09/06/2018, 23:33

Cách tính vận tốc của một hành tinh? - Câu hỏi hay

Xin hỏi làm thế nào tính được vận tốc của một hành tinh quay quanh Mặt Trời? (Nguyễn Minh Thông) Làm thế nào để tính vận tốc xoay quanh Mặt Trời của một hành tinh? Ảnh minh họa:  Time ...

Xin hỏi làm thế nào tính được vận tốc của một hành tinh quay quanh Mặt Trời? (Nguyễn Minh Thông)

cach-tinh-van-toc-cua-mot-hanh-tinh

Làm thế nào để tính vận tốc xoay quanh Mặt Trời của một hành tinh? Ảnh minh họa: Time

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Chào bạn. Với các Hành tinh ở các Hệ Sao khác (Mặt trời) trong Thiên hà của ta hay Thiên hà khác trong Vũ trụ thì cách tính hơi phức tạp một chút. Trong Hệ mặt trời chúng ta thì đơn giản hơn nhiều vì ta đã có khoảng cách của các Hành tinh với Mặt trời (cũng là bán kính quĩ đạo của Hành tinh) và thời gian đi theo quĩ đạo của chúng. Để tính ra vận tốc ta có công thức: P = (r x 2) Pi
*P: Chu vi (cũng là quãng đường quĩ đạo)
*r: bán kính (khoảng cách với Mặt trời)
*Pi: 3,141
Lấy P chia cho thời gian Hành tinh đó quay 1 vòng quanh Mặt trời ta sẽ có vận tốc của nó. Ví dụ Sao Hỏa, hãy lấy bán trục lớn vì nó quay theo hình elip:
P = (227,940 triệu km x 2) 3,141 = 1.432.188.960 km
Vận tốc: 1.432.188.960 km/687 ngày = 2.084.700 km/ngày
Qui đổi ta có Sao Hỏa bay với vận tốc 86.862 km/giờ hay 24,128 km/giây. Cứ thế ta sẽ tính ra vận tốc của các Hành tinh khác. Xin chào. - (Mỹ An Trương)

Công thức tính vận tốc quỹ đạo:
V=2πR/T
Trong đó: R là bán kính quỹ đạo trung bình hành tinh, T là thời gian trung bình đi 1 vòng quỹ đạo của hành tinh
Ví dụ: Trái đất có R=93.5 dặm, T=365.25 ngày. Áp dụng công thức trên sẽ tính được vận tốc quỹ đạo là khoảng 1,607,611 dặm/ngày hay 67000 dặm/h
Thân chào! - (Tuấn Bùi)

lấy thước ra mà đo xem trong 1 giờ nó di chuyển được bao nhiêu. Quá đơn giản - (dungtd42x1)

Theo thuyết tương đối của Einstein, nói rằng vật A chuyển động so với vật B là tương đương với B chuyển động so với A. Từ đó, để tính ra vận tốc chuyển động của trái đất quanh mặt trời, thì ta hoàn toàn có thể đo vận tốc chuyển động của mặt trời quanh trái đất.
Lấy quãng đường chuyển động của mặt trời từ lúc mọc đến lúc lặn, chia cho thời gian giữa hai mốc này. Nhớ là thời gian phải trừ đi 8 phút, vì ánh sáng từ mặt trời đến trái đất đi mất xấp xỉ 8 phút. Chia xong là ta được vận tốc của trái đất quanh mặt trời.
Các hành tinh khác đo bằng phương pháp tương tự. - (BlackViva)

V=căn bậc hai của (G*M/R), G là hằng số hấp dẫn vũ trụ có giá trị 6.673x10(-11) N∙m2/kg2, M là khối lượng của vật chủ mà hành tinh quay quanh, R là khoảng cách từ hành tinh đến tâm vật chủ. - (Dredd_Iamlaw)

Câu này quá đơn giản, tính chu vi của quãng đường đi chia cho thời gian đi hết một chu kỳ là vận tốc xoay quanh mặt trời của hành tinh đó - (hoangtu34)

Lấy quảng đường nó đi được chia cho thời gian )<○ - (Cường)

Cách tính đơn giản nhất là coi quỹ đạo là hình tròn, dùng khoảng cách trung bình giữa mặt trời và hành tinh đó là bán kính => tính được 1 vòng quay của hành tinh đó là bao nhiêu, chia cho thời gian hành tinh đó quay quanh mặt trời sẽ ra vận tốc. Có sai số tuy nhiên sai lệch nhỏ thôi, vẫn chấp nhận được. - (Quang Quác)

xác định khoảng cách của hành tinh so với sao chủ và thời gian hành tinh đó quay được 1 vòng quanh ngôi sao chủ đó là suy ra đc vận tốc thôi - (Mẹ Bin Thối)

cach tinh don gian nhat la hoi google.cai gi ma o khong biet,chi co ban va toi khong biet hoi no nhu the nao thoi. - (hiep181081)

Quỹ đạo của các hành tinh là hình Elip, tuy nhiên ta tính tương đối với giả sử quỹ đạo là hình tròn thì: Vận tốc các hành tinh được tính như sau: V=( 2*Pi*T)*R, Pi= 3,14, T Chu kỳ của hành tinh quay quanh mặt trời, khoảng cách từ hành tinh tới mặt trời.
Tuy nhiên trên thực tế vận tốc của một hành tinh quay quanh mặt trời là không cố định: Bởi quỹ đạo là hình elip nên có những thời điểm các vệ tinh ở gần mặt trời, để thắng được lực hấp dẫn và quy trì quỹ đạo thì lực ly tâm phải bằng lực hấp dẫn điều đó dẫn tới vận tốc ở thời điểm đó phải lớn hơn những thời điểm ở xa mặt trời. Điều này chúng ta cảm nhận được thực tế bằng thời gian chiếu sáng của mặt trời trên trái đất qua các mùa là khác nhau. - (Nguyễn Trọng Thủy)

Nếu muốn chính xác tuyệt đối thì phải dùng các phép toán vi phân, thông thường với hiểu biết vật lý phổ thông thì giả sử quỹ đạo của các hành tinh là gần tròn quanh mặt trời thì vận tốc dài của các hành tinh quanh mặt trời = vận tốc góc x khoảng cách từ hành tinh đó đến mặt trời. Vận tốc góc = số vòng quay của hành tinh đó / giây nhân với 2pi - (Lê Văn Trường)

Làm sao để tính vân tốc của Mặt Trời? - (Lập Nguyễn)

0