08/10/2017, 00:33
Bớc-na-sô cho rằng: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”. Ý kiến của anh (chị) về nhận định trên
Vũ trụ là khoảng không gian bao la, rộng lớn mà tâm hồn mọi con người luôn thỏa sức vẫy vùng, đặt chân đến để chiêm ngưỡng. Dù những kì quan của vũ trụ có nhiều, có đẹp đẽ, vĩ đại, hấp dẫn con người đến mấy, dù có đi đến tận cùng trái đất thì người con vẫn tìm về bên mẹ. Bởi mẹ là kì quan tuyệt ...
Vũ trụ là khoảng không gian bao la, rộng lớn mà tâm hồn mọi con người luôn thỏa sức vẫy vùng, đặt chân đến để chiêm ngưỡng. Dù những kì quan của vũ trụ có nhiều, có đẹp đẽ, vĩ đại, hấp dẫn con người đến mấy, dù có đi đến tận cùng trái đất thì người con vẫn tìm về bên mẹ. Bởi mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất. Và không biết tự khi nào, Bớc-na-sô cho rằng: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao biến đổi của thời gian, có những công trình kiến trúc xưa bị phá hủy, nhưng cũng có những công trình tồn tại mãi mãi với thời gian, trường tồn cùng thời gian khiến ta phải choáng ngợp đến kinh ngạc. Vì sao chứ? Bởi đó là những “kì quan”. Vậy ta phải hiểu “kì quan” nghĩa là gì? “Kì quan” là cảnh quan kì lạ, đặt trong môi quan hệ rộng lớn ta có thể hiểu đây là những gì khiến con người thấy lạ, thấy độc đáo, khác thường. Kim tự tháp (Ai Cập) được xem là một kì quan trong thế giới cổ đại, chứng tỏ sức mạnh của lao động và trí tuệ con người. Nó mang nhiều nét độc đáo, mới lạ mà cả loài người từ xưa tới nay phải ngưỡng mộ. Đó là những hình khối hùng vĩ, nghệ thuật chạm trổ tỉ mỉ chưa từng thấy trên đời. Kì quan của thế giới không chỉ dừng lại ở đây mà nó còn khiến người đời phải choáng ngợp khi đến với những kì quan khác trong tổng thể văn hóa nhân loại. Có thể kể đến Vạn lí trường thành (Trung Quốc), Vườn treo Ba-bi-lon (Iraq). Đây là những công trình đồ sộ và vĩ đại, nó không những chứng tỏ sức mạnh của con người thời cổ đại mà còn làm nên một nền văn hóa muôn đời. Nhưng theo Bớc-na-sô thì “trái tim người mẹ” vẫn là một kì quan tuyệt phẩm nhất. Ta phải hiểu điều này như thế nào?
“Tuyệt phẩm” là phẩm chất đẹp nhất, tuyệt vời nhất không còn gì đẹp hơn. Tuyệt vời hơn một vẻ đẹp tuyệt đối. Câu nói của Bớc-na-sô chắc hẳn đã làm cho mọi người phải lần giở lại những trải nghiệm của mình, những tình cảm mà người mẹ vĩ đại của mình dành cho. Trái tim mẹ là biểu tượng đẹp đẽ của lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả. Nếu những kì quan thế giới cổ đại làm cho ta choáng ngợp, kinh ngạc bởi hình khối, nghệ thuật chạm trổ, … sáng tạo độc đáo của con người thì trái tim người mẹ luôn để lại cho con những ấn tượng sâu nặng về một tâm hồn cao cả. Không chỉ vậy, đó còn là sự ngưỡng mộ, trân trọng một con người sao có trái tim cao cả đến vậy. Nếu kì quan của thế giới là sản phẩm vật chất có thể bị tàn lụi, bị hủy hoại bởi thăng trầm của thời gian thì “trái tim người mẹ” luôn sống mãi trong tâm tưởng mỗi con người.
Trước hết, lí do mà “trái tim người mẹ” là “kì quan tuyệt phẩm nhất” bởi ở đó tình yêu thương hiện lên đậm đặc nhất. Đúng vậy, đứa con là máu thịt của người mẹ. Mẹ đã phải mang nặng hơn chín tháng, rồi phải dứt ruột mới có được một tiểu thiên thần bé nhỏ, non nớt ấy sao? Đối với mẹ, con là tất cả. Trong tim mẹ, tình cảm thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, vì vậy có người mẹ nào mà không yêu con một tình yêu thương bao la vô bờ bến. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành, tinh khiết, được chắt lọc tự trong trái tim, ru con bằng những lời ru thiết tha, ngọt ngào mà trìu mến. Con lớn lên, được hoàn thiện cả về thể chất và tâm hồn là nhờ có tình thương bao la, sự đùm bọc, che chở, vỗ về của mẹ dành cho. Tình yêu mẹ dành cho “hòn máu cắt đôi” này thật tự nhiên mà cao cả vô cùng, theo suốt con cả cuộc đời. Con hiểu được niềm hạnh phúc, vui sướng, đau khổ xen lẫn, chen chúc, xô đẩy trên nét mặt mẹ. Ánh mắt mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con, đó là ánh mắt hi vọng, tin tưởng một điều gì đó ở đứa con khờ dại. Mẹ hi vọng khi con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên, khi con lớn hơn một chút mẹ mong con tự đứng dậy sau khi ngã, còn rất nhiều, nhiều nữa những mong mỏi của mẹ. Tất cả đều xuất phát trong tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.
Trái tim người mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất, ở đó con thấy được đức hi sinh cao cả. Mẹ luôn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con mà bản thân mình lại luôn phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Mẹ đâu quản khó nhọc của nắng mưa, gió bão, những khắc nghiệt của cuộc đời, người mẹ ấy vẫn lặn lội cho cuộc sống mưu sinh… Hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông” trong ca dao là biểu tượng cho những vất vả, khó nhọc của người mẹ. Trái tim mẹ có thể có nhiều vết thương vì những cực nhọc về thân thể, những lo âu, suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về tâm hồn… Nhưng chỉ cần một nụ cười rạng rỡ trên đôi môi con là đủ xóa tan mọi buồn phiền, những nếp nhăn, những vết chân chim in hằn trên khuôn mặt rám sạm của mẹ…; và cũng chính niềm hạnh phúc bé nhỏ ấy đủ để vá lại những vết thương bao ngày qua. Niềm hạnh phúc ấy tiếp thêm sức mạnh cho cha mẹ làm việc hăng say hơn, yêu đời hơn.
Trái tim người mẹ quả là cao cả. Trái tim ấy luôn cho và nhận nhưng con thấy mẹ cho nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Có lẽ bà mẹ nào cũng vậy, họ chỉ biết hi sinh cho gia đình, cho hạnh phúc của con cái.
Ý kiến của Bớc-na-sô thật đúng: dù những công trình cổ đại có hoành tráng vĩ đại đến mấy nhưng vẫn không thể bằng được trái tim của người mẹ thương con, hi sinh vì con. Nó sẽ mãi đúng và phù hợp với mọi thời đại vì sứ mạng của người mẹ là vì con, yêu thương và che chở cho con. Câu nói phản ánh một tư tưởng nhân sinh tích cực làm cơ sở cho mọi hành động, suy nghĩ của con người, hướng con người đến sự cao cả, cao thượng của nhân cách và tâm hồn.
Chắc chắn rằng cũng sẽ có những trái tim không phải là kì quan tuyệt phẩm Bởi trong xã hội ngày nay có không ít những trường hợp mẹ bỏ con để chạy theo cuộc tình khác, khiến con cái bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Hay có những người mẹ chỉ biết lao vào làm kinh tế mà bỏ bê con cái; và trong những trường hợp đó người mẹ đã quên đi chức năng và nghĩa vụ đối với con cái của mình…
Câu nói của Bớc-na-sô vừa muốn đề cao, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người mẹ vừa muốn thức tỉnh những trái tim người mẹ chưa tìm thấy chuẩn mực về cái đẹp, cái cao thượng trong tâm hồn.
Một trái tim có thể trở thành một kì quan tuyệt phẩm hay không là nhờ tình cảm có đạt đến độ “tuyệt phẩm” hay không. Tình cảm mẹ dành cho con tình mẫu tử mãi là tình cảm đẹp nhất của con người, vậy nên nó mãi là kì quan tuyệt phẩm nhất.
“Tuyệt phẩm” là phẩm chất đẹp nhất, tuyệt vời nhất không còn gì đẹp hơn. Tuyệt vời hơn một vẻ đẹp tuyệt đối. Câu nói của Bớc-na-sô chắc hẳn đã làm cho mọi người phải lần giở lại những trải nghiệm của mình, những tình cảm mà người mẹ vĩ đại của mình dành cho. Trái tim mẹ là biểu tượng đẹp đẽ của lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả. Nếu những kì quan thế giới cổ đại làm cho ta choáng ngợp, kinh ngạc bởi hình khối, nghệ thuật chạm trổ, … sáng tạo độc đáo của con người thì trái tim người mẹ luôn để lại cho con những ấn tượng sâu nặng về một tâm hồn cao cả. Không chỉ vậy, đó còn là sự ngưỡng mộ, trân trọng một con người sao có trái tim cao cả đến vậy. Nếu kì quan của thế giới là sản phẩm vật chất có thể bị tàn lụi, bị hủy hoại bởi thăng trầm của thời gian thì “trái tim người mẹ” luôn sống mãi trong tâm tưởng mỗi con người.
Trước hết, lí do mà “trái tim người mẹ” là “kì quan tuyệt phẩm nhất” bởi ở đó tình yêu thương hiện lên đậm đặc nhất. Đúng vậy, đứa con là máu thịt của người mẹ. Mẹ đã phải mang nặng hơn chín tháng, rồi phải dứt ruột mới có được một tiểu thiên thần bé nhỏ, non nớt ấy sao? Đối với mẹ, con là tất cả. Trong tim mẹ, tình cảm thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, vì vậy có người mẹ nào mà không yêu con một tình yêu thương bao la vô bờ bến. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành, tinh khiết, được chắt lọc tự trong trái tim, ru con bằng những lời ru thiết tha, ngọt ngào mà trìu mến. Con lớn lên, được hoàn thiện cả về thể chất và tâm hồn là nhờ có tình thương bao la, sự đùm bọc, che chở, vỗ về của mẹ dành cho. Tình yêu mẹ dành cho “hòn máu cắt đôi” này thật tự nhiên mà cao cả vô cùng, theo suốt con cả cuộc đời. Con hiểu được niềm hạnh phúc, vui sướng, đau khổ xen lẫn, chen chúc, xô đẩy trên nét mặt mẹ. Ánh mắt mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con, đó là ánh mắt hi vọng, tin tưởng một điều gì đó ở đứa con khờ dại. Mẹ hi vọng khi con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên, khi con lớn hơn một chút mẹ mong con tự đứng dậy sau khi ngã, còn rất nhiều, nhiều nữa những mong mỏi của mẹ. Tất cả đều xuất phát trong tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.
Trái tim người mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất, ở đó con thấy được đức hi sinh cao cả. Mẹ luôn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con mà bản thân mình lại luôn phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Mẹ đâu quản khó nhọc của nắng mưa, gió bão, những khắc nghiệt của cuộc đời, người mẹ ấy vẫn lặn lội cho cuộc sống mưu sinh… Hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông” trong ca dao là biểu tượng cho những vất vả, khó nhọc của người mẹ. Trái tim mẹ có thể có nhiều vết thương vì những cực nhọc về thân thể, những lo âu, suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về tâm hồn… Nhưng chỉ cần một nụ cười rạng rỡ trên đôi môi con là đủ xóa tan mọi buồn phiền, những nếp nhăn, những vết chân chim in hằn trên khuôn mặt rám sạm của mẹ…; và cũng chính niềm hạnh phúc bé nhỏ ấy đủ để vá lại những vết thương bao ngày qua. Niềm hạnh phúc ấy tiếp thêm sức mạnh cho cha mẹ làm việc hăng say hơn, yêu đời hơn.
Trái tim người mẹ quả là cao cả. Trái tim ấy luôn cho và nhận nhưng con thấy mẹ cho nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Có lẽ bà mẹ nào cũng vậy, họ chỉ biết hi sinh cho gia đình, cho hạnh phúc của con cái.
Ý kiến của Bớc-na-sô thật đúng: dù những công trình cổ đại có hoành tráng vĩ đại đến mấy nhưng vẫn không thể bằng được trái tim của người mẹ thương con, hi sinh vì con. Nó sẽ mãi đúng và phù hợp với mọi thời đại vì sứ mạng của người mẹ là vì con, yêu thương và che chở cho con. Câu nói phản ánh một tư tưởng nhân sinh tích cực làm cơ sở cho mọi hành động, suy nghĩ của con người, hướng con người đến sự cao cả, cao thượng của nhân cách và tâm hồn.
Chắc chắn rằng cũng sẽ có những trái tim không phải là kì quan tuyệt phẩm Bởi trong xã hội ngày nay có không ít những trường hợp mẹ bỏ con để chạy theo cuộc tình khác, khiến con cái bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Hay có những người mẹ chỉ biết lao vào làm kinh tế mà bỏ bê con cái; và trong những trường hợp đó người mẹ đã quên đi chức năng và nghĩa vụ đối với con cái của mình…
Câu nói của Bớc-na-sô vừa muốn đề cao, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người mẹ vừa muốn thức tỉnh những trái tim người mẹ chưa tìm thấy chuẩn mực về cái đẹp, cái cao thượng trong tâm hồn.
Một trái tim có thể trở thành một kì quan tuyệt phẩm hay không là nhờ tình cảm có đạt đến độ “tuyệt phẩm” hay không. Tình cảm mẹ dành cho con tình mẫu tử mãi là tình cảm đẹp nhất của con người, vậy nên nó mãi là kì quan tuyệt phẩm nhất.