Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn con
Môi trường sống Lợn duy trì sự thăng bằng với môi trường sống ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể, càng lớn sự thăng bằng càng giảm dần. – Lợn sơ sinh cần nhiệt độ chuồng nuôi từ 30 – 32°C. – Lợn 2 – 3 ngày tuổi đến 29 ngày tuổi cần nhiệt độ chuồng nuôi từ 26 – 30°C. – Lợn 30 ngày tuổi đến ...
Môi trường sống
Lợn duy trì sự thăng bằng với môi trường sống ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể, càng lớn sự thăng bằng càng giảm dần.
– Lợn sơ sinh cần nhiệt độ chuồng nuôi từ 30 – 32°C.
– Lợn 2 – 3 ngày tuổi đến 29 ngày tuổi cần nhiệt độ chuồng nuôi từ 26 – 30°C.
– Lợn 30 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi cần nhiệt độ chuồng nuôi từ 22 – 26°C.
Nước ta tuy là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho lợn con mới sinh đến cai sữa, vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 30°C. Lợn con chóng lạnh bằng cách nâng cao chuyển hoá cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài được. Cơ thể lạn con chỉ chứa 1/100 lipit, lipit này tiêu hao nhanh nên chóng bị lạnh.
Lợn nái có chửa, nếu nhiệt độ chuồng nuôi cao (từ 30°C trở lên), có nguy cơ thai bị chết trong bụng, nhất là khi độ ẩm trên 85%.
Càng nóng, lợn càng khó toả nhiệt trao đổi. Ở nhiệt độ 31 – 41°C lợn không điều tiết được quá trình tiêu hoá, khi 35°C thì lợn thể hiện biến đổi về sinh lý, nhịp hô hấp từ 20 lần/phút tăng 250 lần/phút.
Nếu nhịp thở quá 150 lần/phút kéo dài, lợn không điều tiết được, có thể chết.
Nhiệt, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp là yếu tố gây hội chứng stress cho lợn (James, 1996). Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, lợn đã trưởng thành có khả năng duy trì sự cân bằng thân nhiệt tốt hơn so với lợn con đang ở thời kỳ bú sữa. Lợn con sơ sinh trao đổi vật chất, năng lượng rất cao trong khi đó nhiệt độ cơ thể lại giảm nhanh, vì thế lợn con rất cần ấm. Ở 7 ngày đầu lợn sơ sinh cần nhiệt độ 32 – 34ºC, ở 7 – 10 ngày sau cần 29 – 30°C, sau 10 ngày lợn con mới tự cân bằng được nhiệt (Phạm Hữu Doanh – Lưu Kỳ, 1998). Nếu nhiệt độ môi trường thấp dưới mức giới hạn sẽ gây ra hội chứng stress nhiệt làm lợn con xù lông, run rẩy, ỉa chảy nặng hoặc ỉa phân trắng, gây mất nước dẫn đến chết do các chủng vi khuẩn gây bệnh, trong đó có E.coli (Nguyễn Khả Ngự – Cù Hữu Phú, 1999).
Ẩm độ thích hợp với lợn con là 70 – 75%, chuồng cần có buồng sưởi riêng, nên được lót chất độn chuồng khô sạch cho lợn con nằm sưởi.
Chuồng nuôi lợn con cần có độ thông thoáng tốt. Chuồng nuôi bẩn mất vệ sinh thường có nồng độ khí độc (NH3, CH4, H2S, indol, Scatol…)sinh ra từ chất thải của lợn, gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của lợn con, làm chậm lớn, còi cọc, suy yếu khả năng chống bệnh tật. Chuồng nuôi cần thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo thông gió, phân phối đồng đều không khí sạch mà không tạo ra gió lùa.
Chăm sóc lợn nái
Nên phối giống lặp trong một chu kỳ động dục, 2 lần phối cách nhau 8 – 10 giờ hoặc phối kép dùng 2 lợn đực cùng một dòng phối cách nhau 5 – 10 phút để nâng cao tỷ lệ thụ thai và sức sống thai được tăng cường.
Trong thời kỳ lợn chửa, nếu ăn thức ăn kém phẩm chất, nhiêu độc tố sẽ làm tiêu thai, thai gỗ, sảy thai hoặc đẻ con yếu. Ăn bỗng bã rượu tốt với lợn thịt nhưng đối với lợn nái gây kích thích đẩy thai ra. Khô dầu móc có nhiều độc tố, khô dầu bông có gossipon có thể làm chết thai. Lá tốt với nái nuôi con nhưng xấu với nái chửa vì làm giảm nhịp tim, nuôi thai kém.
Nói chung, các nước thường chọn lợn nái đẻ dưới 200kg vì lợn trên 200kg sinh sản và nuôi con kém.
Lúc chửa, nái ăn 2, 3kg thức ăn/ngày, trong đó 2kg thức ăn cho duy trì cơ thể nái và thai, 0, 3kg cho tăng trọng thêm. Khống chế cho lợn nái tăng từ 15 – 20kg như sau:
Nái từ 110 – 130 kg nên cho tăng 20 kg
Nái từ 130 – 150 kg nên cho tăng 15 kg
Nái từ 150- 170 kg nên cho tăng 10 kg
Nái từ 170- 180 kg nên cho tăng 5 – 10 kg
Cho lợn mẹ, lợn con vận động để vừa ăn thêm rau cỏ, vừa bổ sung được các nguyên tố vi lượng trong đất.
Lợn vận động dưới ánh sáng có tác dụng chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D. Cứ 1000cm³ da có thể chuyển hoá 370 – 560 UI vitamin D, trong 4 – 6 giờ. Lưu ý lợn mới có thai 2 – 3 tuần đầu và 3 – 4 tuần cuối không nên cho vận động.
Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái theo quy trình:
– Tiêu chuẩn lợn mẹ: khoẻ mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm, phối giống bằng tinh dịch lợn đực đạt tiêu chuẩn phẩm chất cấp I trở lên.
– Nuôi dưỡng lợn mẹ trong giai đoạn chửa ăn khẩu phần quy định theo TCVN 1547-1994:
+ Chửa kỳ 1 (80 ngày đầu) cho lợn nái ăn hạn chế vì phát triển thai kỳ này chưa mạnh nên yêu cầu cung cấp chất dinh dưỡng thấp.
+ Chửa kỳ 2 (34 ngày cuối) cho ăn khẩu phần đúng TCVN-1994 có 13% protein tiêu hoá trở lên.
– Vệ sinh phòng dịch cho lợn khi có chửa và trước lúc đẻ. Sau cai sữa, lợn nái được tẩy giun sán và tiêm phòng vacxin. Trước khi đẻ 15 ngày đến 1 tháng, lợn được tiêm vacxin E.coli, trước đẻ 10 ngày tiêm vitamin A, D” E, trước đẻ 5 ngày tiêu độc chuồng trại, trước đẻ 1 – 2 ngày giảm dần thức ăn xuống 50%.
– Đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con trong giai đoạn nuôi con (theo số lượng đầu con có trong đàn), số lượng thức ăn hỗn hợp cho lợn mẹ hàng ngày với ổ 8 lợn con phải có 4,5kg, với ổ 9 – 11 con cần 4,7: 5,2kg.
– Quan tâm đặc biệt những nguyên nhân làm chết lợn con trước khi cai sữa để có biện phảp tích cực. Chết do bị mẹ đẻ 43,2%, do đói – 19,9%, do ỉa chảy – 10,8%, do bệnh đã biết 9,8%, do bệnh chưa biét 13,1%, do nguyên nhân khác 3,2%.
Nhu cầu protein trong thức ăn
Protein là nguyên liệu cấu tạo tế bào. Cơ chứa đến 30 – 45% protein. Protein do thức ăn đưa vào. Phải tính protein tiêu hoá của từng loại thức ăn trên đơn vị thức ăn (ĐVTA) tiêu chuẩn hàng ngày.
Lợn cái có thai cần 80 – 90g protein tiêu hoá/ ĐVTA. Lợn nái nuôi con cần 100 – 110g, lợn con tập ăn cần từ 120 – 130g protein tiêu hoá/ĐVTA.
Trong protein có nhiều axit amin. Có 2 loại axit amin: loại thay thế được và không thay thế được. Loại axit amin không thay thé được, cơ thể lợn không tông hợp được phải lấy từ thức ăn là: lyzin, tryptophan, treonin, phenylalanin, methionin, lơxin, izolaxin, acginin, hixtidin, valin. Thiếu một trong những axit amin này là protein giá trị không hoàn toàn. Thiếu tryptophan lợn con ngừng sinh trưởng, thể trọng giảm, hiệu quả sử dụng thức ăn kém. Lyzin là axit amin giới hạn số một của lợn, giúp tổng hợp thịt nạc. Phải cân bằng để tạo ra “protein lý tưởng” với hàm lượng tối đa lyzin và các axit amin khác để tăng năng suất gia súc. Uyliam đã cân bằng thích hợp các axit amin không thay thế được ở lợn con (tính theo lizin %) như sau:
Ở lợn nái, trong khẩu phần phải đảm bảo (%):
Ở lợn con (Wiliam, 1996) có khối lượng từ 4,5 – 11,25kg, khẩu phần có hàm lượng protein và các axit amin không thay thế được như sau:
Protein thô 19,1 -20,1%
Lizin 1,15%
Tryptophan 0,24 – 0,27%
Treonin 0,78 – 0,80%
Methionin + Xixtin 0,66 – 0,62%
Hãng Ajinomoto-Thái Lan (1999) khuyến cáo nuôi lợn con theo giai đoạn như sau:
Lợn con đang bú sữa dưới 5kg, tỷ lệ protein và một só axit amin ở các mức: thấp, trung bình, cao như sau:
Nguyễn Lương Hồng (1999) đã lập khẩu phần hỗn hợp cho lợn con để cai sữa sớm 28 ngày tuổi như sau:
Protein thô 19,3%
Lizin 1,35%
Methionin 0,55
Thức ăn động vật: bột cá, bột thịt, sữa, trứng… thường cân đối các axit amin. Thức ăn thực vật thường mất cân đối. Với lợn con, thức ăn động vật thường chiếm 7 – 8% trong khẩu phần.
Nhu cầu gluxit
Gluxit cung cấp năng lượng cho lợn hàng ngày từ 70 – 80% nhu cầu năng lượng, tham gia vào cấu trúc các mô bào của cơ thể.
Trong bào thai, dinh dưỡng chuyển qua hệ tuần hoàn nhau thai. Khi đẻ, nguồn dinh dưỡng đó mất đột ngột. Vì vậy trong vòng 30 phút đầu tiên, thân nhiệt lợn con giảm đột ngột từ 38,9 – 39,1°C xuống còn 36,7 – 37,1°C, sau 60 phút là 36,8 – 37, 2°C, 120 phút là 37,1 – 37,9°C, sau 12 giờ là 38,8 – 38,9°C.
Sau khi đẻ một giờ, nếu lợn con được bú sữa đầu thì 8 – 12 giờ sau thân nhiệt ổn định.
Nếu 4 giờ sau đẻ, lợn con được bú sữa đầu thì phải đến 18 – 24 giờ thân nhiệt mới đạt mức bình thường. Vì vậy quy định không chậm quá 2 giờ, nếu lợn nái chưa đẻ xong phải cho những con đẻ bú sữa đầu trước.
Lợn con cần năng lượng để duy trì thân nhiệt. Năng lượng do oxy hoá đường, trước tiên huy động đường trong máu, vì vậy hàm lượng đường huyết thanh biến động, dễ khủng hoảng. Nhu cầu năng lượng của lợn con bú sữa ngày đêm
Cám gạo, mỳ, cao lương có giá trị năng lượng cao (2742, 3147, 3055 kcalo/kg lại vừa có hàm lượng protein cao (88, 106, 66g) nên có thể sửa dụng cho lợn con tới 50 – 60%.
Mức năng lượng trao đổi trong thức ăn tập ăn để lợn con cai sữa ở mức từ 28 – 45 ngày tuổi từ 3000 kcalo/kg đến 3200 kcalo/kg thức ăn ở lợn nội theo TCVN 1547-1994; với lợn ngoại tập ăn để cai sữa sớm 35 ngày tuổi có 2 mức:
– Mức thấp: 3250 kcalo/kg
– Mức cao: 3400 kcal/kg (Lê Thanh Hải, 1999)
Ở nước ta, thị trường chưa có nguyên liệu dầu, mỡ có năng lượng cao sử dụng cho lợn con, nên mức năng lượng của khẩu phần cao hơn 3450 kcalo/kg khó thực hiện.
Ở Mỹ, khẩu phần lợn con theo mẹ từ 14 – 21 ngày tuổi có mức năng lượng trao đổi giảm dần khi ngày tuổi tăng lên từ 3300 kcalo/kg xuống còn 3284 kcalo/kg (Wiliam G., 1995)
Hãng Ajinomoto-Thái Lan (1999) khuyến cáo: Lợn con còn bú mẹ cho ăn thức ăn tập ăn khởi động có mức năng lượng trao đổi: Thấp 3350, trung bình: 3400, cao: 3450 kcalo/kg thức ăn.
Lợn con ăn để cai sữa sớm cũng có 3 mức năng lượng trao đổi: Thấp: 3250, trung bình: 3300,cao: 3350 kcalo/kg thức ăn.
Nhu cầu lipit
Ở lợn, năng lượng do lipit cung cấp chỉ chiếm 10 – 15%. Phần lớn được dự trữ dưới da, quanh nội tạng, lipit được hấp thu ở ruột non. Lợn con tiêu hoá lipit cao hơn lợn lớn, vì lipit của lợn con bú sữa chủ yếu ở dạng nhũ hoá. Lượng lipit nhiều làm lợn ỉa chảy. Nếu gluxit và lipit không cân bằng xảy ra các thể xêton trong quá trình oxy hoá. Bình thường xêtôn trong máu đạt 1 – 2mg%, nhưng khi dùng mỡ làm nguồn năng lượng chủ yếu thì xêtôn tăng lên 200 – 300mg% gây hiện tượng xêtôn huyết, đến xêtôn niệu. Cơ thể lợn bị toan huyết, lợn con chết trong trạng thái hôn mê, vì vậy trừ sữa mẹ ra, thức ăn cần hàm lượng mõ thấp.
Nhu cầu các loại khoáng
Khoáng chiếm từ 4 – 5% khối lượng cơ thể. Có 3 nhóm khoáng là đa lượng (Ca, p, Na, K, Mn, Cl, S, Fe…), vi lượng (Cu, Co, Mg, Zn, AI, F), siêu vi lượng (acxenic, bismus, thuỷ ngân, selen, bery).
Canxi (Ca): 99% Ca nằm ở xương và răng, khắp các mô bào liên kết với protein. Trong sữa, Ca ở dưới dạng cazeinat Ca. Trong huyết tương Ca chiếm 9 – 11 mg%. Khi nồng độ Ca trong máu giảm sẽ gây hiện tượng co giật, bại liệt trước khi đẻ của lợn nái, mềm xương ở lợn con,
Photpho (P): p nằm ở dạng phótphát, tham gia quá trình trao đổi chất. Lợn con có tỷ lệ Ca/P từ 1,6-2/1, ở lợn sinh sản tỷ lệ Ca/P là 1,4 – 1,5/1. Nếu nồng độ Ca thấp, p cao gây hiện tượng mèm xương và co giật thần kinh. Nếu Ca cao, p thấp gây tình trạng đầu sụn phình to, khớp viêm, yếu ớt.
Cần cung cấp cho lợn con 0,8 – 0,9% Ca và 0,35 – 0,45% p, lợn nái cần 0,6 – 0,7% Ca và 0,4 – 0,5% p trên vật chất khô của khẩu phần.
Tỷ lệ tối ưu của canxi và photpho tổng số trong khoảng từ 1,3:1; 1,5:1 thì Ca sẽ làm tăng nhu cầu không chỉ về photpho mà cả kẽm, đồng, mangan còn thừa; về photpho thì làm tăng nhu cầu về canxi và có thể cả kẽm nữa (Cunha.TJ, 1997).
Mức Ca và P cho lợn con cai sữa sớm ở giai đoạn tiền khởi động thích hợp nhất là Ca từ 0,9 – 1%, Photpho dễ hấp thụ 0,4% (khoảng 0,58% photpho tổng số).
Sắt (Fe): Trong cơ thể lợn, Fe ở trong thành phần dẫn xuất pocfirin (60% – 70%). Trong hemoglobin chứa 0,34 – 0,47% Fe hoá trị 2. Fe còn có trong mioglobin, các enzym catala perôxida, xitôcrom và dự trữ ở gan dưới dạng ferritin. Thức ăn thiếu Fe, giảm hàm lượng hemoglobin trong máu, thiếu Fe ở cơ thể gây thiếu máu.
Đảm bảo sự cân đối giữa Fe và Cu theo tỷ lệ 10 – 12/1. Lượng Fe trong thức ăn hạt, thức ăn động vật cao hơn trong củ quả. Trong sữa, hàm lượng Fe tương đối thấp. Riêng sữa đầu có hàm lượng Fe cao hơn 1,5 lần so với sữa thường. Hàm lượng này giảm đi sau 24 giờ.
Nhu cầu Fe của lợn con mới sinh 7 – 11mgFe/ngày, nhưng sữa mẹ cung cấp không vượt quá 2mg, nên phải bổ sung từ 5 – 9mg/ngày, bằng tiêm bổ sung dextran Fe.
Như vậy, ngoài con đường bể sung Fe bằng tiêm dextran Fe, phải tập cho lợn con ăn sớm khẩu phần có chứa Fe là cách bù đắp tốt nhất, giúp lợn con sinh truởng, phát triển bình thường. Các dấu hiệu thiểu máu lâm sàng thường xảy ra trong khoảng 3 tuần tuổi, tuy lợn con ăn khoẻ nhưng chúng mệt mỏi, khó thở, da mất sắc, nhợt nhạt, cơ nhão mềm; một số con có thể béo ra, ăn nhiều nhưng chết đột ngột, số sống sót thì gầy yếu, tỷ lệ chết cao.
Theo Hancock. D.J (1994), nhu cầu khoáng vi lượng cho lợn con tập ăn là: Đồng từ 16,5-22,55 ppm, iốt – 0,297 ppm, sắt – 165ppm, mangan r 30,6 ppm, selen – 0,297 ppm.
Ngoài 3 chất khoáng nêu trên, lợn con còn cần các chất khoáng khác. Tốt nhất nên sử dụng premix vitamin, hay premix khoáng kháng sinh cho khẩu phần lợn con.
Hỗn hợp khoáng như sau:
Hoặc làm bánh khoáng đơn giản, bỏ vào chuồng cho lợn con tập liếm, theo công thức sau:
Nếu không có dextran ngoại, nội để tiêm cho lợn con 2 ngày tuổi thì dùng dung dịch Mohan đóng chai cho lợn con uống mỗi ngày 10ml, hoặc bôi lên vú mẹ cho lợn con liếm, như sau:
Clorua sắt 34 g
Axit clohydric 1 ml
Đường ăn 100 g
Nước cất đủ hoà tan thành 1000 ml
Nhu cầu vitamin
Vitamin là chất xúc tác sinh học tổng hợp, phân giải các chất dinh dưỡng, tham gia cấu tạo màng tế bào, mặc dù lượng vitamin vô cùng nhỏ nhưng lại có tác dụng lớn cho sinh trương, phát dục, sinh sản.
Vitamin A: Trong bào thai, thiếu vitamin A, lợn con có thể bị mù. Hàng ngày lợn con cần 2 – 300 đơn vị vitamin A cho 1kg thể trọng. Nếu dùng caroten thì cần 55-60 mg (tính trên 1kg vật chất khô của khẩu phần).
Lợn con dưới 10 ngày tuổi, không có khả năng chuyển hoá caroten thành vitamin A. Lợn 20 ngày tuổi mới chuyển hoá được 25 – 30%. Trong sữa đầu, vitamin A gấp 6 lần so với sữa thường, nên nhất thiết phải cho lợn con bú sữa đầu để nâng hàm lượng vitamin A trong cơ thể.
Vitamin A là sinh tố cần thiết cho phát triển các loại mô bào, nhất là hệ thống niêm mạc. Việc cung cấp đủ vitamin A cho lợn nái thời kỳ mang thai sẽ giúp thức đẩy quá trình phát triển tái tạo hệ thống niêm mạc, ngăn chặn sự nhiễm trùng tử cung Lúc nái mới sinh và nhiễm trùng đường tiêu hoá lợn con. Từ đó góp phần nâng cao năng suất sinh sản và giảm bớt tỷ lệ bệnh tiêu chảy của lợn con theo mẹ (Lê Văn Trí, 1987).
Cho đến nay, việc cung cấp vitamin A và E cho lợn nái qua thức ăn có bổ sung premix và tiêm các chế phẩm chứa vitamin A, E cho lợn nái khi mang thai mới đảm bảo đuợc 10.000 – 15.000 UI vitamin A và 10 – 15 UI vitamin E/kg thức ăn.
Nghiên cứu của Lê Thanh Hải và CTV (1999) cho thấy sử dụng vitamin A liều cao (20.000 UI và 25.000 Ul/kg thức ăn cấp cho lợn nái suót giai đoạn chửa và nuôi con đã góp phần cải thiện năng suất sinh sản của lợn nái so với liều sử dụng thấp (10.000 UI – 15.000 UI). Vitamin A trộn vào thức ăn hoặc tiêm vào bắp cho kết quả như nhau.
Về vitamin E, liều sử dụng cao (80 Ul/kg thức ăn) cũng góp phần cải thiện năng suất sinh sản đáng kể so với sử dụng các liêu cung cấp thấp hơn (20 UI và 40 Ul/kg thức ăn).
Sử dụng đồng thời liều cao vitamin A (20 – 25.000 UI) kết hợp với 80 UI vitamin E/kg thức ãn cho lợn nái sinh sản có hiệu quả rõ rệt đến sinh sản và nâng cao sức sống của lợn con, làm giảm tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA, giảm tỷ lệ khô chết thai, hạn chế tiêu chảy và tỷ lệ chết trên lợn con.
Nếu thiếu vitamin A trong khẩu phần thì hàm lượng vitamin A trong sừa lợn mẹ giảm rất nhanh, làm giảm tóc độ sinh trưởng của lợn con. Các triệu chứng thiếu vitamin A biếu hiện rõ ở lợn con 4 tuần tuổi.
Vitamin nhóm B gồm: B1, B2, B3, B6, B12 colin, biotin.
– B1 tham gia quá trình trao đổi chất, chống viêm dây thần kinh, khử cacboxit của axit piruvic. Thiếu B1, lợn con bị phù, viêm dây thần kinh, suy tim.
– B2 tham gia oxy hoá hoàn nguyên, oxy hoá đường, axit amin, axit lactic; tham gia sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro, tham gia quá trình tạo hemoglobin, vào sự hình thành axit clohydric của dịch vị và muối mật. Thiếu B2, viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa, kém sinh trưởng. Lợn con cần 0,8 – 1,2 UI cho 1 kg vật chất khô.
Vitamin nhóm D gồm: D1, D2. Vitamin D tham gia trao đổi Ca – P. Thiếu vitamin D gây thiếu khoáng, và còi xương. Lợn con hàng ngày cần 12-15 IU cho 1 kg thể trọng. Cho lợn con vạn động dưới ánh năng mặt trời để cơ thể tổng hợp được vitamin D.
Vitamin E: Tham gia quá trình trao đổi protein và chuyến axit amin, axit nucleic. Lợn nái thiếu vitamin E thì cơ bắp, cơ tim của thai phát triển kém, thoái hoá tim gan. Lợn nái cần 150 – 160 mg/100kg thể trọng.
Vitamin E ngoài tác động oxy hoá còn được xem là chất tăng cường đề kháng của cơ thể, thông qua việc gia tăng đáp ứng miễn dịch (Lê Văn Trí, 1987) kích thích sự phân tiêt và làm gia tăng tác dụng progesterol, chuyên progesterol thành pregnandiol nhằm bảo vệ thai, chống sẩy thai; cũng được xem là tác nhân góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái (Vũ Duy Giảng, 1996).
Nhu cầu chung vitamin E hàng ngày của lợn con theo mẹ tính theo 1kg thể trọng (Hinoshi Morimoto, 1993):
Ngoài các vitamin trên, lợn con bú sữa rát cần cung cấp đầy đủ vitamin c.
Để đảm bảo lợn con phát triển tốt, trước khi đẻ 10 ngày tiêm 5cc Vitamin AD3E cho lợn nái.
Nhu cầu nước
Nước chiếm 50 – 60% khối lượng cơ thể lợn. Sữa và nước chiếm đến 80 – 95% trong máu. Cơ thể lợn mất 10% nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất. Nếu mất 20% lượng nước thì lợn con chết (do ỉa chảy nhiều mất nước). Nước có trong cơ thế lợn do thức ăn, nước uống và nước nội sinh. Nước thải qua mồ hôi, hô hấp, bề mặt da và nước tiểu. Nhu cầu nước của lợn ở mùa hè gấp rưỡi ở mùa đông. Lợn nái nuôi con có nhu cầu nước tăng 20 – 25% so với nái cùng khối lượng. Nước uống cho lợn phái sạch đê chông bệnh đường ruột, truyên nhiễm, ký sinh trùng.
Lợn nái mới đẻ, lợn con mới sinh cần cho uống nước ấm.
Để thực hiện cai sữa sớm lợn con thành công phải thường xuyên cho uống đủ nước, vì:
– Nước là yếu tố dinh dường cần thiết.
– Nên dùng vòi nước uống tự động với dòng chảy khoảng 1 lít/phút.
– Để lợn con nhận biết nguồn nước nên cho vòi nước tự chảy nhỏ giọt trong vài ngày đầu cai sữa, lợn con sẽ quen dần.
– Không bố trí quá 10 lợn con cho 1 vòi nước. Thường cai sữa từng ổ lợn đẻ (đưa lợn mẹ đi, đế lợn con ở lại tại ổ) thì dùng 1 vòi nước).
Nếu nuôi công nghiệp dùng chuồng tầng, mỗi chuồng tần chỉ nên nhốt 20 con, bố trí 2 vòi nước.
Nhu cầu xơ
Yêu cầu hàm lượng xơ trong khẩu phần của lợn con tập ăn không quá 4% (Sallé, 1998).
Theo Frank (1996) cho rằng hương liệu và chất ngọt cần sử dụng rộng rãi trong thức ăn của lợn con mới cai sữa. Có những lợn con biết lựa chọn thức ăn, thích ăn thức ăn có mùi thom, mùi thơm kích thích tính thèm ăn của lợn.
Sử dụng kháng sinh trong thức ăn là biện pháp giảm thấp khả năng gây bệnh do hàng loạt các nhân tố gây bênh đưa đến. Biện pháp này dựa trên cơ sở cân bằng giữa khả năng miễn dịch và những nhân tó gây bệnh. Hiệu quả sử dụng thuốc đối với lợn con cai sữa sớm làm tăng tốc độ tăng trọng bình quân ngày tăng 14%, hiệu quả sử dụng thức ăn tăng 9%.