23/05/2018, 15:23

Đặc điểm sinh sản tự nhiên của lươn

Con lươn sinh sản tự nhiên ngay tại đồng ruộng, ao hồ mà chúng đang sinh sống. Lươn sinh sản có mùa, từ tháng tư kéo dài đến tháng chín Âm lịch, nhưng sinh sản nhiều nhất là trong các tháng năm, sáụ hàng năm. Ở vào tuổi nào thì lươn cái và lươn đực đến tuổi động dục? Điều thắc mắc này đến ...

Con lươn sinh sản tự nhiên ngay tại đồng ruộng, ao hồ mà chúng đang sinh sống.

Lươn sinh sản có mùa, từ tháng tư kéo dài đến tháng chín Âm lịch, nhưng sinh sản nhiều nhất là trong các tháng năm, sáụ hàng năm.

Ở vào tuổi nào thì lươn cái và lươn đực đến tuổi động dục?

Điều thắc mắc này đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng từ các nhà nghiên cứu về giống cá đồng đặc biệt này. Chỉ biết một điều là lươn sinh sản hơi muộn so với nhiều giống cá đồng khác từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi lươn mới đẻ lứa đầu tiên. Lúc này lươn đực và cái đã có trọng lượng từ 120gr trở lên. Vì vậy, làm thịt loại lươn khoảng chín mười con một ký ta không thấy trứng trong bụng của chúng.

Cũng như các loài cá khác, ngoài mùa sinh sản, lươn đực và cái sống riêng lẻ, mỗi con một phương, không quan tâm đến nhau. Chỉ đến mùa sinh sản chúng mới tìm nhau để kết đôi và sống khắng khít bên nhau. “Tuần trăng mật” của lươn thường không kéo dài, chỉ mấy ngày sau đôi vợ chồng mới đã lo làm ổ đẻ. Nhưng khi hết mùa sinh sản thì cặp lươn bố mẹ đó lại đường ai nấy đi, không quan tâm đến nhau nữa! Chúng cũng không màng đến bầy con cái đã sinh ra.

Trong đời sống hoang dã, sự sinh sản của lươn diễn tiến như sau:

Khi trứng trong bụng lươn cái đã “già”, lươn đực liền phun liên tục từng cái bọt nhỏ màu trắng, dính kết lại với nhau thành một cục bọt to nằm ngay cửa hang của nó. Có khi địa điểm lót ổ không phải là cửa hang. Cục bọt này bám dính vào thân cỏ, hay lá cỏ, hoặc một nhành cây không nào đó gie ra mép nước của bờ ruộng, bờ ao hồ, kênh rạch, có nhiều nước và bùn sình.

Lươn cái sau đó đến đẻ trứng vào cục bọt đó. Lát sau, lươn đực mới rưới tinh dịch lên các trứng để giúp trứng thụ tinh. Nhờ đó phôi thai mới hình thành và nở ra lươn con.

o de cua luon

Như vậy, cách đẻ trứng của lươn cũng giống như cách đẻ trứng của cá thia thia ta (Bette Taennita), một giống cá đá cũng sống nhiều trong đồng ruộng.

Khi đẻ lứa đầu, số trứng lươn không nhiều, chỉ trên dưới 100 trứng mà thôi. Khi lươn cái càng lớn tuổi, trọng lượng nó càng to thì số trứng mỗi lứa mới tăng dần lên, có thể đạt được đến mức bảy trăm đến hơn một ngàn trứng.

So với số trứng của các giống cá khác, lươn đẻ ít hơn. Chẳng hạn, mỗi lứa cá lóc đẻ trung bình được từ 3000 đến cả chục ngàn trứng. Số trứng của cá rô mỗi lứa trung bình từ 7000 đến hơn chục ngàn.

Sau khi lươn cái đẻ trứng, nếu số trứng quá nhiều, lươn đực sẽ tiếp tục phun thêm bọt để đủ chỗ chứa trứng. Vì vậy, chỉ cần quan sát cục bọt lót ổ của lươn là ta có thể đoán biết được cặp lươn bố mẹ lớn nhỏ cỡ nào.

Sau khi việc đẻ trứng và thụ tinh cho trứng hoàn tất, cả lươn đực và lươn cái đều tìm chỗ khuất để ẩn mình quanh khu vực cận kề ổ trứng để canh giữ kẻ thù theo kiểu “ba ba ấp bóng” vậy. Trứng lươn nở ra được là nhờ vào nhiệt độ nước trong ao, chứ lươn bố mẹ đâu có công lao gì trong việc này.

Nếu gặp nhiệt độ thích hợp, từ 24 độ c đến 30 độ c, trứng lươn sẽ nở sau khi thụ tinh khoảng 7 đến 10 ngày là nhiều. Số trứng nở không hy vọng đạt được tỷ lệ cả trăm phần trăm.

Lươn con sơ sinh thân rất nhỏ và ngắn hơn một con trùn chỉ: chiều dài tối đa khoảng 2cm và nhỏ như sợi chỉ. Bụng lươn con óc nóc một cục màu vàng gọi là noãn hoàng, nhờ đó mà trong tuần lễ đầu chúng không hề ăn uống mà vẫn sống khỏe mạnh. Noãn hoàng là chất chứa nhiều dinh dưỡng và có nhiều kháng sinh, giúp lươn con mau lớn và chống chọi được tật bệnh trong giai đoạn sơ sinh.

Khi vừa nở ra khỏi trứng, lươn con chưa biết bơi trong nước, chúng buông mình chìm xuống đáy ao và nằm như bất động nhiều giờ liền. Nhưng, ngày qua ngày chúng sẽ khôn dần lên. Đến gần tuần tuổi, lươn con đã bơi trong nước rành hơn, khôn lanh hơn, biết đeo bám vào rong cỏ, chờ ngày noãn hoàng tiêu hóa hết, chúng mới lần mò đi kiếm ăn.

Trong khi đó lươn bố mẹ, trong mười ngày đầu lươn con mới nở, chúng vẫn tiếp tục lẩn quẩn canh giữ đàn lươn con, không màng đến chuyện đi kiếm mồi. Chúng vẫn sống bên nhau cho hết mùa sinh sản của lươn cái, sau đó, đực, cái lại đường ai nấy đi.

0