08/10/2017, 00:33
Sự phát triển kinh tế và văn hoá nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê. Sự phát triển kinh tế và văn hoá. 1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ Câu hỏi: Thời Đinh - Tiền Lê ruộng đất trong nước là của ai? Được chia cho dân như thế nào? Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong ...
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 7, bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê. Sự phát triển kinh tế và văn hoá.
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
Câu hỏi: Thời Đinh - Tiền Lê ruộng đất trong nước là của ai? Được chia cho dân như thế nào?
Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng theo tập tục, chia ruộng cho nhau để cày cấy.
Câu hỏi: Vua Lê đã có những chính sách gì để khuyến khích sản xuất nông nghiệp?
- Vua Lê, vào mùa xuân thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự cày mấy đưởng để khuyến khích nông dân.
- Phát triển khai hoang, mở mang diện tích trồng trọt, đào vét kênh ngòi để tưới tiêu cho đồng ruộng.
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là lễ cày tịch điền?
Lễ cày tịch điền được tổ chức vào mùa xuân, nhà vua cày (tượng trưng) để biểu thị sự quan tâm, khích lệ của nhà vua dối với sự phát triển nông nghiệp.
Câu hỏi: Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiên Lê.
Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê ngày càng ổn định và bước đầu phát triển:
- Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục.
- Nghề trồng dâu nuôi tằm được khuyến khích.
Có được sự ổn định và phát triển đó là do chính sách khuyến khích trong nông nghiệp của nhà vua: chú trọng công tác thuỷ lợi, có biện pháp khuyến nông,...
Câu hỏi: Tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê như thế nào ?
- Các xưởng thủ công của nhà nước được thành lập, tập trung ở kinh đô Hoa Lư, tập trung những người thợ khéo tay trong nước chuyên rèn, đúc vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền, may quần áo, mũ, giày cho vua, quan và binh sĩ.
- Trong nước, nhân dân vẫn tiếp tục các nghề thủ công truyền thống như đúc, rèn sắt, làm giấy, dệt vải lụa, làm đồ gốm, đồ mộc,...
-> Nền thủ công nghiệp nước ta phát triển mạnh.
Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngành thương nghiệp thời Đinh - Tiền Lê?
- Thủ công nghiệp trong nước phát triển, sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
- Thời Tiền Lê, do đào thêm sông, đắp thêm đường, thống nhất tiền tệ,... nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển, đặc biệt là vùng biên giới Việt - Tống.
Câu hỏi: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển?
Nhà nước có những cơ sở để khuyến khích cho nền kinh tế phát triển:
+ Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày tịch điền, vua tự mình cày mấy đường để khuyến khích nông dân sản xuất, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
+ Thủ công nghiệp phát triển: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển.
-> Sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
+ Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường sá, thống nhất tiền tệ,...
2. Đời sống xã hội và văn hoá
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ xã hội thời Tiền Lê.
Câu hỏi: Tại sao nhà sư lại thuộc bộ máy thống trị và thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư lại được trọng dụng?
Thời Đinh - Tiền Lê, nhà sư lại thuộc bộ máy thống trị và được trọng dụng. Bởi vì: Lúc này, đạo Phật có điều kiện được truyền bá rộng rãi hơn trước. Giáo dục chưa phát triển nên số người được đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất quý trọng và trọng dụng.
Câu hỏi: Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?
+ Sự xuất hiện các tầng lớp nhà sư trong bộ máy thống trị, chứng tỏ Phật giáo được truyền bá rộng rãi, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao.
+ Vùng nào cũng có lò luyện võ, trai gái đều chuộng võ, ca hát, nhảy múa phát triển, các lễ hội được tiếp tục phát huy. Đây là bước tiến quan trọng trong đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt.
Câu hỏi: Tóm tắt sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá dưới thời Đinh - Tiền Lê.
1) Kinh tế
- Nông nghiệp: Ruộng đất thuộc quyền sở hữu làng, xã. Nhà vua có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Các nghề chăn nuôi, trồng trọt được chú trọng.
- Thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển với nhiều nghề phong phú: đúc tiền, đúc vũ khí, dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm.
- Thương nghiệp: Từ năm 976, thuyền buôn các nước ngoài vào nước ta, dâng nhiều sản vật quý lạ cho vua Đinh.
2) Xã hội
- Nông dân có ruộng đất cày cấy gắn bó với làng, xã, với vua. Đời sống nhân dân ổn dịnh.
3) Văn hoá
- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
- Chùa chiền được xây dựng.
- Nhiều loại hình văn hoá dân gian tồn tại rất phong phú như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đấu vật.
Câu hỏi: Thời Đinh - Tiền Lê ruộng đất trong nước là của ai? Được chia cho dân như thế nào?
Thời Đinh - Tiền Lê, ruộng đất trong nước nói chung thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân trong làng theo tập tục, chia ruộng cho nhau để cày cấy.
Câu hỏi: Vua Lê đã có những chính sách gì để khuyến khích sản xuất nông nghiệp?
- Vua Lê, vào mùa xuân thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền và tự cày mấy đưởng để khuyến khích nông dân.
- Phát triển khai hoang, mở mang diện tích trồng trọt, đào vét kênh ngòi để tưới tiêu cho đồng ruộng.
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là lễ cày tịch điền?
Lễ cày tịch điền được tổ chức vào mùa xuân, nhà vua cày (tượng trưng) để biểu thị sự quan tâm, khích lệ của nhà vua dối với sự phát triển nông nghiệp.
Câu hỏi: Em hãy điểm qua tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiên Lê.
Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê ngày càng ổn định và bước đầu phát triển:
- Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục.
- Nghề trồng dâu nuôi tằm được khuyến khích.
Có được sự ổn định và phát triển đó là do chính sách khuyến khích trong nông nghiệp của nhà vua: chú trọng công tác thuỷ lợi, có biện pháp khuyến nông,...
Câu hỏi: Tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê như thế nào ?
- Các xưởng thủ công của nhà nước được thành lập, tập trung ở kinh đô Hoa Lư, tập trung những người thợ khéo tay trong nước chuyên rèn, đúc vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền, may quần áo, mũ, giày cho vua, quan và binh sĩ.
- Trong nước, nhân dân vẫn tiếp tục các nghề thủ công truyền thống như đúc, rèn sắt, làm giấy, dệt vải lụa, làm đồ gốm, đồ mộc,...
-> Nền thủ công nghiệp nước ta phát triển mạnh.
Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của ngành thương nghiệp thời Đinh - Tiền Lê?
- Thủ công nghiệp trong nước phát triển, sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
- Thời Tiền Lê, do đào thêm sông, đắp thêm đường, thống nhất tiền tệ,... nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển, đặc biệt là vùng biên giới Việt - Tống.
Câu hỏi: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển?
Nhà nước có những cơ sở để khuyến khích cho nền kinh tế phát triển:
+ Trong nông nghiệp: tổ chức lễ cày tịch điền, vua tự mình cày mấy đường để khuyến khích nông dân sản xuất, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
+ Thủ công nghiệp phát triển: mở một số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ giỏi trong nước về. Khuyến khích các nghề thủ công cổ truyền phát triển.
-> Sản phẩm không những tăng về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng.
+ Thương nghiệp: tạo điều kiện cho thuyền buôn các nước vào nước ta trao đổi buôn bán, đặc biệt là biên giới Việt - Tống, mở mang đường sá, thống nhất tiền tệ,...
2. Đời sống xã hội và văn hoá
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ xã hội thời Tiền Lê.
Câu hỏi: Tại sao nhà sư lại thuộc bộ máy thống trị và thời Đinh - Tiền Lê, các nhà sư lại được trọng dụng?
Thời Đinh - Tiền Lê, nhà sư lại thuộc bộ máy thống trị và được trọng dụng. Bởi vì: Lúc này, đạo Phật có điều kiện được truyền bá rộng rãi hơn trước. Giáo dục chưa phát triển nên số người được đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất quý trọng và trọng dụng.
Câu hỏi: Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?
+ Sự xuất hiện các tầng lớp nhà sư trong bộ máy thống trị, chứng tỏ Phật giáo được truyền bá rộng rãi, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao.
+ Vùng nào cũng có lò luyện võ, trai gái đều chuộng võ, ca hát, nhảy múa phát triển, các lễ hội được tiếp tục phát huy. Đây là bước tiến quan trọng trong đời sống xã hội và văn hoá Đại Cồ Việt.
Câu hỏi: Tóm tắt sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá dưới thời Đinh - Tiền Lê.
1) Kinh tế
- Nông nghiệp: Ruộng đất thuộc quyền sở hữu làng, xã. Nhà vua có chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Các nghề chăn nuôi, trồng trọt được chú trọng.
- Thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển với nhiều nghề phong phú: đúc tiền, đúc vũ khí, dệt lụa, kéo tơ, làm giấy, làm đồ gốm.
- Thương nghiệp: Từ năm 976, thuyền buôn các nước ngoài vào nước ta, dâng nhiều sản vật quý lạ cho vua Đinh.
2) Xã hội
- Nông dân có ruộng đất cày cấy gắn bó với làng, xã, với vua. Đời sống nhân dân ổn dịnh.
3) Văn hoá
- Nho học vào nước ta nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
- Chùa chiền được xây dựng.
- Nhiều loại hình văn hoá dân gian tồn tại rất phong phú như ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đấu vật.