08/10/2017, 00:33

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất 1075

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta Câu hỏi: Giữa thể kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) đang gặp khó khăn gì? - Phía Bắc thì hai nước Liêu, Hạ thường xuyên đánh phá. - Trong nước thì đói ...

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
Câu hỏi: Giữa thể kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) đang gặp khó khăn gì?
 
- Phía Bắc thì hai nước Liêu, Hạ thường xuyên đánh phá.
- Trong nước thì đói kém xảy ra liên miên, nhân dân cực khổ, bất bình, nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi. Ngân khố nhà nước cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn sâu sắc.
 
Câu hỏi: Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
 
Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước, nhà Tống muốn dùng chiến công (nếu chiếm được Đại Việt) để trấn áp phe đối lập trong triều, hai nước biên cương phía Bắc là Liêu - Hạ và các cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước.
 
Câu hỏi: Để chuẩn bị cho công cuộc xâm lược Đại Việt, nhà Tống đã có những hành động gì?
 
- Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía nam Đại Việt.
- Biên giới phía bắc Đại Việt, việc đi lại buôn bán của nhân dân bị ngăn cản.
- Quan lại nhà Tống nhiều lần đem quân quấy nhiễu lãnh thổ Đại Việt, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người của ta để làm chỗ dựa cho âm mưu xâm lược của nhà Tống.
 
Câu hỏi: Nếu chiếm dược Đại Việt, nhà Tống đạt được mục đích gì?
 
Nếu chiếm được Đại Việt nhà Tống sẽ đạt được âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết những khó khăn về đối nội, đối ngoại trong nước, chiếm được nước ta nhà Tống sẽ lại biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc và bóc lột nhân dân ta để vơ vét của cải. Nếu thắng được Đại Việt thì “thế Tống sẽ tăng và các nước Liêu - Hạ sẽ phải kiêng nể”.
 
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
Câu hỏi: Bằng việc sưu tầm tài liệu, hãy kể về cuộc đời và công lao của Lý Thường Kiệt.
 
- Lý Thường Kiệt (tên thật là Ngô Tuấn) sinh năm l019 tại phường Thái Hoà. là con trai của tướng quân Ngô An Ngữ.
- Dưới thời Lý Thánh Tông, Ngô An Ngữ mất, Tạ Đức đưa Lý Thường Kiệt về nuôi dạy văn, võ. Năm 18 tuổi (1036), Ngô Tuấn được vua tin yêu, thăng thưởng dần lên chức Đô tri và được đổi sang họ vua gọi là Lý Thường Kiệt.
- Năm 1061, được vua cử vào trấn giữ vùng núi Thanh - Nghệ hiểm trở, ông đã làm cho dân no ấm, biên cương được bảo vệ vững vàng.
- Năm 1075, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt tâu với Thái hậu Ý Lan rằng: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước”. Thái hậu đồng ý kế sách để Lý Thường Kiệt và Tông Đản mang quân đánh Ung Châu. Sau đó, Lý Thường Kiệt đã xây dựng tuyến phòng thủ ở sông Như Nguyệt.
- Năm 1077, nhà Tống mang quân đến sông Như Nguyệt bị quân Lý Thường Kiệt vây đánh. Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi vẻ vang.
 
Câu hỏi: Trước mưu đồ của nhà Tống, nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào?
 
- Cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.
- Các tù trưởng được phong chức tước cao, được mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, âm mưu dụ dỗ của nhà Tống thất bại.
- Phá tan âm mưu của nhà Tống đánh Đại Việt từ phía Nam.
 
Câu hỏi: Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt là gì?
 
- Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “Ngồi yên đợi giặc, không băng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.
- Đây không phái là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt.
- Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược -> đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược.
 
Câu hỏi: Khi tấn công vào các châu của Trung Quốc, để cô lập kẻ thù và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc trên đường tiến công, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
 
+ Cho niêm yết bảng dán khắp nơi nói rõ mục đích tiến công tự vệ của mình.
+ Nhà Lý chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo, phá hết cầu cống, tiêu huỷ,... Sau khi thực hiện xong mục đích của mình, nhà Lý nhanh chóng rút quân về nước.
 
Câu hỏi: Cuộc tấn công tự vệ của nhà Lý vào các châu (châu Ung, châu Khâm và châu Liêm) của Trung Quốc đạt được kết quả gì?
 
- Cuộc tấn công tự vệ của nhà Lý vào các châu (châu Ung, châu Khâm và châu Liêm) buộc nhà Tống phải thay đối kế hoạch và trì hoãn cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Đây là trận tập kích đã đánh một đòn phủ đầu bất ngờ, làm quân Tống hoang mang lâm vào thế bị động, tạo điều kiện cho quân nhà Lý rút về nước chuẩn bị cho cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xảy ra.
 
Câu hỏi: Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
 
- Tiêu diệt lực lượng của nhà Tống, phá huỷ, tiêu hao kho tàng lương thực, súng đạn mà nhà Tống chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
- Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn cuộc xâm lược của nhà Tống.
 
Câu hỏi: Với chủ trương “tiến công trước để tự vệ”, Lý Thường Kiệt đã chọn
những nơi nào để đánh?
 
Với chủ trương “tiến công trước để đánh”, Lý Thường Kiệt đã chọn các căn cứ quân sự, các kho lương thảo và những nơi nhà Tống chuẩn bị cho cuộc tấn công xâm lược nước ta như châu Ung, châu Khâm, châu Liêm gần biên giới phía Bắc nước ta, đặc biệt là thành Ung Châu.
0