Nhiệt độ viên đạn khi bắn khỏi nòng súng là bao nhiêu? - Câu hỏi hay
Xin hỏi viên đạn lúc vừa bắn khỏi nòng súng có nhiệt độ là bao nhiêu độ C? (Anh Tuấn) Nhiệt độ của viên đạn là bao nhiêu lúc mới ra khỏi nòng? Ảnh minh họa: Wordpress Mời độc giả ...
Xin hỏi viên đạn lúc vừa bắn khỏi nòng súng có nhiệt độ là bao nhiêu độ C? (Anh Tuấn)
Nhiệt độ của viên đạn là bao nhiêu lúc mới ra khỏi nòng? Ảnh minh họa: Wordpress |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Mình đảm bảo là lạnh toát, cực lạnh. Không tin bạn cứ thử để 1 viên đạn găm vào người xem, một lúc sau bạn có thấy lạnh toàn thân không? - (Đoàn Dương)
Sẵn tiện cho hỏi khi 'Big Bang' vừa nổ thì nhiệt độ bao nhiêu nhỉ? - (kobit)
Chắc là mát lắm, vì càng chạy nhanh gió càng mạnh hihi - (do trung dong)
Tôi bắn rồi nhưng không biết nóng bao nhiêu chỉ thấy súng nóng thôi. - (Đinh Xuân Toản)
Nóng lắm bạn ạ, mình chưa sờ thử. - (hoangson)
Cái đó tùy thuộc vào súng gì, bắn tại đâu. Đó là súng ngắn, súng trường, súng đại bác, đại bác không lồ, súng hơi, đan thường, đạn lửa. Và cứ tùy loại súng, đạng, nơi bắn, nhiệt độ có thể từ -40C (nếu bắn súng hơi vào mùa đông tại Nam cực), hay có thể lên đến gần 1000C với đan lửa, đạn pháo sáng. Hy vọng trả lời câu hỏi của bạn. - (KS Ngây ngô)
37oC nếu nó xuyên vào trong người hic - (Khanh le Ngoc)
Tui không biết - (Mồi câu Cá chép)
chưa tới 100*c - (trong nguyenvan)
Chưa biết đạn gì mà một số bác phán như thánh ☺ - (buon qua cuoi)
Lạnh toát sống lưng nhung vã mồ hôi trán - (KIỆM ĐỖ VĂN)
Theo logic thì khi mới bắn ra thì nó chưa thật nóng lắm vì thời gian viên đạn tiếp xúc với thuốc nổ là rất thấp. Nhưng khi nó di chuyển trong không khí thì có thể viên đạn sẽ nóng dần lên do ma xát với không khí ở tốc độ cao. - (tien)
Mình nghĩ là không nóng đến vậy. Mặc dù khí thuốc rất nóng nhưng trong thời gian rất ngắn nó không thể nung nóng đầu đạn nhanh đến vậy được. Dưới 100 độ C là phù hợp. - (hieunt_2000)
Trên 500 độ bạn nhé..nếu bắn súng buổi tối thì mình có thể thấy viên đạn nóng đỏ bay đi..chứng tỏ nó rất nóng.thân - (xauxi phuong)
Big Bang nổ thì làm gì có nhiệt, Giống bong bóng nổ thôi.... Hô hố - (chividesign)
Câu hỏi khó có lời giải đáp vì cơ bản là người ta nghiên cứu để khi được kích nổ đầu đạn sẽ có động năng lớn, di chuyển xa và độ chính xác cao chứ ko muốn nó quá nóng (hãy liên tưởng tới việc xe đua F1 đc thiết kế để chạy tốc độ cao trong những cuộc đua chứ ko fải để châm lửa đốt xe và lao vào nhà người khác). Viên đạn sau khi được kích nổ thoát ra khỏi nòng súng rất nhanh, lượng thuốc phóng trong vỏ đạn chỉ đủ để tạo áp lực, động năng lớn cho viên đạn chứ chưa đủ sức tạo tác dụng nhiệt đáng kể. Trừ khi bắn quá nhiều phát đạn liên tiếp (vài trăm phát) có thể khiến nhiệt trong nòng súng không kịp khuếch tán ra môi trường, hư hại nòng, buồng đạn... Có loại đạn sử dụng nhiệt lượng cao để tăng khả năng xuyên phá nhưng nó thuộc loại đạn nổ 2 lần. Lần 1 cũng chỉ chủ yếu cho mục đích tạo động năng đẩy đầu đạn đi, lần nổ thứ 2 khi đầu đạn áp sát mục tiêu mới phát sinh nhiệt lên tới vài nghìn độ để phá hủy lá chắn, giáp, gia tăng thiệt hại cho mục tiêu (GG thêm Đạn chống tank, Đạn nổ lõm) - (darkseid2809)
Cao hơn 37℃ một chút - (Tôn Ngọc Bá)
Không biết. - (Ngô Bí)
Không biết rõ, nhưng chắc chắn là thấp hơn nhiệt nóng chảy của vật liệu cấu tạo đầu đạn! - (Anh Tuan Nguyen Dang)
Khoảng 600-700 độ F - (Bình luận trên Vnexpress lâu được đăng quá)
có hai phần riêng biệt, phần đầu nhiệt độ thấp hơn vào khoảng vài trăm độ do ma sát, phần đuôi đạn chịu nhiệt của khí thuốc phóng thì nhiệt độ vào khoảng 3000 độ K - (tvphucss)
Bằng nhiệt độ viên đạn trước khi ra khỏi nòng - (cuong nguyen ngoc)
chắc chắn là dưới độ nóng chảy của Đồng, nhưng ko biết chính xác là bao nhiêu - (huan)
Thực ra do lớp vỏ ngoài viên đạn ma sát với nòng trong rãnh xoắn nhiệt độ có thể lên hàng trăm độ và đạn có thể có màu đỏ như hòn than còn lõi viên đạn vẫn chưa kịp nóng, nhiệt độ của đầu đạn sinh ra do bị ma sát chứ ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt của thuốc súng! - (Trường Mèo)
Nóng thế nào mình không biết. Nhưng lạnh đi không thể nào. Theo mình thì bạn nên liên tưởng thiên thạch khi lao vào trái đất như thê nào biết liền. - (tung thanh)
Muốn biết nhiệt độ nòng súng cần sử dụng thuật phóng trong, cho khối thuốc trong vỏ đạn. Loại súng, cỡ nòng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ nòng súng. - (n.the2010)
súng gì và đạn gì phải nói rõ chứ chung chung vậy ai mà biết. súng lục khác, ak khác, canon càng khác :v - (vo hung cung)
Đầu đạn không chứa thuốc nổ khi bắn ra thì nóng sau đó lạnh dần do áp xuất toàn thân thấp khi bay. Đến khi trúng người thì nó ấm lên 37 độ. Khi người đó chết thì nó lạnh dần về nhiệt độ môi trường. - (Xuân Tiệp)
513 độ F. Không tin tra Google biết liền! - (nhat duong)
nóng hơn nhiệt độ môi trường 1 chút thôi ! - (tranvinh)
CÂU HỎI NÀY MÌNH BIÊT: Theo tính toán của các nhà khoa học thì khi viên đạn nằm trong băng thì nhiệt độ bằng nhiệt độ của người cầm khẩu súng, còn khi bắn ra thì nhiệt độ của viên đạn bằng nhiệt độ của người bị trúng đạn, tức là khoảng 37độ C, nhưng sau đó nhiệt độ của viên đạn sẽ giảm dần, giảm dần bằng 0 cho tới khi tim dừng hoạt động. - (Đào Duy Bích Sơn)
súng nổ đạn bay với tốc cao sẻ có nhiet 92 độ - (ly_trieu_vinh)
Phải bắn thử vào người mình rồi nhờ " thân bằng cố hữu gần xa " kiểm tra là chính xác nhất bạn ạ ... - (Vũ Việt Anh)
Thực ra là người ta đo được nhiệt độ viên đạn bắn ra khỏi nòng súng của bất cứ loại súng nào. Trước đây tôi từng đọc hay xem tài liệu có nói đến vấn đề này, theo trí nhớ nhiệt độ của viên đạn ra khỏi nòng súng ít nhất phải mấy trăm độ và rất xoáy. Nếu xem phim ngày xưa các bạn thấy súng bắn lúc trời tối ra đạn toàn màu đỏ không? Còn tùy vào đạn đấy là viên thứ bao nhiêu vì có loại súng bắn liên thanh những viên ra sau rất nóng. Nếu khẩu AK47 bắn ra 1 tràng đạn thì càng về sau nhiệt độ nòng càng cao thậm chí nóng đỏ gây mất chính xác cho viên đạn (bỏ qua độ giật của súng), vì vậy người ta chế súng phải nghĩ tới cách để giảm bớt nhiệt độ của nòng súng khi bắn nhiều đạn.
Nói nhiều tự nhiên nhớ hồi trước xem trên Youtube thì phải - (Mạnh Thắng)
Có thấy những viên đạn đc bắn trong đêm tối chưa, những đốm lửa sáng đó bạn nghĩ nó nóng hay lạnh và đoán xem nhiệt độ khoảng bao nhiêu, nói chung là nhiệt độ rất cao vì do thuốc súng gây ra và ma sát với nòng súng và với không khí, không tin thì có thể thử . - (trieuvan)
Nói chung là nóng , còn đo thì chư ai đo được ! Tùy vào loại đạn ! Đạn có tốc độ bay nhanh hay tiết diện lớn sẽ nóng hơn vì ma sát với không khí ! - (Ho nam)
Năm 78 đơn vị tôi đóng ở biên giới Hà Tiên một anh bị quả cối 60 từ ben kia biên giới bắn qua mắc vào xương quai xanh nhưng không nổ thì thấy nguyên khoảng từ cổ, ngực, lưng vùng quả dạn mắc vào cháy sém. bỏng nặng. - (Đồ Gàn)
Nhiệt nhỏ hơn độ nóng chảy của đầu súng - (Quanghuy)
SÚNG BẮN ĐÁ THÌ VIÊN ĐẠN ĐÁ = NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG - (tranquocdung11359)
Phu thuoc vào nhiều yếu tố, loại súng, loại đạn, môi trường, áp suất, đường đạn......đối với súng ak47 dùng đạn thông thường đối với khí hậu ở Việt nam thì khoảng 90độ c khi vừa ra khỏi nòng và khi bay dc 300m thì nhiệt độ tăng lên 500 độ C sau đó giảm dần vì thế nên đầu đạn dc làm bằng chì chứ ko phải bằng thép (xem thêm Vũ khí bộ binh Xô Viết) - (Viet nam muon nam)
Theo kết quả nghiên cứa của mình thì viên dạn ra khỏi nòng có quang phổ màu đỏ gạch(nhìn ban đêm thấy rõ.Nhiệt độ tùy vào từng lại súng,nếu là AK47 thì 525,768 oC,nếu là súng K59 thì 486,227 oC,nếu súng CKC thì 557,62 oC. Minhnc - (Minhnc)
âm 10c - (truongduyhungd19)
Bắn xong kẹp nhiệt độ xem lòng súng bao nhiêu độ cộn thêm độ dài lòng súng là ra ngay với súng lòng xoắn thôi nhá - (Đừng Nhìn Tao)
Chào các bạn. Trước hết phải nói quá trình đạn chuyển động trong và bên ngoài nòng súng, pháo là 1 quá trình phức tạp. Bộ môn nghiên cứu vấn để bày là Thuật Phóng trong và Thuật Phóng ngoài. (Trong kỹ thuật vũ khí, người ta quy ước cỡ nòng hơn 20 mm là pháo, còn dưới 20mm là súng).
Với súng bộ binh, cái mà cháy đẩy đầu đạn đi là thuốc phóng chứ không phải thuốc nổ. Về mặt hóa, lý thì 2 loại này khác nhau hoàn toàn. Khi đầu đạn chuyển động trong nòng, đầu tiên xảy ra hiện tượng cắt đai đạn, sau đó đầu đạn vừa chuyển động tịnh tiến, vừa chuyển động quay trong nòng. Do ma sát nên nhiệt độ đầu đạn tăng lên đáng kể mặc dù quá trình này chỉ diễn ra trong phần nghìn giây. Đến nay chưa có ai đo chính xác nhiệt độ này vì nó không có ý nghĩa gì, kể cả về mặt thực tiễn... - (Long Lê Xuân)