23/05/2018, 15:22

Cơ sở lý luận và tầm quan trọng của việc tập cho lợn con ăn sớm

Cơ sở lý luận Lợn con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao. Sau khi đẻ 8 ngày tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3 – 4 lần, 55 – 60 ngày tăng gấp 15 – 20 lần. Lợn con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhièu, nhưng lượng tiết sữa của lợn mẹ lại giảm từ tuần thứ 3, tuần thứ 4 rõ rệt. Có lợn mẹ thiếu sữa ...

Cơ sở lý luận

Lợn con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng cao. Sau khi đẻ 8 ngày tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3 – 4 lần, 55 – 60 ngày tăng gấp 15 – 20 lần. Lợn con càng lớn, nhu cầu sữa càng nhièu, nhưng lượng tiết sữa của lợn mẹ lại giảm từ tuần thứ 3, tuần thứ 4 rõ rệt. Có lợn mẹ thiếu sữa ngay từ tuần lễ đầu, hoặc do con nhiều, vú ít. Sự thay đổi lượng sữa và thành phần sữaSự thay đổi lượng sữa và thành phần sữa

Tuần thứ ba, do lượng sữa giảm nên không cung cấp đủ năng lượng cho lợn con, nên tập ăn sớm. Sơ đồ liên quan giữa lượng tiết sữa của lợn mẹ và sự tăng trọng của lợn conSơ đồ liên quan giữa lượng tiết sữa của lợn mẹ và sự tăng trọng của lợn con

Sơ sinh, dạ dày lợn con chỉ chứa được 4 – 5g sữa, 20 ngày tăng gấp 4 – 6 lần, khi cai sữa tăng 20 – 25 lần.

Cho lợn con ăn sớm kích thích tiết dịch vị, tiết HCl khi thức ăn tác động cơ giới vào thành dạ dày. Bộ máy tiêu hoá phát triển, ruột dài ra, tăng tiêu hoá, sinh trưởng mau.

Lượng pepxin ở lợn sơ sinh ít, tăng đều đặn trong khoảng 3 – 6 tuần tuổi. Từ sơ sinh đến 20 – 35 ngày tuổi không tiết HCl, nhưng cho ăn sớm bằng ngũ cốc từ 14 – 20 ngày thì tiết HCl giúp tiêu hóa tốt hơn.

Pepxin ít tham gia tiêu hoá cho đến khi lợn con 3 – 4 tuần tuổi.

Protit sữa tiêu hoá bởi tripxin không cần pepxin. Lợn con 7 – 21 ngày tuổi, sữa có khả năng đông và đông sữa có tác dụng tiêu hoá sữa.

Amilaza trong nước bọt hoạt động cao nhất lúc lợn 2 – 3 tuần tuổi. Amilaza tuyến tuy tăng nhanh khi lợn 4 – 5 tuần tuổi. Khi 35 ngày tuổi lợn con đủ lượng amilaza để tiêu hoá gluxit trong khẩu phần thức ăn.

Tinh bột ngũ cốc cho ăn sống không tiêu hoá một cách dễ dàng cho tới khi lợn 23 – 25 ngày tuổi, bởi lẽ đó thức ăn tập ăn sớm cho lợn con phải chế biến, rang sấy nghiền bột.

Enzym mataza ở ruột non sơ sinh tác dụng thấp nhưng tăng lên khi 5 tuần tuổi. Lipaza trong 4 tuần đầu hoạt động cao, sau càng cao. Nó thuỷ phân triglyxerit thành mono glyxerit. Sự tiết mật ảnh hưởng sự hấp thu lipit. Lượng dịch mật tăng chậm trong 3 tuần đầu. Qua thay đổi hệ thống enzym ở lợn con, việc tập ăn sớm để cai sữa 3 – 4 tuần tuổi là phù hợp.

Sự phát triển men tiêu hoá của lợn từ 1 – 70 ngày tuổi, thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ phát triển men tiêu hoá lợn con với tuần cai sữaSơ đồ phát triển men tiêu hoá lợn con với tuần cai sữa

Kết quả thực nghiệm về tập ăn sớm ở các ngày tuổi

Kết quả tại Trường Đại học Nông nghiệp I

Kết quả khối lượng lợn con ở thí nghiêm 1 tốt nhất, sau đến thí nghiêm 2, 3 so với đói chứng. Đièu đó chứng tỏ càng cho lợn con ăn sớm càng tốt, lợn con 1 tháng tuổi và cai sữa cao hơn.

Nếu lượng tiết sữa của lợn nái cao nhung cho ăn muộn kết quả cai sữa thấp, ngược lại nếu lượng sữa thấp nhưng cho ăn sớm, cai sữa cao hơn.

Kết quả theo dõi trên lợn nái đẻ 8 con, lượng sữa kém, tập ăn sớm lúc 15 ngày tuổi tpt hơn lợn nái đẻ 8 con, lượng tiết sữa cao nhưng để đến 28 ngày tuổi mới tập ăn.

So sánh tập ăn sớm ở các ngày tuổi khác nhau tại Trường Đại học Nông Nghiệp ISo sánh tập ăn sớm ở các ngày tuổi khác nhau tại Trường Đại học Nông Nghiệp I

Khi 40 ngày tuổi trở lên, lợn con nái số 1 tốt hơn hẳn nái số 2.

– Rút bớt thời gian bú sữa mẹ, đảm bảo lợn nái sau cai sữa không hao mòn cơ thể nhiều, chóng phục hồi sức khoẻ, sớm động dục trở lại, đảm bảo lứa đẻ trong năm cao.

– Lợn con sau cai sữa không mắc bệnh đường tiêu hoá như ỉa chảy, phân trắng, viêm ruột, suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn, còi cọc, xù lông, mốc da, đít nhọn, chân khoèo … Cường độ sinh trưởng tương đối của lợn con tập ăn sớm ở các thời điểmCường độ sinh trưởng tương đối của lợn con tập ăn sớm ở các thời điểm

Kết quả nghiên cứu của Ngô Minh Đạc (1999)

Ngô Minh Đạc sử dụng 4 loại thức ăn hiện có trên thị trường: Cargill 1022 (của Mỹ), Cp351 (hãng CP Group Thái Lan), LC1, LC2 (xí nghiệp chăn nuôi và ché biến thức ăn gia súc An Khánh), tập cho lợn con ăn sớm từ 10 ngày tuổi đến cai sữa sơm 35 ngày tuồi (7 tuần) cho thấy một số két quả trên đàn lợn Yorkshire. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn thí nghiệmThành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn thí nghiệm Các nguyên liệu hỗn hợp thức ăn của Xí nghiệp chăn nuôi và TAGS An KhánhCác nguyên liệu hỗn hợp thức ăn của Xí nghiệp chăn nuôi và TAGS An Khánh

Kết quả thu được:

– Về sản lượng sữa lợn mẹ: Sản lượng ổ sữa của lợn mẹ với các công thức thức ănSản lượng ổ sữa của lợn mẹ với các công thức thức ăn

Kết quả cho thấy lợn con tập ăn sớm từ 10 ngày tuổi đến cai sữa sớm của 4 loại thức ăn trên, chênh lệch không đáng kể; chứng tỏ thức ăn An Khánh đạt hiệu quả về tiết sữa của nái mẹ như thức ăn CP351 Thái Lan và C1022 của Mỹ; đạt từ 132 đến 136 kg/nái.

– Về tỷ lệ hao mòn cơ thể mẹ:

Thí nghiệm 1: lô cho ăn TA CP351 nái hao mòn 27kg bằng 12,38% cơ thể, lô thức ăn LC1 hao 27, 6kg bằng 12,95%, lô ăn LC2 hao 25, 6kg bằng 11,88%.

Thí nghiệm 2: Lô cho ăn TA C1022 hao mòn cơ thể 28kg bằng 13,32%, lô ăn LC1 hao 28,8kg bằng 13,52%.

Sự chênh lệch các lô không đáng kê và giá trị thức ăn gần như nhau, tuy thành phần dinh dưỡng thức ăn có khác nhau.

– Khối lượng cơ thể lợn con từ sơ sinh đến cai sữa 35 ngày tuổi, qua thí nghiệm: Khối lượng sơ sinh lợn con đến cai sữa sớm 35 ngàyKhối lượng sơ sinh lợn con đến cai sữa sớm 35 ngày

Khối lượng lợn con lúc tập ăn 10 ngày tuổi gần đều như nhau.

Khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi, bắt đầu chênh lệch nhưng không lớn so với đói chứng, cả ô 45,35 kg, bình quân con 4,82, thí nghiệm 45,60 và 4,85, tăng so với đối chứng 0,25kg = 0,55%.

Khối lượng lạn con 35 ngày tuổi cả ổ có chênh lệch. Đối chứng 72,46kg và 7,71kg/con, lô LC1 73,86kg – 7,86kg/con. Khối lượng cả ổ tăng so với đối chứng 1,4kg, tương ứng 1,39%. Khối lượng 1 con tăng so với đói chứng 0,15kg, tương ứng 1,95%.

Như vậy, lợn con giống Yorkshine ăn thức ăn hỗn hợp LC1, LC2 sản xuất tại An Khánh cho kết quả tốt không thua khi ăn thức ăn CP351 (Thái Lan), hoặc C1022 (hãng Cargill – Mỹ).

Kết quả thí nghiệm với khối lượng lợn con cai sữa 35 ngày tuổi này tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt (1999).

– Khối lượng thức ăn cho ăn thêm 10 ngày tuổi đến 35 ngày tuổi:

+ Lô đối chứng thức ăn CP351, lượng ăn thêm cao nhất 6,59kg/ổ, LC2 đạt 6,45kg/ổ, LC1 thấp nhất 5,72kg/ổ. Mức giảm thức ăn/ổ là 0,87kg = 15,21% và 0,14 = 2,17%, chênh lệch không đáng kể (p>0,05).

Trong thí nghiệm 11 lô đối chứng thức ăn C1022, lượng ăn thêm đạt 6,58kg/ổ còn LC1 thực hiện tiêu thụ chỉ 6,02kg, thấp hơn 0,56kg bằng 8,51%, tuy nhiên mức chênh ỉệch không đáng kể (p>0,05). Chi phí thức ăn cho 1 ổ, 1 con và 1 kg tăng trọngChi phí thức ăn cho 1 ổ, 1 con và 1 kg tăng trọng

Qua 2 đợt thí nghiệm thấy chi phí tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con tăng trọng, thức ăn LC1, LC2 của An Khánh đạt tỷ lệ thấp nhất, hiệu quả kinh tế cao hơn thức ănCP351 và c 1022.

– Hiệu quả kinh tế: Chi phí tiền thức ăn cho lợn con tập ănChi phí tiền thức ăn cho lợn con tập ăn

Tiền chi phí thức ăn cho 1 ô lợn của thí nghiệm I cho thấy thức ăn LC1, LC2 của An Khánh giảm so với thức ăn CP351 tương ứng 7.589,94 đồng: 20,02% và 3.024,4đ: 8,46%. Chi phí thức ăn thêm cho 1 kg tăng trọng cũng giảm tương ứng 179,13:37,15% và 64,29:10,77%.

Ở thí nghiệm II, tiền chi phí thức ăn cho 1 ô của C1022 hết 40.815,4 đồng còn LC1 thấp hơn chỉ 31.894 đồng, giảm 8.921,4 đồng và 27,90%. Chi phí tiền cho lkg tăng trọng LC1 giảm 155,80 đồng bằng 30%.

Tóm lại: Sử dụng thức ăn tập ăn sớm LC1, LC2 của An Khánh kết quả về tiết sữa 21 ngày, cai sữa 35 ngày, tỷ lệ hao mòn cơ thể mẹ, khối lượng lợn ở 21 ngày tuổi, 35 ngày tuổi, chi phí thức ăn; đều đạt tốt hơn thức ăn CP351 (Thái Lan sản xuất tại Việt Nam), C1022 (của hãng Cargill, Mỹ). Riêng tiền thức ăn của An Khánh thấp hơn của CP351 và C1022 nên hiệu quả kinh tê cao hơn.

Những phương pháp tập cho lợn con ăn sớm

Giữ cho lợn con ăn

Lợi dụng tập quán lợn con hay liếm láp, gặm, dùng róng gỗ (hay tre) bôi cháo loãng để kề mồm cho lợn con mút, liếm hay gặm ăn. Từ 3 – 4 ngày lợn con biết thì luyện ăn trên máng.

Tập cho lợn con tự ăn

Để sẵn thức ăn loãng, thức ăn bột trong ô riêng lợn con. Có thể thêm một ít đường vào cháo. Tập 3 – 4 ngày lợn con biết ăn. Nếu không có ô riêng, đuổi lợn nái ra ngoài để lợn con tập ăn, nhưng tránh thời gian huấn luyện dài làm lợn con xa mẹ.

Con lớn dẫn con bé

Dùng lợn còi cọc cho nó ăn để cho lợn con bắt chước và đua nhau ăn.

Bôi cháo loãng vào vú lợn nái

Đe lợn con bú, bú luôn.

Ngoài ra, có thể bắt buộc bằng cách đổ cháo vào mồm lợn con.

Lưu ý: róng bôi cháo, máng, vú bôi cháo…sau khi tập ăn phải rửa sạch, tránh thức ăn lên men gây lợn con ỉa chảy.

0