23/05/2018, 15:23

Lợn chửa – khả năng và sinh lý tiết sữa

Lơn chửa Sau 3 ngày trứng thụ thai chuyển vào sừng tử cung ở trạng thái tự do trong 6 – 7 ngày. Lúc đầu khối lượng không tăng, sau nhờ chất dinh dưỡng của sừng tử cung bài tiết ra mà phát triển – 10 ngày sau thụ thai, phôi cố định và làm tổ, đều ở hai sừng tử cung. Phôi có dạng nang hình cầu, ...

Lơn chửa

Sau 3 ngày trứng thụ thai chuyển vào sừng tử cung ở trạng thái tự do trong 6 – 7 ngày. Lúc đầu khối lượng không tăng, sau nhờ chất dinh dưỡng của sừng tử cung bài tiết ra mà phát triển – 10 ngày sau thụ thai, phôi cố định và làm tổ, đều ở hai sừng tử cung. Phôi có dạng nang hình cầu, đường kính 2 – 3mm, sau thành dạng con thoi. Cuối tháng thứ nhất thai được bao trong bọc dài 50cm. Khối lượng bọc thai và các chất chứa bên trong nặng 200g (thai chỉ nặng 2 – 3g).

Hợp tử nặng 0,000.003g, đến 35 ngày nặng 491,2g, tới 90 ngày nặng 565,6g và sơ sinh nặng 1.255g. Giai đoạn bú sữa mẹ, lợn con có tóc độ sinh truởng nhanh: sau 8 ngày tăng gấp 2 lần, sau 10 ngày tăng gấp 4 lần, 55 – 60 ngày tăng gấp 15 – 20 lần so với khối lượng sơ sinh.

Lợn nái sản xuất 300 – 400kg sữa trong chu kỳ nuôi con.

Trong thời kỳ lợn chửa có thể xuất hiện 2 tai biến:

– Toàn bộ các thai chết, gây sẩy thai.

– Một phần thai bị chết, các thai khác tiếp tục phát triển xen kẽ, không bị đẩy ra ngoài.

Nếu thai chết xảy ra đầu kỳ có chửa thì thai và các bọc thai bị tiêu hoàn toàn nhờ thành tử cung.

Nếu thai chết vào cuối kỳ chửa thì thai bị khô và được đẩy ra ngoài khi lợn đẻ.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là:

– Thiếu lượng hoocmon do số lượng thể vàng không đủ. Cần ít nhất 5 thể vàng để duy trì sự phát triển của thai.

– Lợn mẹ nhiễm bệnh sẩy thai truyền nhiễm (bruxelo), bệnh giả dại (aujecky).

– Lợn con thừa nhiễm sắc thể.

– Thiếu hoặc kém cân bằng dinh dưỡng.

Lợn đẻ

Lợn đẻ ít khó khăn vì lợn con thân hình gọn, chỉ bằng 1/100 đến 1/50 khối lượng mẹ (ở bò tỷ lệ này là 1/15). Tuy vậy, vẫn có trường hợp con đẻ đầu bị kẹt vì tư thế thai hoặc đẻ bọc phải bóc ra. Thời gian lợn đẻ từ 2 – 3 giờ.

Thời gian lợn rặn đẻ mỗi lần khoảng 7 giây, đẻ một con mất 3 giây. Thời gian ra đời giữa con này với con khác cách nhau 7 phút.

Sinh lý tiết sữa

Quá trình hình thành sữa có liên quan đến sự phát triển tuyến vú. Trong thời kỳ lợn chửa, sự phát triển tuyến vú chịu tác động của các hoocmon tuyến nội tiết sinh dục, tuyến yên, tuyến thận. Sau khi lợn đẻ, tuyến vú phát triển phụ thuộc vào số lượng lợn con.

Lượng sữa thay đổi tuỳ mức độ dinh dưỡng thức ăn, giống lợn và số lượng con, thường nhiều nhất vào tuần thứ 2, thứ 3. Lợn nái có thể tiết 300 lít sữa trong 60 ngày. Lợn con có thể bú 30kg sữa, bình quân ngày 550g và mỗi lần bú là 20 – 25g.

Lượng sữa của các vú khác nhau, mỗi một tuyến vú là một đơn vị độc lập, hoàn chỉnh. Vú phía trước có lượng sữa nhièu hơn. Lượng sữa bình quân của một vú là 32 – 39kg trong chu kỳ sữa thì các vú trước cho 36 – 45kg.

Quá trình tiết sữa: Lợn con thúc vú mẹ, xung động hưng phấn thần kinh truyền vào vỏ não đến thuỳ sau tuyến yên làm tiết ra oxytoxin theo máu đến tuyến vú làm co bóp ìế bào hiểu mô và bao tuyến trong tuyến vú.

Oxytoxin đến các vú phía trước sớm hơn, có tác dụng kéo dài tế bào biểu mô nên các vú trước có lượng sữa nhiều hơn. Thời gian tiết sữa phụ thuộc vào sự tồn tại oxytoxin trong máu.

Phẩm chất sữa của mỗi vú cũng khác nhau. Theo kinh nghiệm để đàn lợn con đồng đều, phải cố định vú ngay những ngày đầu mới sinh cho những con nhẹ cân bú vú phía trước. Thành phần dinh dưỡng của sữa lợn (g/kg)Thành phần dinh dưỡng của sữa lợn (g/kg)

Trong sữa đầu có 11,29% protein huyết thanh và 5% cazein. Protein huyết thanh có preanbumin (protein đặc biệt của sữa) 13,17%, anbumin 11,48%, a globulin 12,74%, p globulin 11,29% và y globulin 45,29% (thực hiện chức năng miễn dịch).

Lipit trong cơ thể lợn dùng để tạo thành mỡ sữa của tuyến vú. Nhiệt lượng thu vào trong thời kỳ chửa và tiết sữa ảnh hưởng đến hàm lượng lipit trong sữa.

Hàm lượng khoáng trong sữa lợn ít biến đổi, có khuynh hướng hơi tăng vào cuối thời kỳ tiết sữa, gồm 7 – 9 g/kg sữa.

Sữa đầu chứa nhiều vitamin A, D, B12 gấp 5 lần và khoáng chất gấp 2 lần so với sữa thường.

Sữa đầu rất quan trọng với lợn con, chứa nhiều globulin miễn dịch, vitamin hoà tan trong dầu, cả những chất bảo vệ lợn con mới đẻ chống nhiễm bệnh. Hai giờ sau khi đẻ, lợn con phải được bú sữa đầu để hấp thu được nhiều globulin miễn dịch từ sữa đầu vào máu trong thời gian 24 – 36 giờ, nhờ đó đủ kháng thể trong 5 tuần đầu tiên của cuộc sống.

Ảnh hưởng của lượng sữa lợn mẹ: Sữa lợn mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, không có loại thức ăn nào có thể so sánh và thay thế được. Do đó, để tăng năng suất của lợn con phải thoả mãn nhu cầu tối đa trong thời gian bú sữa.

Sản lượng sữa của lợn mẹ trong thời kỳ nuôi con phụ thuộc vào 3 yếu tố:

– Tính di truyền của giống.

– Sự nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái trong thời kỳ nuôi con. Đặc biệt cung cấp cho lợn nái đủ nhu cầu về năng lượng, protein, axit amin  không thay thế, khoáng đa vi lượng và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, B, C, H và E.

– Số lượng lợn con đẻ ra.

Ngoài ra, sản lượng sữa của lợn mẹ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như lợn mẹ có mắc các bệnh về vi trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng trong thời gian có chửa không; khả năng hạn chế tác nhân gây stress như nhiệt, ẩm độ… và độ thông thoáng của chuồng nuôi trong các mùa trong năm. Vào mùa hè, chuồng lợn nái nuôi con không có hệ thống chóng nóng, nhiệt độ tăng cao so với nhiệt độ thích hợp của lợn nái (18 – 20°C) thì khả năng tiết sữa của lợn nái hàng ngày giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn con. Ở Nông trường An Khánh, nhiệt độ chuồng nuôi vào mùa hè đến 37 – 39°C làm giảm 35% lượng sữa của nái DE, có con nái bị mất sữa hoàn toàn (Trần Đình Miên, 1994).

Tuy lượng sữa mẹ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ nhưng chỉ thoả mãn nhu cầu lợn con 2 – 3 tuần tuổi đầu, đặc biệt từ ngày thứ 45 trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp được khoảng 20% nhu cầu chất dinh dưỡng cần thiết cho lợn con.

0