08/10/2017, 00:33

Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII 1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng Câu hỏi: Quân đội của nhà Trần được tổ chức như thế nào? Quân đội dưới thời Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều ...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII

1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
Câu hỏi: Quân đội của nhà Trần được tổ chức như thế nào?
 
Quân đội dưới thời Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua. Cấm quân được tuyển chọn từ những trai tráng khoẻ mạnh ở quê hương của nhà Trần.
Ở làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông”, theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc.
 
Câu hỏi: Phương thức xây dựng quân đội nhà Trần có gì giống và khác nhau so với nhà Lý?
 
- Giống nhau: cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Khác nhau:
+ Quân đội nhà Trần được chia thành hai loại: cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua. Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có thêm quân đội của các vương hầu.
+ Quân đội nhà Lý được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.
+ Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.
 
Câu hỏi: Để củng cố quốc phòng, nhà Trần đã làm gì?
 
- Xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.
- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
- Vua Trần thường đi điều tra việc phòng bị những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc.
 
Câu hỏi: Nhà Trần thực hiện chủ trương “lấy đoản binh thắng trưởng trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội”“khoan thử sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Em hãy nêu ý nghĩa và tác dụng chủ trương nêu trên.
 
- Ý nghĩa của chủ trương: thể hiện tinh thần “lấy yếu thắng mạnh”, “lấy ít thắng nhiều” phát huy sức mạnh đoàn kết, biết lấy dân làm gốc.
- Tác dụng của chủ trương: tạo nên nhận tố quan trọng để nhà Trần đánh bại kẻ thù xâm lược.
 
2. Phục hồi và phát triển kinh tế
Câu hỏi: Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự tồn tại và phát triển đất nước dưới thời Trần?
 
- Chính sách:
+ Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Được Nhà nước quan tâm, người dân tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
+ Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Chợ mọc lên ngày càng nhiều. Không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập.
- Tác dụng:
+ Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân.
+ Nhân dân, nhất là nông dân, tin tưởng vào nhà nước thời Trần.
 
Câu hỏi: Thế nào là điền trang?
 
Điền trang là ruộng đất tư của quý tộc, vương hầu thời Trần, xuất hiện do chính sách khai khẩn ruộng hoang.
 
Câu hỏi: Tình hình phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần?
 
- Thủ công nghiệp:
+ Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí.
+ Nghề thủ công được chú trọng gồm: nghề đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,...
- Thương nghiệp:
+ Ở làng xã, chợ mọc lên ngày càng nhiều.
+ Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành đã có 61 phường.
+ Thuyền bè các nước ra vào buôn bán tấp nập ở cửa biển Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hoá), Vân Đồn (Quảng Ninh).
 
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII?
 
Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Trần thế ở kỉ XIII tiếp tục duy trì những nghề thủ công truyền thống của các triều đại trước. Thương nghiệp phát triển hơn, thể hiện ở chỗ Thăng Long bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phưởng -> việc buôn bán sầm uất.
Đặc biệt, việc buôn bán giao lưu trao đổi hàng hoá với người nước ngoài được mở rộng ở các cửa biển Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hoá), Vân Đồn (Quảng Ninh) là những nơi có sự trao đổi tấp nập với thương nhân nước ngoài.
 
Câu hỏi: Những chủ trương, biện pháp về quân sự, quốc phòng và kinh tế của nhà Trần đã có tác dụng như thế nào?
 
Những chủ trương, biện pháp về quân sự, quốc phòng và kinh tế của nhà Trần cùng với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân ta đã đưa Đại Việt ở thế kỉ XIII trở thành một quốc gia hùng cường, có quân đội và quốc phòng vững mạnh, có nền kinh tế phát triển.
0