B…