08/10/2017, 00:33
Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII 1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông cổ Câu hỏi: Quân Mông cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì? Quân Mông cổ xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đóng, thiết lập ách đô hộ của Mông ...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông cổ
Câu hỏi: Quân Mông cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Quân Mông cổ xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đóng, thiết lập ách đô hộ của Mông cổ đối với Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công về phía nam, thôn tính toàn bộ Trung Quốc.
Câu hỏi: Việc ba lần sứ giả Mông cổ đưa thư sang Đại Việt đe dọa và dụ hàng đều bị bắt giam vào ngục thể hiện thái độ gì của nhà Trần?
Việc ba lần sứ giả Mông cổ đưa thư sang Đại Việt đe dọa và dụ hàng đều bị bắt giam vào ngục thể hiện thái độ kiên quyết chống quân xâm lược Mông cổ của vua tôi nhà Trần để bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc, không chịu khuất phục trước một kẻ thù nào, cho dù kẻ thù đó có mạnh, tàn bạo, hiếu chiến đến đâu.
qu
Câu hỏi: Trước nguy cơ bị xâm lược và trước thế mạnh của Mông Cổ, nhà Trần đã có chủ trương gì?
Trước nguy cơ bị xâm lược và trước thế mạnh của Mông Cổ, nhà Tần đã có thái độ kiên quyết chống giặc. Thái độ đó được thể hiện qua việc ba lần bắt giam sứ giả của Mông Cổ.
Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến với không khí khẩn trương, ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ sẵn sàng chiến đấu.
Câu hỏi: Thế nào là dân binh?
Dân binh là lực lượng vũ trang không chính quy ở địa phương, không thoát li sản xuất, do một cá nhân hay một số người tập hợp lại. Lực lượng này tham gia khởi nghĩa ở địa phương hoặc các cuộc chiến tranh chống xâm lược.
Câu hỏi: Vì sao quân Mông cổ tuy mạnh mà vẫn bị quân ta đánh hại?
- Quân Mông Cổ tuy mạnh nhưng quân ta có ý chí kiên quyết, đoàn kết.
- Quân ta thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống”, biết tận dụng thời cơ ta mở cuộc phản công. Nên cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi.
Câu hỏi: Nêu sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258).
Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của vua ôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258) đó là việc thực hiện chủ trương: tránh thế giặc mạnh khi chúng kéo đến xâm lược, cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không, nhà trống”, sơ tán nhân dân khỏi kinh thành để dồn quân giặc vào thế bị động, thiếu lương thảo nuôi quân, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt quân xâm lược.
Câu hỏi: Hãy nêu các sự kiện lịch sử gắn với các địa danh trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ sau đây: Sông Thao; Bình Lệ Nguyên; Thiên Mạc; Thăng Long; Đông Bộ Đầu; Quy Hoá.
- Sông Thao: Tháng 01/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. Quân giặc theo dòng sông Thao xuống Bạch Hạc. Khi quân giặc đến Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn đánh.
- Do thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng. Triều đình tạm thời rời Thăng Long, xuôi về Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
- Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”.
- Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
- 29/01/1258 quân Mông Cổ thua trận, phải rời Thăng Long đến vùng Quy Hoả bị quân của Hà Bổng chặn đánh, quân giặc hốt hoảng tháo chạy về nước.
Câu hỏi: Quân Mông cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Quân Mông cổ xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đóng, thiết lập ách đô hộ của Mông cổ đối với Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công về phía nam, thôn tính toàn bộ Trung Quốc.
Câu hỏi: Việc ba lần sứ giả Mông cổ đưa thư sang Đại Việt đe dọa và dụ hàng đều bị bắt giam vào ngục thể hiện thái độ gì của nhà Trần?
Việc ba lần sứ giả Mông cổ đưa thư sang Đại Việt đe dọa và dụ hàng đều bị bắt giam vào ngục thể hiện thái độ kiên quyết chống quân xâm lược Mông cổ của vua tôi nhà Trần để bảo vệ chủ quyền, độc lập của dân tộc, không chịu khuất phục trước một kẻ thù nào, cho dù kẻ thù đó có mạnh, tàn bạo, hiếu chiến đến đâu.
qu
Câu hỏi: Trước nguy cơ bị xâm lược và trước thế mạnh của Mông Cổ, nhà Trần đã có chủ trương gì?
Trước nguy cơ bị xâm lược và trước thế mạnh của Mông Cổ, nhà Tần đã có thái độ kiên quyết chống giặc. Thái độ đó được thể hiện qua việc ba lần bắt giam sứ giả của Mông Cổ.
Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến với không khí khẩn trương, ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ sẵn sàng chiến đấu.
Câu hỏi: Thế nào là dân binh?
Dân binh là lực lượng vũ trang không chính quy ở địa phương, không thoát li sản xuất, do một cá nhân hay một số người tập hợp lại. Lực lượng này tham gia khởi nghĩa ở địa phương hoặc các cuộc chiến tranh chống xâm lược.
Câu hỏi: Vì sao quân Mông cổ tuy mạnh mà vẫn bị quân ta đánh hại?
- Quân Mông Cổ tuy mạnh nhưng quân ta có ý chí kiên quyết, đoàn kết.
- Quân ta thực hiện chiến lược “vườn không nhà trống”, biết tận dụng thời cơ ta mở cuộc phản công. Nên cuộc kháng chiến nhanh chóng giành thắng lợi.
Câu hỏi: Nêu sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của nhà Trần, trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258).
Sự đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đánh giặc của vua ôi nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258) đó là việc thực hiện chủ trương: tránh thế giặc mạnh khi chúng kéo đến xâm lược, cho quân rút lui để bảo toàn lực lượng, thực hiện “vườn không, nhà trống”, sơ tán nhân dân khỏi kinh thành để dồn quân giặc vào thế bị động, thiếu lương thảo nuôi quân, tạo thời cơ để quân dân nhà Trần phản công tiêu diệt quân xâm lược.
Câu hỏi: Hãy nêu các sự kiện lịch sử gắn với các địa danh trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ sau đây: Sông Thao; Bình Lệ Nguyên; Thiên Mạc; Thăng Long; Đông Bộ Đầu; Quy Hoá.
- Sông Thao: Tháng 01/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta. Quân giặc theo dòng sông Thao xuống Bạch Hạc. Khi quân giặc đến Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn đánh.
- Do thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng. Triều đình tạm thời rời Thăng Long, xuôi về Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).
- Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương “vườn không, nhà trống”.
- Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
- 29/01/1258 quân Mông Cổ thua trận, phải rời Thăng Long đến vùng Quy Hoả bị quân của Hà Bổng chặn đánh, quân giặc hốt hoảng tháo chạy về nước.